I. Thông tin cơ bản của Xút lỏng 45
Nhận dạng: Hóa Chất NaOH 45
Công thức phân tử: NaOH
Khối lượng riêng phân tử: 40
Màu sắc: Dung dịch trong suốt
Trạng thái: Dạng lỏng
Nồng độ: (45% ± 1%)
Tỷ trọng: 45% 1 lít = 1,478 Kg
Bao bì đóng gói : Bồn composite từ 10.000 Kg đến 30.000 Kg, can nhựa 30 Kg, phuy nhựa 250 Kg, phuy sắt 300 Kg.
II. Ứng dụng của Xút lỏng 45
– Sử dụng làm nguyên liệu chủ yếu trong các ngành công nghiệp: sản xuất giấy, bột giặt, dệt nhuộm, trong thực phẩm (dầu ăn, sản xuất đường, tinh bột, bột ngọt), xử lý nước, xi mạ, chitin, nhà máy điện, thuộc da và sản xuất sillicat.
III. Chỉ tiêu kỹ thuật
Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Tiêu chuẩn FCC V | Phương pháp thử |
– Nhận dạng | Dương tính với Natri | FCC V | |
– Hàm lượng NaOH | % | 32,0 ± 1 và 45,0 ± 1 | FCC V |
– Arsen | mg/kg | Không lớn hơn 3
(tính dựa trên hàm lượng NaOH) |
FCC V |
– Carbonate (qui raNa2CO3) | % | Không lớn hơn 3
(tính dựa trên hàm lượng NaOH) |
FCC V |
– Chì | mg/kg | Không lớn hơn 2
(tính dựa trên hàm lượng NaOH) |
FCC V |
– Thủy ngân | mg/kg | Không lớn hơn 0.1
(tính dựa trên hàm lượng NaOH) |
FCC V |
IV. PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT Xút lỏng 45
1. NHẬN DẠNG ĐẶC TÍNH NGUY HIỂM CỦA HÓA CHẤT
a) Mức xếp loại nguy hiểm (theo số liệu hợp lệ có sẵn của các quốc gia, tổ chức thử nghiệm. Ví dụ: EU, Mỹ, OSHA…):
Hóa chất ăn mòn kim loại loại 1.
b) Cảnh báo nguy hiểm
Là chất ăn mòn, nguy hiểm, độc hại. Có thể gây chết người nếu nuốt phải, gây bỏng nếu tiếp xúc, khi hít
phải gây hại cho cơ thể.
c) Hướng dẫn bảo quản
Bảo quản tại nơi khô ráo, thông thoáng. Không để lẫn với các chất dễ cháy nổ.
d) Hướng dẫn sử dụng
Sử dụng trong ngành công nghiệp và chế biến thực phẩm
2. BIỆN PHÁP SƠ CỨU VỀ Y TẾ
a) Các biện pháp tương ứng với các đường phơi nhiễm:
– Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt (bị văng, dây vào mắt): Mở to mí mắt và rửa mắt nhẹ nhàng với thật nhiều nước, ít nhất 10 phút. Đưa ngay bác sĩ chuyên khoa mắt.
– Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da): Rửa thật sạch với nhiều nước. Dùng polyethylene glycol 400 xoa nhẹ vào vết thương. Ngay lập tức thay áo quần bị nhiễm bẩn.
– Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp (hít thở phải hóa chất nguy hiểm dạng hơi, khí): Thở bằng không khí sạch. Đưa đến bác sĩ.
– Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa (ăn, uống nuốt nhầm hóa chất): Cho nạn nhân uống thật nhiều nước (nếu cần có thể uống tới vài lít nước) tránh để nạn nhân nôn mửa (có thể dẫn đến thủng dạ dày). Đưa đến bác sĩ. Yêu cầu bác sĩ thông rửa dạ dày.
b) Các triệu chứng/tác hại nghiêm trọng tức thời và ảnh hưởng sau này:
– Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt (bị văng, dây vào mắt): Gây bỏng mắt, nặng có thể dẫn đến rủi ro bị mù.
– Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da): Gây bỏng.
– Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa (ăn, uống nuốt nhầm hóa chất): Gây kích thích màng nhầy trong miệng, họng, thực quản và dạ dày ruột. Nguy hiểm làm xuyên thủng dạ dày, thực quản.
3. BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI CÓ HỎA HOẠN
a) Các phương tiện chữa cháy thích hợp:
Sử dụng bất kỳ phương tiện chữa cháy nào.
b) Các chất độc được sinh ra khi bị cháy:
Khi cháy có thể tạo ra các hơi/khí độc hại. Khí Hydro có thể tạo thành khi tiếp xúc với các kim loại nhẹ (gây nguy hiểm cháy nổ).
c) Phương tiện, trang phục bảo hộ và cảnh báo cần thiết khi chữa cháy:
Các phương tiện dập tắt lửa thích hợp bố trí ở những nơi lân cận chứa hoá chất. Không được ở lại khu vực
nguy hiểm mà không được trang bị quần áo bảo hộ hóa chất phù hợp, và bộ dụng cụ bình thở oxy
4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ KHI CÓ SỰ CỐ
a) Trang thiết bị bảo hộ và quy trình ứng phó sự cố:
Tuân theo tất cả các quy định tương ứng của địa phương và quốc tế. Tránh tiếp xúc với các vật liệu bị tràn đổ hay thất thoát. Cách ly khu vực nguy hiểm và không cho những người không có nhiệm vụ hay không được bảo vệ vào khu vực này. Đứng ở đầu gió và tránh những khu vực thấp. Ngăn chặn sự rò rỉ nếu có thể và không gây nguy hiểm. Loại bỏ tất cả các nguồn gây cháy nổ trong khu vực xung quanh. Sử dụng các vật liệu có khả năng hấp thụ (hấp thụ sản phẩm hay mức nước chữa cháy) để tránh làm nhiễm môi trường. Ngăn chặn sự lan rộng hay đi vào cống, rãnh hay sông bằng cách sử dụng cát, đất hay các vật chắn phù hợp khác. Cố gắng phân tán hơi hay hướng dòng của nó vào một vị trí an toàn. Phải thông báo cho chính quyền địa phương nếu không khống chế được lượng sản phẩm bị đổ tràn ra.
b) Các cảnh báo về môi trường:
Chất rò rỉ có thể gây ô nhiễm. Cần phải có biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn việc đưa vào cống rãnh.
c) Biện pháp, vật liệu vệ sinh sau khi xảy ra sự cố:
Những chất còn lại do tràn đổ/rò rỉ thì dùng acid pha loãng để trung hòa. Thẩm thấu chất ăn mòn còn lại bằng đất, cát/chất trơ khác sau đó thu gom lại để trong thùng chứa thích hợpđể đem đi xử lý. Đồng thời, trang bị hệ thống thông gió để khống chế sự bay hơi và phân tán của hóa chất trong khu vực làm việc.
5. YÊU CẦU VỀ CẤT GIỮ
– Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất nguy hiểm (thông gió, chỉ dùng trong hệ thống kín, sử dụng thiết bị điện phòng nổ, vận chuyển nội bộ…):
Phải có trang bị bảo vệ cá nhân thích hợp và đầy đủ.
– Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản (nhiệt độ, cách sắp xếp, các hạn chế về nguồn gây cháy, nổ, các chất cần tránh bảo quản chung…):
+ Đậy kín nắp. Đặt tại nơi khô ráo, thông thoáng. Tồn trữ ở nhiệt độ phòng.
+ Yêu cầu đối với kho bảo quản và bình chứa: Bình chứa không làm bằng các vật liệu nhôm, thiếc hoặc kẽm.
+ Không để các chất hữu cơ (rơm, vỏ bào, mùn cưa, giấy), chất oxi hoá, chất dễ cháy, nổ trong cùng một kho với hoá chất.
6. KIỂM SOÁT PHƠI NHIỄM/YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ BẢO VỆ CÁ NHÂN
a) Các thông số kiểm soát (ví dụ: ngưỡng giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp, ngưỡng giới hạn các chỉ số sinh học):
Không có thông tin.
b) Các biện pháp kiểm soát thiết bị phù hợp:
Thiết bị bảo hộ nên chọn phù hợp với nơi làm việc, phụ thuộc vào nồng độ và hàm lượng các chất độc thao
tác. Độ bền với hóa chất của thiết bị bảo hộ phải được xác định với người cung cấp.
c) Biện pháp và thiết bị bảo hộ cá nhân:
– Các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc:
Bảo vệ mắt: Dùng kính bảo hộ.
Bảo vệ thân thể: Quần áo bảo hộ thích hợp.
Bảo vệ tay: Găng tay chống hóa chất.
Bảo vệ chân: Giày hoặc ủng chống hóa chất.
– Thay quần áo bị nhiễm hoá chất ngay lập tức. Sử dụng kem bảo vệ da. Rửa tay và mặt sau khi làm việc với hoá chất.
7. MỨC ỔN ĐỊNH VÀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA HÓA CHẤT
a) Khả năng phản ứng:
Phản ứng với các vật liệu không tương thích.
b) Tính ổn định (độ bền nhiệt, độ nhạy với tác nhân ma sát, va đập…):
Ổn định ở điều kiện sử dụng và bảo quản bình thường.
c) Các phản ứng nguy hiểm (ăn mòn, cháy nổ…):
Cần tránh các kim loại, kim loại nhẹ vì có thể tạo thành khí hydro (gây nguy hiểm cháy nổ); Các hợp chất NH4+ vì có thể tạo thành NH3; Các Acid.
d) Các điều kiện cần tránh (ví dụ: tĩnh điện, rung, lắc…):
Không có thông tin.
e) Vật liệu không tương thích:
Cần tránh các kim loại, kim loại nhẹ, các hợp chất NH4 + , các Acid.
f) Phản ứng phân hủy và các sản phẩm độc của phản ứng phân hủy:
Không có thông tin.
8. THÔNG TIN VỀ ĐỘC TÍNH
– Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt (bị văng, dây vào mắt): Gây bỏng mắt, nặng có thể dẫn đến rủi ro bị mù.
– Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da): Gây bỏng.
– Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa (ăn, uống nuốt nhầm hóa chất): Gây kích thích màng nhầy trong miệng, họng, thực quản và dạ dày ruột. Nguy hiểm làm xuyên thủng dạ dày, thực quản.
– Một số chú ý khác: Sản phẩm cần được sử dụng cẩn thận khi làm việc với các hóa chất.
9. THÔNG TIN VỀ SINH THÁI
a) Độc môi trường (nước và trên cạn):
Loại sinh vật Kết quả
Cá và sinh vật
phù du
Độ độc hại phụ
thuộc vào chỉ số
pH
b) Tính bền vững, khó phân hủy và khả năng phân hủy: : Không có thông tin
c) Khả năng tích lũy sinh học: : Không có thông tin
d) Độ linh động trong đất: : Không có thông tin
đ) Các tác hại khác: : Không có thông tin
10. THÔNG TIN VỀ THẢI BỎ
a) Thông tin quy định tiêu hủy (thông tin về luật pháp):
Sản phẩm:
– Không có một nguyên tắc thống nhất nào cho việc thải bỏ các hóa chất hoặc cặn bã. Các cặn hóa chất thường được tính như là chất thải đặc biệt. Việc loại bỏ gần đây được điều chỉnh lại theo nguyên tắc và luật lệ giữa các thành viên EC.
– Hoá chất hết hạn hoặc mất phẩm chất phải được xử lý, nếu huỷ bỏ phải tuân thủ quy định nhà nước hiện hành.
Bao bì:
Hủy bỏ được sự đồng ý của chính quyền địa phương. Xử lý bao bì bị nhiễm bẩn cũng giống như việc xử lý bản thân hóa chất đó. Nếu các điều luật không có qui định khác biệt, bao bì không nhiễm bẩn có thể xử lý giống như chất thải sinh hoạt hoặc tái sử dụng.
b) Xếp loại nguy hiểm của chất thải: Không có thông tin.
c) Biện pháp tiêu hủy (bao gồm sản phẩm và bao bì nhiễm bẩn): Liên hệ với các cơ quan chức năng để xử lý.
d) Sản phẩm của quá trình tiêu hủy, biện pháp xử lý: Không có thông tin.
11. THÔNG TIN KHI VẬN CHUYỂN
a) Số UN: 1824
b) Loại nhóm hàng nguy hiểm trong vận chuyển: 8
c) Quy cách đóng gói:
Natri hydroxít có thể vận chuyển bằng xitec hoặc thùng kín bằng thép, bằng P.V.C hoặc thùng polyetylen cứng có khung gỗ hay sắt để bảo vệ.
d) Những cảnh báo đặc biệt mà người sử dụng cần lưu ý, cần tuân thủ trong vận chuyển:
– Không vận chuyển hoá chất nguy hiểm với người, gia súc và các hàng hoá khác.
– Trên đường vận chuyển, chủ phương tiện không đỗ dừng phương tiện ở nơi công cộng, đông người.
12. THÔNG TIN VỀ PHÁP LUẬT
Quy định pháp luật phải tuân thủ:
– Luật Hóa Chất số 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
– Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.
– Thông tư 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 Quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật hóa chất số 06/2007/QH12 và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.
– Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của CP quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
– Thông tư số 09/2016/TT-BKHCN ngày 09 tháng 06 năm 2016 của Bộ Khoa học công nghệ qui định Trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất Oxy hóa, các hợp chất oxit hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
– Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.
– Và các văn bản pháp luật hiện hành liên quan khác
Tag: giá at °c the of m is 39 what value kw this temperature moles molecules and grams worksheet calculate molarity a solution containing 5g in 450 ml explain how you would make qual é massa de contida em 1kg solução normality 350 25 titrated with hcl concentration base calcula la molaridad gramos disueltos en disolucion volume milliliters (m/v) contains g dichte density densité se disuelven 520 agua halle el peso partir mol freezing point specific gravity (m) a(n) (m w 00 g/mol) prepare 14 uma 5mol/l 450ml foram adicionados msds sicherheitsdatenblatt viscosity gramach wody rozpuszczono 50g solucao sodium hydroxide NaOH natri hydroxit – Xút vảy – Xút lỏng – Xút hạt – Xút