Vi khuẩn là gì – Tìm hiểu 1 số vi khuẩn tiêu biểu

Vi khuẩn là gì

Vi khuẩn hay vi trùng, là một vi sinh vật nhân sơ đơn bào có kích thước rất nhỏ; một số thuộc loại ký sinh trùng. Vi khuẩn là một nhóm sinh vật đơn bào, không phải thực vật hay động vật, có kích kích thước hiển vi và thường có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân, bộ khung tế bào và các bào quan như ty thể và lục lạp.

Vi khuẩn là nhóm hiện diện đông đảo nhất trong sinh giới. Chúng hiện diện khắp nơi trong đất, nước, chất thải phóng xạ, bên trong những sinh vật khác. Vi khuẩn được cho là sinh vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất, khoảng 4 tỷ năm trước. Hóa thạch lâu đời nhất được biết đến là của các sinh vật giống như vi khuẩn. Một gram đất thường chứa khoảng 40 triệu tế bào vi khuẩn. Một mililit nước ngọt thường chứa khoảng một triệu tế bào vi khuẩn. Trái đất được ước tính chứa ít nhất 5 tỷ vi khuẩn và phần lớn sinh khối của trái đất được cho là tạo thành từ vi khuẩn.

Khi nhắc đến vi khuẩn, người ta nghĩ ngay đến loài vi sinh vật gây hại, tuy nhiên, nhiều loại vi khuẩn được sử dụng phục vụ cho một mục đích hữu ích. Chúng hỗ trợ nhiều dạng sống, cả thực vật và động vật, và chúng được sử dụng trong các quy trình công nghiệp và dược phẩm.

Lợi ích và tác hại của vi khuẩn

Lợi ích

Nhiều vi khuẩn trong cơ thể đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của con người. Vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa giúp con người hấp thu các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như đường phức tạp, được vi khuẩn chuyển hóa thành các dạng mà cơ thể có thể sử dụng. Một số vi khuẩn cũng giúp ngăn ngừa bệnh bằng cách chiếm những nơi mà vi khuẩn gây bệnh muốn gắn vào. Một số vi khuẩn bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật bằng cách tấn công các mầm bệnh.

Số lượng tế bào vi khuẩn nhiều hơn khoảng 10 lần so với tế bào người trong cơ thể chúng ta. Một số vi khuẩn sống cộng sinh, hoặc “thân thiện”, chia sẻ không gian và tài nguyên trong cơ thể con người và không gây hại cho vật chủ, thậm chí mang lại lợi ích sức khỏe.

Theo bài báo năm 2012 của nhà vi trùng học David A. Relman trên tạp chí Nature, số lượng nhiều nhất của các loài vi sinh vật được tìm thấy trong ruột người. Ruột người là một môi trường thoải mái cho vi khuẩn, với nhiều chất dinh dưỡng có sẵn. Theo Tạp chí Gastroenterology của Mỹ, các tác giả đã đề cập rằng vi khuẩn đường ruột và các vi sinh vật khác, chẳng hạn như các chủng E.coli và Streptococcus mang đến nhiều lợi ích cho con người, giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh gây hại và giúp phát triển hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, sự gián đoạn của vi khuẩn đường ruột có liên quan đến một số tình trạng bệnh. Ví dụ, bệnh nhân mắc bệnh Crohn có phản ứng miễn dịch tăng lên chống lại vi khuẩn đường ruột, theo một đánh giá năm 2003 được công bố trên tạp chí The Lancet.

Không chỉ có lợi với sức khỏe con người, vi khuẩn còn có nhiều lợi ích trong những lĩnh vực khác.

Trong công nghệ thực phẩm, vi khuẩn axit lactic, như Lactobacillus và Lactococcus cùng với nấm men và nấm mốc, hoặc nấm, được sử dụng để chế biến các thực phẩm như phô mai, nước tương, natto (đậu nành lên men), giấm, sữa chua và dưa chua. Không chỉ lên men hữu ích để bảo quản thực phẩm, mà một số trong những thực phẩm này có thể mang lại lợi ích sức khỏe.

Một số vi khuẩn có thể phá vỡ các hợp chất hữu cơ. Điều này rất hữu ích cho các hoạt động như xử lý chất thải và làm sạch dầu tràn và chất thải độc hại. Các ngành công nghiệp dược phẩm và hóa chất cũng sử dụng vi khuẩn trong sản xuất một số hóa chất.

Vi khuẩn được sử dụng trong sinh học phân tử, sinh hóa và nghiên cứu di truyền, bởi vì chúng có thể phát triển nhanh chóng và tương đối dễ thao tác. Các nhà khoa học sử dụng vi khuẩn để nghiên cứu cách thức hoạt động của gen và enzyme. Vi khuẩn cũng là nhân tố cần thiết trong bào chế thuốc kháng sinh.

Tác hại

Bên cạnh những lợi ích, vi khuẩn phần lớn là những vi sinh vật gây hại đối với con người, đó là do khả năng gây bệnh và lan truyền bệnh của vi khuẩn. Trên cơ thể người không có bộ phận nào mà vi khuẩn từ chối tấn công. Một số loại vi khuẩn có thể gây bệnh ở người, chẳng hạn như bệnh tả, bạch hầu, kiết lỵ, bệnh dịch hạch, viêm phổi, lao, thương hàn, và nhiều bệnh khác.

Nếu cơ thể con người tiếp xúc với vi khuẩn mà cơ thể không nhận ra là hữu ích, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công chúng. Phản ứng này có thể dẫn đến các triệu chứng sưng và viêm mà chúng ta thấy, ví dụ, trong một vết thương bị nhiễm trùng.

Vi khuẩn tấn công con người nhờ nội và ngoại độc tố của chúng. Để chống lại vi khuẩn, con người đã tạo ra vô số loại thuốc kháng sinh. Đây là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc sử dụng kháng sinh không đúng cách và không cần thiết đã thúc đẩy sự lây lan của một số chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Trong trường hợp này, vi khuẩn truyền nhiễm không còn nhạy cảm với kháng sinh hiệu quả trước đây. Vì lý do này, các nhà khoa học và cơ quan y tế đang kêu gọi các bác sĩ không lạm dụng thuốc kháng sinh trừ khi cần thiết và để mọi người thực hành các cách khác để phòng bệnh, như vệ sinh thực phẩm tốt, rửa tay, tiêm phòng.

Có những loại vi khuẩn nào?

Có nhiều các loại vi khuẩn khác nhau. Một cách phân loại chúng là theo hình dạng: Hình cầu, hình que, hình xoắn, hình dấu phẩy (phẩy khuẩn), hình sợi….

  • Cầu khuẩn là những vi khuẩn có hình cầu, nhưng cũng có thể là hình bầu dục hoặc ngọn nến, cầu khuẩn được gọi là cocci, có đường kính trung bình khoảng 1 μm. Cầu khuẩn được chia thành:
  • Song cầu (Diplococci) là những cầu khuẩn đứng thành từng đôi như phế cầu (Streptococcus pneumoniae), lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae).
  • Liên cầu khuẩn (Streptococci) là những cầu khuẩn đứng thành chuỗi.
  • Tụ cầu (Staphylococci) là những cầu khuẩn đứng thành từng đám như chùm nho như tụ cầu vàng.
  • Trực khuẩn: Là tên chung của tất cả vi khuẩn có hình que, kích thước của chúng thường từ 0,5-1,0-4 μm.
  • Xoắn khuẩn: Là tên gọi của những vi khuẩn có hai vòng xoắn trở lên, kích thước thay đổi 0,5-3-5-40 μm. Xoắn khuẩn đa số thuộc loại hoại sinh, một số rất ít có khả năng gây bệnh.

Hình thái và cấu trúc vi khuẩn

Tế bào vi khuẩn khác với tế bào thực vật và động vật. Vi khuẩn là prokaryote, có nghĩa là chúng không có nhân.

Một tế bào vi khuẩn bao gồm:

  • Thành tế bào: Lớp ngoài cùng bao bọc vi khuẩn, giữ cho chúng có hình dạng nhất định. Thành tế bào có những chức năng sinh lý quan trọng như duy trì hình thái, áp suất thẩm thấu bên trong tế bào, bảo vệ tế bào trước những tác nhân vật lý hóa học, thực hiện việc tích điện ở bề mặt tế bào. Dựa vào tính chất hoá học và khả năng bắt màu nhuộm mà người ta chia ra vi khuẩn Gram – và Gram +
  • Vỏ nhầy: Một số vi khuẩn có lớp bao bên ngoài thành tế bào được gọi là vỏ nhầy, đây là lớp bảo vệ vi khuẩn tránh bị thực bào bởi bạch cầu, ngoài ra đây còn là nơi dự trữ chất dinh dưỡng. Thành phần hóa học của vỏ nhầy quyết định tính kháng nguyên của vi khuẩn.
  • Màng tế bào chất: Là lớp màng nằm dưới thành tế bào, còn được gọi với tên màng sinh chất, màng có độ dày 4-5nm, chiếm 10-15% trọng lượng tế bào vi khuẩn. Màng tế bào chất có nhiều chức năng quan trọng: duy trì áp suất thẩm thấu, đảm bảo chủ động tích lũy chất dinh dưỡng, thải các sản phẩm của quá trình trao đổi chất.
  • Tế bào chất: Thành phần chính của tế bào vi khuẩn, chứa vật liệu di truyền và ribosome
  • Ribosome: Nơi tổng hợp protein tế bào, chủ yếu là ARN và protein
  • Thể nhân: Vi khuẩn chưa có màng nhân, thể nhân vi khuẩn chỉ gồm 1 nhiễm sắc thể hình vòng do một phân tử ADN cấu tạo nên, chứa các thông tin di truyền thiết yếu của vi khuẩn.
  • Tiêu mao, nhung mao: Tiêu mao là cơ quan di động của vi khuẩn, không phải tất cả vi khuẩn đều có tiêu mao. Nhung mao là những sợi lông mọc khắp bề mặt của một số vi khuẩn, giúp chúng dễ dàng bám vào giá thể, tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn.
Cấu trúc vi khuẩn
Cấu trúc vi khuẩn

Dinh dưỡng của vi khuẩn

Vi khuẩn “ăn” theo những cách khác nhau:

  • Vi khuẩn dị dưỡng, có được năng lượng thông qua việc tiêu thụ cacbon hữu cơ. Hầu hết chúng hấp thụ từ vật chất hữu cơ chết, chẳng hạn như phân hủy thịt.
  • Vi khuẩn tự dưỡng tạo ra thức ăn của riêng chúng, thông qua: Quang hợp, sử dụng ánh sáng mặt trời, nước và CO2, hoặc tổng hợp hóa học, sử dụng CO2, nước và các hóa chất như amoniac, nitơ, lưu huỳnh và các chất khác.
  • Vi khuẩn sử dụng quang hợp được gọi là quang dưỡng. Một số loại, ví dụ như vi khuẩn lam, tạo ra oxy. Chúng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra oxy trong bầu khí quyển của trái đất.
  • Vi khuẩn hóa tự dưỡng: những vi khuẩn lấy năng lượng từ các tổng hợp hóa học.

Sinh sản của vi khuẩn

Hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn là nhân đôi tế bào, từ một tế bào mẹ phân cắt tạo thành 2 tế bào con. Từng loài vi khuẩn có tốc độ sinh trưởng khác nhau, trung bình cứ 10-30 phút lại tạo ra một thế hệ. Ngoài ra vi khuẩn còn có hình thức sinh sản hữu tính thông qua hình thức tiếp hợp giữa hai tế bào.

Tìm hiểu 1 số vi khuẩn tiêu biểu

Vi khuẩn ăn thịt người

Trên thực tế không có vi khuẩn nào ăn thịt người theo nghĩa đen, mà cụm từ “vi khuẩn ăn thịt người” hay được các phương tiện truyền thông sử dụng về bản chất là các vi khuẩn gây hiện tượng viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis – NF).

Viêm cân mạc hoại tử là một nhiễm khuẩn sâu dưới da không thường gặp, tiến triển rất nhanh, có nguyên nhân do độc tố của vi khuẩn gây viêm và phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ. Loại vi khuẩn hay gây viêm cân mạc hoại tử nhất là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (group A beta hemolytic streptococcal – GABHS). Ngoài ra còn nhiều loại vi khuẩn khác gây viêm cân mạc hoại tử, chẳng hạn như Vibrio vulnificus, tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Klebsiella, Clostridium (Clostridium perfringens, Clostridium septicum,…), E. coli, Aeromonas hydrophila,…

Viêm cân mạc hoại tử thường được phân làm hai loại. Viêm cân mạc hoại tử loại I là do nhiễm khuẩn hỗn hợp (nhiễm nhiều loại vi khuẩn), thường kết hợp giữa một loài vi khuẩn yếm khí kết hợp với một hoặc nhiều loại vi khuẩn yếm khí tùy nghi. Viêm cân mạc hoại tử loại II là do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A, và giữa hai loại viêm cân mạc hoại tử thì viêm cân mạc hoại tử loại II chiếm đa số trường hợp.

Hàng năm trên toàn Hoa Kỳ có khoảng 600 tới 700 trường hợp được chẩn đoán viêm cân mạc hoại tử, tỉ lệ tử vong khoảng 25% tới 30%. Viêm cân mạc hoại tử hiếm khi xảy ra ở trẻ em.

– Liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (group A beta hemolytic streptococcal – GABHS)Liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A là loại vi khuẩn gram dương, trong môi trường nuôi cấy chúng đứng thành cặp hoặc nối với nhau thành chuỗi với độ dài khác nhau. Trên môi trường nuôi cấy thạch huyết cừu, khuẩn lạc liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A là những cụm có hình tròn, nhỏ, trong suốt tới mờ đục, bao quanh cụm là một vùng hồng cầu bị phá hủy hoàn toàn.

– Vibrio vulnificus

Vibrio vulnificus là phẩy khuẩn gram âm có khả năng di động. Vibrio vulnificus là một trong các loài Vibrio (có khoảng 12 loài Vibrio gây bệnh ở người, quen thuộc hơn cả là Vibrio cholerae và Vibrio parahaemolyticus gây nhiễm trùng tiêu hóa cấp tính với biểu hiện là tiêu chảy nghiêm trọng), thuộc họ Vibrionaceae.

Vibrio vulnificus thường thấy ở các vùng biển nước ấm và sinh trưởng tốt khi nhiệt độ nước đạt trên 200C. Vibrio vulnificus không có mối liên quan với sự ô nhiễm.

– Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)

Tụ cầu vàng là loại vi khuẩn gram dương, kỵ khí tùy nghi, thuộc họ Staphylococcaceae. Ở môi trường thạch, khuẩn lạc tụ cầu vàng có hình tròn, trơn bóng, sau 24h xuất hiện màu vàng đậm, màu cam hoặc màu trắng.

Vi khuẩn lao

Vi khuẩn gây bệnh lao thuộc họ Mycobacteriaceae, dài từ 3-5 μm, không có lông, hai đầu tròn, thân có hạt và đứng riêng rẽ hoặc thành từng đám trên tiêu bản nhuộm Ziehl-Neelsen. Vi khuẩn lao không bị cồn và acid làm mất màu đỏ của fuchsin.

Một số đặc điểm của vi khuẩn lao gồm có:

  • Kháng cồn và acid
  • Ái khí hoàn toàn
  • Phát triển chậm, 20-24 giờ mới sinh sản một lần
  • Có nhiều quần thể chuyển hóa khác nhau ở tổn thương
  • Thay đổi khả năng gây bệnh lao dưới ảnh hưởng của môi trường
  • Có khả năng kháng lại với các thuốc điều trị bệnh lao phổilao hạch, lao màng bụng…

Khả năng tồn tại của vi khuẩn lao trong các điều kiện khác nhau như sau:

  • Trong điều kiện tự nhiên thì vi khuẩn lao có thể tồn tại từ 3-4 tháng, còn trong phòng thí nghiệm có thể bảo quản vi khuẩn trong nhiều năm.
  • Đờm của bệnh nhân lao trong phòng tối, ẩm có thể tồn tại 3 tháng mà vẫn giữ được độc lực.
  • Dưới ánh nắng mặt trời thì vi khuẩn lao bị giết sau 1,5 giờ
  • Vi khuẩn lao ngừng phát triển ở 42°C và chết sau 10 phút ở 100°C
  • Cồn 90°C có thể tiêu diệt được vi khuẩn lao trong 3 phút
  • Trong acid phenic 5% vi khuẩn chỉ sống được khoảng 1 phút

Vi khuẩn hpv

Vi khuẩn lactic hình thành một nhóm vi khuẩn làm giảm carbohydrate (ví dụ, trong quá trình lên men) nhờ sản xuất các axit lactic. Vi khuẩn lactic thuộc họ Lactobacillus, các chi tiêu biểu có chứa vi khuẩn lactic phân loại như sau: Streptococcus, Lactobacillus, Lactococcus, và Leuconostoc.

Vi khuẩn lactic theo wikipedia là vi khuẩn gram dương, vi khuẩn này thường được tìm thấy trong quá trình phân hủy thực vật và trong các sản phẩm sữa chua, tạo ra axit lactic là sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men carbohydrate.

vi khuẩn lactic là gì

Trong đó, axit lactic đã được sử dụng cho sản xuất thực phẩm trong thời gian dài (ví dụ các sản phẩm bổ sung như sữa chua, pho mát, xúc xích,..). Các loại thực phẩm này trong nhịp sống hiện đai trở nên vô cùng phổ biến nhờ tính tiện lợi và lợi ích cho sức khỏe.

Nhìn chung, vi khuẩn axit lactic là một vi khuẩn Gram dương tính không hình thành bào tử và tồn tại rất nhiều trong môi trường tự nhiên quanh ta. Hầu hết các chất dinh dưỡng đều xuất hiện trong cùng môi trường vi khuẩn cư trú.  Các đòi hỏi nghiêm ngặt từ các chất dinh dưỡng giới hạn môi trường tồn tại của các vi khuẩn lactic. Khoang miệng và đường ruột là hai môi trường điển hình, nơi vi khuẩn lactic Enterococcus faecalis sinh sống. Ngoài ra, chúng còn có nhiều trong lá cây, đặc biệt là cỏ khô – một loại sinh khối (Leuconostoc, Lactobacillus) và quá trình phân hủy vật liệu hữu cơ.

Vi khuẩn psb

Vi Khuẩn quang hợp PSB là một dạng vi khuẩn có lợi, chúng có ích trong việc nôi cá và tép, bởi trong vi khuẩn quang hợp có chứa những con vi sinh có lợi, đặc điểm của những con vi khuẩn này là chúng thân thiện với môi trường nuôi cá và tép, giúp bạn giải quyết vấn đề môi trường nước bị ô nhiễm do thức ăn thừa, phân cá đào thải ra…

  • Vi khuẩn quang hợp PSB giúp bạn tái tạo nguồn nước nhanh chóng, đào thải các chất dơ tồn đọng trong hồ nguyên nhân chính gây nên mầm bệnh cho cá và tép.
  • Thiết lập nhanh hệ vi sinh có lợi cho nguồn nước(biofilm).
  • Phân giải tốt chất thải hữu cơ từ phân và thức ăn thừa, các chất độc tích tụ dưới đáy nền, giảm mùi hôi của bể cá, giúp môi trường nước trong sạch cá ít bệnh tật.
  • Cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho các loại tép, ốc.
  • Vi khuẩn quang hợp PSB rất giàu dinh dưỡng, vitamin và carotene, có thể xịt trực tiếp vào thức ăn và cho cá ăn, giúp cải thiện hệ tiêu hoá, tăng màu sắc và sức đề kháng của cá.
  • Vi sinh quang hợp PSB sống chất lượng cao, được nuôi trong quy trình phát triển khép kín.

Vi khuẩn tụ cầu vàng

Tụ cầu vàng có tên khoa học là Staphylococcus aureus (MRSA) kháng methicillin là do một loại vi khuẩn tụ cầu kháng với nhiều loại kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn thông thường.

Hầu hết các trường hợp nhiễm MRSA xảy ra ở những người đã ở bệnh viện hoặc các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác, chẳng hạn như viện dưỡng lão và trung tâm lọc máu. Khi xảy ra trong các cài đặt này, nó được gọi là MRSA liên quan đến chăm sóc sức khỏe (HA-MRSA). Nhiễm trùng HA-MRSA thường liên quan đến các thủ tục hoặc thiết bị xâm lấn, chẳng hạn như phẫu thuật, ống tiêm tĩnh mạch hoặc khớp nhân tạo.

Một loại nhiễm trùng MRSA khác đã xảy ra trong cộng đồng rộng lớn hơn – trong số những người khỏe mạnh. Hình thức này, MRSA liên quan đến cộng đồng (CA-MRSA), thường bắt đầu như một nhọt da đau đớn. Nó lây lan qua tiếp xúc da kề da. Dân số có nguy cơ bao gồm các nhóm như đô vật trung học, nhân viên chăm sóc trẻ em và những người sống trong điều kiện đông đúc.

Nhiễm trùng MRSA có thể chống lại tác dụng của nhiều loại kháng sinh thông thường, vì vậy chúng khó điều trị hơn. Điều này có thể cho phép các bệnh nhiễm trùng lây lan và đôi khi trở nên đe dọa tính mạng.

Vi khuẩn whitmore

Bất kỳ ai đều có thể bị nhiễm Melioidosis thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất và nước mặt bị ô nhiễm. Con người và động vật được cho là bị nhiễm trùng do hít phải bụi bẩn hoặc giọt nước bị nhiễm bẩn, uống phải nguồn nước bị ô nhiễm và tiếp xúc với đất bị ô nhiễm, đặc biệt là qua các vết trầy xước trên da.

Rất hiếm khi người bệnh bị mắc bệnh do lây truyền từ người khác. Một vài trường hợp đã được ghi nhận, đất và nước mặt bị ô nhiễm là cách thức chủ yếu mà con người bị nhiễm bệnh này.

Bên cạnh con người, nhiều loài động vật dễ bị bệnh melioidosis, bao gồm: Cừu; Dê; Heo; Ngựa; Mèo; Loài chó; Gia súc…

 

 

 

 

 

 

Tag: tinh nộ nhan sát giày roi review súng thép rút hoàng hậu tôn hiền thần nan tư tưởng hiểm sao sốt siêu uốn ván thuyết hp nhiêu tiền đâu virus gan vịt não wattpad west nile xét xem phim tiểu niệu khử đội 731 đọc sách chàm trận sông đà câu ôn tập ký cương ngày thứ t (tái 2018) chuyện tóm tắt tôm microsporidian tiệt cốc nguyệt san lò sóng deo côn video hạ thảo dạ cụ soi báng / rét kí thổi bong chữa tiếng anh bact bay dại clotest demodex ung thư germs hansen in english koch knock lậu ngủ ét hàm tetanus tai wiki đi tía nitrat kiểu tham nitrosomonas neisseria gonorrhoeae nitrit ornithobacterium rhinotracheale ochrobactrum anthropi móng nha bàn môn pcp proteus giai quora rsv rhizobium rễ đậu răng rhodobacter rhodopseudomonas palustris ralstonia solanacearum rhizôbium cố đạm enzim sôi nảy nở pneumoniae nốt sần suối nóng s ureaplasma parvum vãng lai vector sơn with more xanthomonas campestris yersinia pestis pdf minh nga enterocolitica hiếu 6 mũi chân nhựa dùng kĩ hô lợn ưa kiềm bồn lưỡi tuổi 3+ 50 violet amip audio avent máy hộp tieng la gi chiến tranh download ebook ehp epub escherichia edit full fahasa giáo tượng hội sợ tươi kiểm tra khái niệm trắc lịch lái đò mua mobi lạnh đá nhớ thỏa hiệp online quốc h pylori helicobacter (hp) 25 vị tiết khẩu trang unicharm 3d mask block 3600 hidro n95 3m 8210 32 khuẩn-men pha lansup 400 4+ 8 marthian 90sp acinetobacter baumannii pseudomonas aeruginosa p acnes enterobacter ebola citrobacter freundii insulin haemophilus influenzae jlab tphcm lazada hib than mycoplasma nói operon lac okazaki oxi ort oryzae burkholderia pseudomallei plasmid cổ salmonella urealyticum việt nam héo xanh xếp sánh mủ bảng 100 t-103 ban 16 1170 nucleotit chàng trai smeww 9213 b xác bơi axetic amon acetic acetobacter azotobacter cepacia brucella bacillus thuringiensis cereus chlamydia nito coliform chu aerogenes elizabethkingia meningoseptica flavobacterium columnare fusobacterium giang mụn hy ho gà j hà sunfat thích morganella morganii moraxella catarrhalis mycobacterium tuberculosis mật ong phác đồ pili pháp phiên mã danh quảng cáo penicillium rối loạn riboxom 70s rickettsia thật nhật tận gốc test hơi thở đắng họng ( người) youtube dính zona zombie zooglea chuẩn ý ưu nhược ôi thiu đạo nụ hôn 2300 1570 2005 (vi dày) 20 28 alen đột amin mở pôlipeptit an enterococci eczema esbl fragilis faecium streptococci feacal fluorescens đèn flash alcaligenes bacteroides game 3000 plasmit thiệu tây hút enterobacteriaceae dòng edwardsiella ictaluri thủy campylobacter jejuni pneumocystis jiroveci miếng lót chuột mỏi jcpal nẵng junii j15 n2 loét x mẫu phiếu 510nm nêu đo od

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com