Tính Chất Chung Của Kim Loại Và Dãy Điện Hoá Của Kim Loại
Hôm nay công ty hoá chất Hanimex xin được giới thiệu đến quý độc giả đặc biệt là các bạn học sinh đang trong quá trình ôn tập môn hoá những thông tin cần ghi nhớ về tính chất vật lý , hoá học của kim loại cũng như dãy điện hoá của nó , cuối bài sẽ là thông tin về một số bài tập ôn tập.
Tính chất vật lý chung của kim loại
Mỗi kim loại đều có một số tính chất vật lý chung đó là: tính dẻo, tính dẫn điện và tính dẫn nhiệt.
- Tính dẻo: Ta có thể dễ dàng dát mỏng thanh kim loại, tác dụng lực làm biến dạng chúng nhưng không phá vỡ liên kết. Kim loại có tính dẻo cao nhất theo thứ tự giảm dần : Au, Ag, Al, Cu,…
- Tính dẫn điện: Kim loại dẫn được điện nhờ dòng electron chuyển động có hướng trong kim loại. Kim loại khác nhau thì có tính dẫn điện khác nhau. Các kim loại dẫn điện tốt nhất theo thứ tự giảm dần là: Ag, Cu, Au, Al, Fe,…
- Tính dẫn nhiệt: Tính chất này của kim loại cũng là nhờ các electron tự do có trong kim loại. Khi đốt nóng một đầu thanh kim loại, các electron tự do ở vùng nhiệt độ cao có động năng lớn, chuyển động đến vùng có nhiệt độ thấp hơn và truyền năng lượng cho các ion dương ở đây, làm đầu kia của thanh kim loại cũng nóng lên. Vì vậy kim loại có tính dẫn nhiệt. Kim loại có tính dẫn nhiệt tốt như: Ag, Cu, Al, Fe,..
Tính chất hóa học của kim loại
Sau khi học tính chất hóa học của kim loại (kiềm, kiềm thổ, …) bạn hãy so sánh với tính chất hóa học của phi kim ta đã học trước đó để tìm ra điểm tương đồng và khác nhau nhé. Điều này sẽ giúp bạn khắc sâu kiến thức hơn.
Tác dụng với phi kim
Hầu hết các kim loại đều khử được phi kim:
Tác dụng với axit
- Đối với dd HCl, H2SO4 loãng: Các kim loại đứng trước hidro trong dãy điện hóa mới có thể tác dụng với dd axit loãng tạo hidro
\(Zn + H_{2}SO_{4}\rightarrow ZnSO_{4} + H_{2}\)
- Đối với dd H2SO4, HNO3 đặc nóng: Hầu hết các kim loại (trừ Pt, Au) khử được \(\overset{+5}{N}\) và \(\overset{+6}{S}\) trong các axit này xuống mức oxi hóa thấp hơn: \(\overset{+4}{N} (NO_{2})\), \(\overset{+2}{N} (NO)\), \(\overset{+1}{N} (N_{2}O)\), \(\overset{0}{N} (N_{2})\), \(\overset{+4}{S} (SO_{2})\), \(\overset{0}{S}\), \(\overset{-2}{S} (H_{2}S)\)
Tác dụng với dd muối
Kim loại hoạt động khử được ion kim loại kém hơn trong dd muối thành kim loại tự do:
\(\overset{0}{Fe} +\overset{+2}{Cu}SO_{4}\rightarrow \overset{+2}{Fe}SO_{4} +\overset{0}{Cu}\)
Tác dụng với nước
- Kim loại có tính khử mạnh và trung bình có thể khử được nước ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao:
\(2Na +2H_{2}O\rightarrow 2NaOH + H_{2}\) 12
\(3Fe +4H_{2}O\overset{t^{0}}{\rightarrow} Fe_{3}O_{4} + 4H_{2}\)
- Những kim loại có tính khử yếu như Cu, Ag, Hg… không khử được nước dù ở nhiệt độ cao.
Dãy điện hoá của Kim Loại
Dãy điện hóa của kim loại là gì?
Dãy điện hóa của kim loại hay còn được biết đến với tên gọi khác là dãy hoạt động hóa học của kim loại. Đây là một dãy các kim loại được sắp xếp theo thứ tự nhất định. Cụ thể, thứ tự này được sắp xếp phụ thuộc vào mức độ hoạt động của kim loại. Mức độ này sẽ được xác định dựa vào khả năng tham gia phản ứng hóa học của kim loại này với các chất khác.
Ý nghĩa của dãy điện hóa của kim loại
Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết điều gì? Trước tiên, dựa vào dãy điện hóa của kim loại, ta có thể biết được các cặp chất nào sẽ tác dụng được với nhau. Quy tắc phản ứng này được gọi là quy tắc α. Cụ thể, chất ở phía trên bên phải của dãy điện hóa sẽ tác dụng với chất ở phía dưới bên trái. Phản ứng này có thể hiểu là phản ứng của kim loại mạnh hơn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối.
Các kim loại đứng phía trước sẽ có tính khử mạnh hơn kim loại đứng sau. Ngược lại, các kim loại đứng sau sẽ có tính oxi hóa mạnh hơn những kim loại đứng trước.
Ví dụ: \(Cu^{2+} + Fe \rightarrow Fe^{2+} + Cu\) (kết tủa)
Tuy nhiên, quy tắc α cũng có những trường hợp ngoại lệ. Cụ thể:
- Các kim loại kiềm đầu dãy sẽ không khử kim loại. Mà ngược lại, chúng sẽ khử nước.
Ví dụ: \(Ca + 2H_{2}O\rightarrow Ca(OH)_{2} + H_{2}\).
- Các kim loại từ Mg đến trước Hidro, khi tác dụng với dung dịch axit sẽ tạo ra muối và giải phóng khí hidro.
Ví dụ: \(Zn + 2HCl \rightarrow ZnCl_{2} + H_{2}\)
- Al, Fe, Cr sẽ không có phản ứng với \(HNO_{3}\) đặc nguội và \(H_{2}SO_{4}\) đặc nguội.
- Các kim loại cuối dãy (Au, Pt,…) ko tác dụng được với axit. Đây cũng là một cách để kiểm tra vàng.
Cách nhớ dãy điện hóa kim loại
Dãy điện hóa của kim loại giúp ích rất nhiều trong quá trình làm bài tập hóa học. Hiểu được dãy điện hóa chính là chúng ta đã hiểu rõ về kim loại – một phần kiến thức cực kỳ quan trọng trong hóa học vô cơ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt dãy điện hóa kim loại và dãy điện hóa của kim loại đầy đủ. Dãy điện hóa kim loại đầy đủ sẽ dài và phức tạp hơn. Vậy làm thế nào để nhớ được hết dãy điện hóa kim loại?
Cách nhớ nhanh dãy điện hóa kim loại đang được nhiều bạn học sinh áp dụng đó là biến tấu thành một đoạn thơ.
Ví dụ: K Na Ba Ca Mg Al Zn / Fe Ni Sn Pb H/ Cu Hg Ag Pt Au sẽ tương ứng với câu thơ:
Khi Nào Bà Con May Áo Dài
Phái Người Sang Phố Hỏi
Cửa Hiệu Á Phi Âu.
TAGs : bản s nitric brom đơn cl photpho oxit silic lớp 10 hiếm nêu gì moon trắc nghiệm đánh bóng ngăn tủ khung bằng tẩy rửa thời gian xử bề mặt nhuộm đen ăn mòn sạch càng sự tư duy liệu