Tìm Hiểu Về Tính Chất Hóa Học Của Thủy Tinh
Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn.
Trong dạng thuần khiết và ở điều kiện bình thường, thủy tinh là một chất trong suốt, tương đối cứng, khó mài mòn, rất trơ hóa học và không hoạt động xét về phương diện sinh học, có thể tạo thành với bề mặt rất nhẵn và trơn. Tuy nhiên, thủy tinh rất dễ gãy hay vỡ thành các mảnh nhọn và sắc dưới tác dụng của lực hay nhiệt một cách đột ngột. Tính chất này có thể giảm nhẹ hay thay đổi bằng cách thêm một số chất bổ sung vào thành phần khi nấu thủy tinh hay xử lý nhiệt.
Chế tạo Thủy Tinh trong công nghiệp như thế nào
Nguyên liệu chính để chế tạo kính hay thủy tinh trong công nghiệp đó là cát thạch anh, đá vôi, soda và sunfat natri. Nguyên liệu được nấu trong các lò nấu thuỷ tinh cho đến nhiệt độ 15000C.
Nhiệt độ 800 – 900.0C là nhiệt độ hình thành silicat. Vào cuối thời kỳ hình thành silicat nhiệt độ 1150 ÷ 1200.0C, khối thuỷ tinh trở thành trong suốt nhưng vẫn còn chưa nhiều bọt khí, việc tách bọt khí kết thúc ở 1400 ÷ 1500.0C. Cuối giai đoạn này khối thủy tinh hoàn toàn tách hết khí và nó trở thành đồng nhất. Để có độ dẻo tạo thành cần thiết phải hạ nhiệt độ xuống đến 200 ÷ 300.0C. Độ dẻo của khối thuỷ tinh phụ thuộc vào thành phần hoá học của nó.Các oxýt SiO2 , Al2O3 làm tăng độ dẻo, còn các oxýt Na2O, CaO thì ngược lại, làm giảm dộ dẻo.
Việc chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái thuỷ tinh (rắn) là một quá trình thuận nghịch. Khi để trong không khí và ở nhiệt độ cao cấu trúc vô định của một số loại thuỷ tinh có thể chuyển sang kết tinh.
Ứng dụng của thủy tinh trong đời sống và công nghiệp
Vì thủy tinh là một vật liệu cứng và không hoạt hóa nên nó là một vật liệu rất có ích. Rất nhiều đồ dùng trong gia đình làm từ thủy tinh. Cốc, chén, bát, đĩa, chai đựng, lọ , bình chứa v.v có thể được làm từ thủy tinh, cũng như bóng đèn, gương, ống thu hình của màn hình máy tính và ti vi, cửa sổ. Trong phòng thí nghiệm để làm các thí nghiệm trong hóa học, sinh học, vật lý và nhiều lĩnh vực khác, người ta sử dụng bình thót cổ, ống thử, lăng kính và nhiều dụng cụ thiết bị khác được làm từ thủy tinh
Thủy tinh được tạo thành bất cứ hình dáng nào khi nó đang nóng chảy hoặc biến mềm khác hẳn với thủy ngân, do đó những phế liệu có tính chất gần giống tính chất sản phẩm cần tạo đều có thể tái chế (nấu chảy và tạo hình lại). Ở những nhà máy lớn sản xuất thủy tinh, đa số đều dùng lò bể, là một loại lò có thể nấu liên tục. Người ta hạn chế tối đa việc dừng lò bởi mỗi lần như thế, lượng thủy tinh còn thừa (chiếm khoảng 20-30% thể tích lò) sẽ đông cứng, co lại và phá huỷ lớp gạch chịu lửa xây lò và ảnh hưởng đến kết cấu thành lò