Tìm hiểu tác dụng của bột gạo lứt với người tiểu đường

Gạo lứt là gạo gì?

Gạo lứt ( hay còn được gọi gạo lật, gạo lức) là loại gạo được xay xát chưa kỹ, nên chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám. Nếu xay xát kỹ thì gạo lứt bị loại bỏ hết vỏ cám bên ngoài và trở thành gạo trắng, lúc này các chất dinh dưỡng của gạo cũng bị loại bỏ.

Gạo lứt rất giàu chất dinh dưỡng bào gồm tinh bột, chất đạm, chất xơ, vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, magiê, mangan, sắt . Trong đó, vitamin B1 và chất xơ có hàm lượng cao hơn rất nhiều trong gạo trắng thông thường. Nhờ vậy, gạo lứt rất tốt cho sức khỏe nói chung và bệnh nhân tiểu đường nói riêng.

Bệnh tiểu đường nên ăn loại gạo lứt nào?

Hiện nay trên thị trường, bạn có thể thấy nhiều loại gạo lứt khác nhau, chúng được chia thành 4 loại: gạo lứt tẻ, gạo lứt nếp, gạo lứt đỏ và gạo lứt đen.

  • Gạo lứt tẻ: là loại gạo được xay từ gạo thông thường, tức là khi xay lúa của gạo tẻ 1 lần, chỉ loại bỏ vỏ trấu
  • Gạo lứt nếp: gồm có gạo nếp than, gạo nếp ngỗng, nếp Thái Bình, nếp hương và đặc biệt là gạo nguyên cám của giống Nếp cái hoa vàng.
  • Gạo lứt đỏ: hay còn gọi là gạo lứt huyết rồng  gạo huyết rồng được nhận biết bằng màu đỏ bên trong hạt gạo, được xay từ một loại lúa có màu đỏ nâu. Đây là loại gạo rất tốt và phù hợp dành cho những người ăn chay, ăn kiêng, vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Gạo lứt đen: là loại gạo chứa hàm lượng đường thấp nhưng lại rất nhiều chất xơ và hợp chất thực vật rất tốt cho sức khoẻ.

Như vậy có thể kết luận, người bệnh tiểu đường nên ăn gạo lứt đen hoặc gạo lứt đỏ, vì đây là những loại gạo có hàm lượng đường thấp nhưng lại rất nhiều vitamin, chất xơ phù hợp với chế độ ăn kiêng của bệnh tiểu đường.

Tác dụng của gạo lứt với bệnh tiểu đường

ThS.BS.TTƯT Doãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện 198) cho biết.

“Gạo lứt rất nhiều chất xơ, chất xơ trong gạo lứt có tác dụng chống táo bón, nhuận tràng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Với người bị đái tháo đường, lúc này chất xơ giống như một tấm lưới lọc lượng đường có trong thức ăn, cản trở sự hấp thu của đường vào máu và giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn, đặc biệt sau khi ăn”.

Gạo lứt giúp điều chỉnh được hàm lượng glucose trong máu

Lượng hemoglobin trong lớp cùi của hạt gạo lứt được chuyển hóa thành glycosyl-hóa, cải thiện quá trình tổng hợp insulin ở bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, gạo lứt chứa các vitamin nhóm B, và các chất kháng oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể.

Gạo lứt giúp ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường

  • Giảm cholesterol và bảo vệ tim mạch: Gạo lứt chứa các chất xơ, carotenoid, phytosterol, acid omega 3, inositol hexaphosphate(IP6)…Là các chất có tác dụng phòng chống sự ngưng kết các tiểu huyết cầu và làm giảm hàm lượng cholesterol xấu, giảm lượng triglyceride, tăng HDL cholesterol tốt, tăng bài tiết chất béo…
  • Bảo vệ tim mạch :Coenzyme Q10 mang lại tác động tích cực đối với áp suất máu và cholesterol, cải thiện những chức năng của cơ tim, ổn định nhịp tim, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, tai biến tim mạch.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Hàm lượng enzim và lượng chất xơ có trong gạo lứt kích thích quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa giúp ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Sterol và sterolin trong gạo lứt có tác dụng quan trọng giúp hệ miễn dịch kháng vi khuẩn, vi rút, phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa.
  • Cải thiện chức năng gan: Gạo lứt giúp giải độc cho cơ thể. Acid alpha Lipioc là tác nhân nhằm tinh lọc gan khỏi ngộ độc bởi các chất hóa học. Acid alpha Lipioc được mở rộng điều trị xơ gan, ngộ độc kim loại nặng, nấm độc…

Như vậy, bạn có thể thấy được rằng, gạo lứt là loại thức phẩm rất tốt với người bị tiểu đường. Bổ sung gạo lứt trong khẩu phần ăn đúng cách có thể giúp người bị tiểu đường có thể kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu,

Cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường nên bỏ túi

Có hai dạng gạo lứt phổ biến hiện nay là gạo lứt bình thường và gạo lứt rang. Chúng ta sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau để có được những bát cơm ngon và bổ dưỡng. Đối với gạo thông thường thì trước khi nấu nên ngâm gạo ít nhất 8 tiếng để gạo mau chín và loại bỏ được các độc tố có bên ngoài lớp vỏ màu nâu. Việc này cũng sẽ giúp cho bệnh nhân dễ tiêu hóa hơn.

Nếu dùng gạo nứt rang thì cho vào nồi nấu trực tiếp không cần vo sẽ làm mất chất dinh dưỡng.Sau đó vo gạo cho vào nồi và thêm nước với tỷ lệ 1 gạo: 1,5 nước vào nấu như bình thường. Sau khoảng 1 tiếng cơm sẽ chín. Nếu nấu bằng nồi áp suất thì thời gian này sẽ được rút ngắn lại.Với cách nấu đó, bạn sẽ có được những bát cơm vừa độ dẻo, chín và ngon và quan trọng là không làm mất thành phần dinh dưỡng mà nó có được trong chế độ ăn của bệnh nhân.

Lưu ý trong việc chế biến gạo lứt cho người tiểu đường

Để tránh hiện tượng giảm và tăng lượng đường trong máu, người bệnh nên chia thành nhiều bữa ăn, bổ sung thêm các thực phẩm khác như thịt, ca, rau, củ quả, trái cây ít đường để giữ được chiếc bụng no, khoẻ mạnh. Với chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bạn sẽ giảm được lượng đường trong máu và ngăn chặn được căn bệnh nguy hiểm này. Hãy bỏ túi cho mình những cách chế biến gạo lứt để có được một chế độ ăn uống lành mạnh nhé!

Gạo lứt là thực phẩm mà mỗi bệnh nhân nên sử dụng hằng ngày để giảm lượng đường trong máu và cung cấp được lượng tinh bột vừa phải cho cơ thể. Biết được cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường, bạn sẽ có được những chế độ ăn uống phù hợp và khoẻ khoắn hơn.

 

 

 

 

 

Tag: sen chữa bích chi

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com