Tẩy Trắng Đá Bằng Những Cách Nào – Hanimexchem
Cách tẩy vết ố trên đá nhân tạo hiệu quả
Nếu bạn để vật dụng lâu ngày bị gỉ sét trên chính chiếc bàn đá nhân tạo, hoặc bạn bị đổ nước trà, cafe hay những thực phẩm khó tẩy rửa khác mà không xứ lý nhanh. Điều này lâu ngày cũng làm bề mặt đá nhân tạo trở nên ố vàng hơn. Do vậy, việc tẩy vết ố trên đá nhân tạo là rất quan trọng và cần thiết.
Khi bạn xảy ra một trong những trường hợp trên, bạn có thể xứ lý bằng những cách giải quyết sau:
Sử dụng chất tẩy rửa mạnh để tẩy sáng bề mặt với những chất tẩy rửa chuyên dụng này. Bạn hoàn toàn có thể tẩy bỏ những vết ố vàng khó chịu, hoặc những mãng bám trên bề mặt nội thất của bạn.
Đánh bóng đá nhân tạo khi bề mặt của bạn bị trầy xước. Cho dù bạn có cố gằng tẩy rửa chúng chúng cũng sẽ bám bẩn vào những đường nét bị trầy xước. Điều này sẽ gây khó chịu cho bạn, để giải quyết vấn đề này cách tốt nhất là nên đánh bóng định kỳ. Chúng sẽ trở nên mới, đẹp và tinh tê như lúc ban đầu.
Cách tránh phải tẩy vết ố trên đá nhân tạo
Trước khi mất thời gian để nghĩ cách tẩy vết ố trên đá nhân tạo, tại sao không hạn chế tối đa các nguyên nhân gây nên vết ố bẩn trên bề mặt bàn ăn.
Dùng tấm lót cách nhiệt, để giảm tiếp xúc nhiệt độ cao trên bề mặt đá. Khác với đá tự nhiên, đá nhân tạo có mức nhiệt độ nóng chảy nhất định, nên khi đặt trực tiếp vật dụng có nhiệt độ cao như xoong nồi nóng hay tiếp xúc với lửa có thể gây biến dạng bề mặt đá.
Tuyệt đối không dùng tạm chất tẩy rửa có chất oxy hóa cao như cồn hoặc acetone, vì lớp sơn bóng bề mặt đá nhân tạo bằng acrylic sẽ bị khử trôi khi tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh.
Để lựa chọn đúng loại hóa chất cần dùng, trước hết, bạn cần xác định loại vết ố. Sau đó, bạn theo hướng dẫn tẩy vết ố bên dưới để chọn hóa chất phù hợp. Nếu chưa rõ nguồn gốc vết ố, bạn cần thực hiện thử nghiệm mẫu. Màu sắc vết ố cũng có thể giúp xác định nguyên nhân gây ố (ví dụ vết ố có màu nâu đậm có thể do các chất chứa sắt hoặc gỉ sắt gây ra. Hình dạng vết ố cũng giúp xác định nguyên nhân gây ố. Nếu sau khi xem xét kỹ càng mà vẫn không xác định được nguồn gốc vết ố thì cần tiến hành các thử nghiệm lấy mẫu tại chỗ.
Một số vết ố thông dụng là gì ?
-Vết ố gốc dầu: vết dầu mỡ, hắc ín, dầu ăn và thực phẩm
-Vết ố hữu cơ: cà phê, trà, trái cây, thuốc lá, mỹ phẩm, vỏ cây hoặc lá xả rác
-Vết ố kim loại: sắt, gỉ sắt, đồng đỏ, đồng thiếc…
-Vết ố sinh học: tảo, nấm mốc
-Vết ố mực: bút, mực..
Các gợi ý bên dưới được sắp xếp theo thứ tự, biện pháp khắc phục nhẹ nhàng được liệt kê đầu tiên và biện pháp khắc phục nghiêm trọng nhất được liệt kê cuối cùng.
Sự cố | Giải pháp |
Vết ố do sắt hoặc gỉ sắt | Dùng một trong các chất đắp trung gian sau:
-Xi-trát Na-tri và Glycerin |
Mực | Dùng một trong các chất đắp trung gian sau:
-Những loại đá cẩm thạch màu nhẹ chỉ sử dụng chất tẩy trắng hoặc hyđrô peroxit |
Vết ố gốc dầu (vết dầu mỡ, hắc ín, dầu ăn và thực phẩm…) |
Chùi rửa bằng:
-Bột khô để cọ rửa bằng chất tẩy rửa |
Vết ố hữu cơ (giấy, cà phê, trà, trái cây, thuốc lá, mỹ phẩm, vỏ cây hoặc lá xả rác…) |
-Đổ Hydro Peroxit 35% trực tiếp vào vết ố và thêm vài giọt amoniac. Để nguyên như vậy cho đến khi ngừng sủi bọt. -Lặp lại hành động trên và thêm chất trung gian -Dùng Acetone hoặc Toluene hoặc Xylene |
Rã thành bột | Dùng chất trung gian bằng nước cất |
Vết ố đồng | Dùng chất trung gian bằng Ammoni Clorit hoặc Ammoni Hydroxit |
Vết ố sinh học (tảo, nấm rêu, nấm mốc) |
Chùi rửa bằng: -Amoniac hoặc chất tẩy trắng pha loãng -Hydro Peroxit hoặc Natri clorit |
Nến, sáp (lớp phủ acrylic vàng) |
Chùi rửa bằng: -Mảnh kiềm |
Lớp phủ Urethane | -Methyl Clorit hoặc nghiền |
Lớp phủ kết tinh hóa | -Lột bỏ bằng lớp lột gốc Axit Oxalic -Nghiền |
Sơn | -Chất loại bỏ sơn kiềm -Methyl Clorit |
Vữa dư ra | -Chùi bằng chất rửa trung tính và miếng thấm lót -Mài lại |
Vết trầy xướt | -Đánh bóng lại -Mài nhẵn lại |
Vết sọc | -Chùi bóng bằng miếng thất lót khô -Đánh bóng lại |
Vết đốm nước | -Chùi bóng bằng bùi nhùi kim loại khô-Đánh bóng lại hoặc mài nhẵn lại |
Đá phong thủy , thạch anh , Quartz