Khái niệm oxit axit
Oxit axit là các oxit khi tác dụng với nước sẽ tạo ra axit, tác dụng với kiềm tạo thành muối hóa học. Oxit axit thường là oxit của phi kim ứng với một axit hoặc kim loại có hóa trị cao.
Cách gọi tên oxit axit
Tên oxit axit: (Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + Tên phi kim + (tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + ‘‘Oxit’’
Chỉ số | Tên tiền tố | Ví dụ |
1 | Mono (không cần đọc đối với các hợp chất thông thường) | ZnO: Kẽm oxit |
2 | Đi
|
UO2: Urani đioxit |
3 | Tri | SO3: Lưu huỳnh trioxit |
4 | Tetra | |
5 | Penta | N2O5: Đinitơ pentaoxit |
6 | Hexa | |
7 | Hepa | Mn2O7: Đimangan heptaoxit |
Tính chất hóa học của oxit axit
1. Tính tan
Trừ SiO2 thì hầu hết các oxit axit đều tan trong nước để tạo thành dung dịch axit.
Ví dụ:
SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
N2O5 + H2O → 2HNO3
SO2 + H2O→ H2SO3
2. Tác dụng với oxit bazo tan để tạo ra muối
Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)
SO3 + CaO -> CaSO4
P2O5 + 3Na2O -> 2Na3PO4
3. Tác dụng với bazơ tan
Bazo tan là bazo của kim loại kiềm và kiềm thổ mới. Cụ thể, có 4 bazo tan như sau: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2.
P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O
Tuỳ vào tỉ lệ mol giữa oxit axit và bazơ tham gia phản ứng mà sản phẩm tạo ra sẽ khác nhau, có thể là nước + muối trung hoà, muối axit hoặc hỗn hợp 2 muối.
Gốc axit tương ứng có hoá trị II
Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị I:
Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 1: Phản ứng tạo muối axit
NaOH + SO2→ NaHSO3
Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 2: Phản ứng tạo muối trung hoà
2KOH + SO3 → K2SO3 +H2O
Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị II
Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 1: Phản ứng tạo muối trung hoà
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3
Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 2: Phản ứng tạo muối axit
SiO2 + Ba(OH)2 → BaSiO3
Đối với axit có gốc axit hoá trị III
Đối với kim loại có hoá trị I:
Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 6:
P2O5 + 6NaOH → 2Na2HPO4 +H2O
Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 4:
P2O5 + 4NaOH → 2NaH2PO4 +H2O
Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 2:
P2O5 + 2NaOH +H2O → 2NaH2PO4
Các oxit axit thường gặp
- CO2: Cacbon đioxit (H2CO3)
- SO2: Lưu huỳnh đioxit (H2SO3)
- SO3: Lưu huỳnh trioxit (H2SO4)
- N2O3: Đinitơ trioxit (HNO2)
- N2O5: Đinitơ pentaoxit (HNO3)
- P2O3: Điphotpho trioxit (H3PO3)
- P2O5: Điphotpho pentaoxit (H3PO4)
- Cl2O: Điclo oxit (HClO)
- Cl2O3: Điclo trioxit (HClO2)
- Cl2O5: Điclo pentaoxit (HClO3)
- Cl2O7: Điclo heptaoxit (HClO4)
- CrO3: Crôm trioxit (H2Cr2O7 và H2CrO4)
- SiO2: silic đioxit (H2SiO3)
- SeO2: Selen đioxit (H2SeO3)
- SeO3: Selen trioxit (H2SeO4)
- Mn2O7: Đimangan heptaoxit (HMnO4)
- I2O: Điiốt oxit (HIO)
- I2O3: Điiốt trioxit (HIO2)
- I2O5: Điiốt pentaoxit (HIO3)
- I2O7: Điiốt heptaoxit (HIO4)
- Br2O: Đibrôm oxit (HBrO)
- Br2O3: Đibrôm trioxit (HBrO2)
- Br2O5: Đibrôm pentaoxit (HBrO3)
- Br2O7: Đibrôm heptaoxit (HBrO4)
- TeO2: Telua đioxit (H2TeO3)
- F2O: Điflo oxit (HFO)
- UO2: Urani đioxit (H2UO3)
- UO3: Urani trioxit (H2UO4)
- WO3: Wolfram trioxit (H2WO4)
Những oxit axit không tác dụng với nước
Hầu hết các oxit axit khi tác dụng với nước sẽ tạo thành axit tương ứng.
Ví dụ:
SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
N2O5 + H2O →2HNO3
SO2 + H2O→ H2SO3
Phân loại Oxit
– Để phân loại oxit người ta dựa vào tính chất hóa học của chúng với nước, axit, bazơ,…
– Các Oxit được chia thành 4 loại :
+ Oxit bazơ: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch axit, tạo thành muối và nước.
Ví dụ: Na2O, CuO, BaO, FeO,…
+ Oxit axit: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước.
Ví dụ: SO2, SO3, CO2, P2O5,…
+ Oxit lưỡng tính: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, và khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ: Al2O3, ZnO,…
+ Oxit trung tính: Còn được gọi là oxit không tạo muối, là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.
Ví dụ: CO, NO,…
Cách nhận biết oxit axit oxit bazơ và muối
oxit axit có 3 tính chất
—oxit axit +H2O—>dung dịch Axit
—OA+ oxit bazơ—> muối
—OA+dung dịch bazơ—>muối +H2O
Oxit bazơ có 3 tính chất
—oxit bazơ+H2O—>dung dịch bazơ
—OB+OA—>muối
OB+axit—>muối+H2O
Bài tập ôn tập
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN OXIT AXIT VỚI DUNG DỊCH BAZƠ
Các phương trình phản ứng có thể xảy ra:
* Giữa oxit axit CO2 (hoặc SO2) với dd kiềm hóa trị I NaOH (hoặc KOH):
CO2 + 2NaOH ” Na2CO3 + H2O (1)
CO2 + NaOH ” NaHCO3 (2)
hoặc viết CO2 + Na2CO3 + H2O ” 2NaHCO3 (2’)
(Vì CO2 dư nên CO2 tiếp tục phản ứng với muối trung hòa tạo thành)
* Giữa oxit axit CO2 (hoặc SO2) với dd kiềm hóa trị II Ca(OH)2 (hoặc Ba(OH)2):
CO2 + Ca(OH)2 ” CaCO3 + H2O (1)
2CO2 + Ca(OH)2 ” Ca(HCO3)2 (2)
hoặc viết CO2 + CaCO3 + H2O ” Ca(HCO3)2 (2’)
* Giữa oxit axit P2O5 (hay H3PO4) với dd kiềm hóa trị I NaOH (hoặc KOH):
Khi cho P2O5 vào dung dịch NaOH (hoặc KOH) thì P2O5 sẽ tác dụng với nước trước
P2O5 + 3H2O ” 2 H3PO4
Sau đó H3PO4 sẽ tác dụng với kiềm theo các phản ứng sau:
Cách 1: viết song song
NaOH + H3PO4 ” NaH2PO4 + H2O (1)
2NaOH + H3PO4 ” Na2HPO4 + 2H2O (2)
3NaOH + H3PO4 ” Na3PO4 + 3H2O (3)
Cách 2: viết nối tiếp (khi cho từ từ NaOH vào H3PO4)
NaOH + H3PO4 ” NaH2PO4 + H2O (1’)
NaOH + NaH2PO4 ” Na2HPO4 + H2O (2’)
NaOH + Na2HPO4 “ Na3PO4 + H2O (3’)
- Dựa vào chất dư, chất hết
- Nếu kiềm dư: Phản ứng tạo muối trung hòa”viết phương trình theo pư (1)
- Nếu oxit axit dư: Phản ứng tạo muối axit”viết phương trình theo pư (2) hoặc (2’)
- Nếu không rõ chất dư, ta phải chia 3 trường hợp
* TH1. Phản ứng tạo muối trung hòa
* TH2. Phản ứng tạo muối axit
* TH3. Phản ứng tạo 2 loại muối ” viết cả hai phương trình pư (1) và (2) hoặc (1) và (2’)
- Dựa vào số liệu đề bài cho
– Nếu không biết số mol của oxit axit, của kiềm và không cho biết tạo sản phẩm gì thì phải chia trường hợp để giải.
– Nếu biết được số mol thì ta đi xét tỉ lệ số mol để xác được sản phẩm tạo thành.
- Giữa oxit axit CO2(hoặc SO2) với dd kiềm hóa trị I NaOH (hoặc KOH):
b ≤ 1 → pư tạo muối axit (nếu <1 thì oxit axit dư) ” viết (2)
Nếu 1 < b < 2 → pư tạo 2 muối ” viết (1) và (2)
b ≥ 2 → pư tạo muối trung hòa (nếu >2 thì kiềm dư) ” viết (1)
- Giữa oxit axit CO2(hoặc SO2) với dd kiềm hóa trị II Ca(OH)2(hoặc Ba(OH)2):
c ≤ 0,5 → pư tạo muối axit (nếu <0,5 thì oxit axit dư) ” viết (2)
Nếu 0,5 < c < 1 → pư tạo 2 muối ” viết (1) và (2)
c ≥ 1 → pư tạo muối trung hòa(nếu >1 thì kiềm dư) ” viết (1)
- Giữa oxit axit P2O5(hay H3PO4) với dd kiềm hóa trị I NaOH (hoặc KOH):
Tuỳ thuộc vào tỉ lệ số mol: có thể có nhiều trường hợp xảy ra:
T ≤ 1 → tạo sản phẩm NaH2PO4 (và H3PO4 dư khi <1) ” viết (1)
Nếu 1 < T < 2 → tạo sản phẩm gồm: NaH2PO4 và Na2HPO4 ” viết (1) và (2)
T = 2 → tạo sản phẩm tạo thành là Na2HPO4 ” viết (2)
2 < T < 3 → tạo sản phẩm gồm: Na2HPO4 và Na3PO4 ” viết (2) và (3)
T ≥ 3 → tạo sản phẩm gồm: Na3PO4 (và NaOH dư khi > 3) ” viết (3)
MỘT SỐ CHÚ Ý:
* Nếu sục từ từ cho đến dư oxit axit vào dd kiềm thì đầu tiên pư sẽ tạo muối trung hòa, sau đó sẽ tạo muối axit. Thứ tự các pư như sau:
– Khi sục từ từ đến dư CO2 (hoặc SO2) vào dd NaOH (hoặc KOH):
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1)
CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3 (2)
– Khi sục từ từ đến dư CO2 (hoặc SO2) vào dd Ca(OH)2 (hoặc Ba(OH)2):
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2 (2)
* Nếu sục từ từ cho đến dư oxit axit vào dd chứa hỗn hợp hai loại kiềm hóa trị I và hóa trị II thì đầu tiên pư sẽ tạo muối trung hòa, sau đó sẽ tạo muối axit. Thứ tự các pư như sau:
Khi sục từ từ đến dư CO2 (hoặc SO2) vào dd chứa NaOH và Ca(OH)2:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (2)
CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3 (3)
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2 (4)
* Khi cho một oxit axit CO2vào một dd bazơ Ca(OH)2. Sau phản ứng thu được a gam kết tủa pư chắc chắn tạo muối trung hòa (kết tủa).
+ Nếu thấy nCa(OH)2 > nCaCO3 hoặc không biết số mol của Ca(OH)2 thì phải chia 2 TH:
– TH1. Chỉ xảy ra pư (CO2 thiếu so với Ca(OH)2)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
– TH2. Xảy ra 2 pư (CO2 dư so với Ca(OH)2)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
+ Nếu thấy nCa(OH)2 = nCaCO3 thì bài toán chỉ có một TH (theo TH1)
Bài tập : cho oxit axit + hỗn hợp dung dịch kiềm
Có 200 ml dung dịch A gồm : NaOH 1M và KOH 0,5 M. Sục V lit khí CO2 ở đktc với các trường hợp V1 = 2,24 lit, V2 = 8,96 lit, V3 = 4,48 lit. Thu được dung dịch B, cô cạn B thu được m gam chất rắn khan. Tính m trong các trường hợp ?
Hướng dẫn giải
Đối với bài này nếu dùng phương trình phân tử sẽ gặp nhiều khó khăn lập hệ rất dài dòng. Vì vậy khi gặp dạng này ta nên giải theo phương trình ion.
TH1 : V1 = 2,24 lit CO2 đktc
nCO2= = 0,1 mol
nOH-= 0,2.1 + 0,2.0,5 = 0,3 mol
số mol OH-:số mol CO2 =3 > 2 chỉ tạo ra muối trung tính CO32-
CO2 + 2 OH– => CO32- + H2O
0,1 0,3 0,1
Cô cạn dung dịch B khối lượng chất rắn khan là khối lượng các ion tạo ra các muối :
m = mK+ + mNa+ + mCO32- + mOH -dư
= 0,2.0,5. 39 + 0,2.1. 23 + 0,1. 60 + (0,3 – 0,2).17 = 16,2 (g)
TH2 : V2 = 8,96 lit CO2 đktc
nCO2 = = 0,4 mol
nOH- = 0,2.1 + 0,2.0,5 = 0,3 mol
số mol OH-:số mol CO2 =o,75 = < 1 chỉ tạo ra muối axit HCO3–
CO2 + OH–‑ => HCO3–
0,4 0,3 0,3
Cô cạn dung dịch B khối lượng chất rắn khan là khối lượng các ion tạo ra các muối :
m = mK+ + mNa+ + mHCO3–
= 0,2.0,5. 39 + 0,2.1. 23 + 0,3. 61 = 26,6 (g)
TH3 : V3 = 4,48 lit CO2 đktc
nCO2= = 0,2 mol
nOH-= 0,2.1 + 0,2.0,5 = 0,3 mol
1 < số mol OH-:số mol CO2=1,5 < 2 tạo ra 2 muối axit HCO3– và CO32-
CO2 + OH–‑ => HCO3–
a a a
CO2 + 2 OH–‑ => CO32- + H2O
b 2b b
a + b = 0,2 (1)
a + 2b = 0,3 (2) Giải hệ có a = b = 0,1 mol
Cô cạn dung dịch B khối lượng chất rắn khan là khối lượng các ion tạo ra các muối :
m = mK+ + mNa+ + mHCO3– + mCO32-
= 0,2.0,5. 39 + 0,2.1. 23 + 0,1. 61 + 0,1. 60 = 20,6 (g)
Tag: hidroxit ôxit tìm al2o3 hay axetic về lớp 9 sio2 cấu cong thuc luyện thực hành cro3 nào dưới đây fe nitric nhôm sunfuric fe2o3 dãy đúng sai hcl đồng clohidric j chứng minh so2 định nghĩa oxit+oxit- co công thức tổng quát quỳ tím quan trọng canxi làm màu oxi thế tuong ung yếu chuyên 10 kiểm tra tiết cthh hãy điều chế sắt kể lấy violet cộng nêu magie photphoric loãng td vs cr crom hno3 igf h20 hút ẩm muoi p sao vd ở cro clohiđric (hcl) dioxit hiđroxit