Nhiễm khuẩn là gì
Nhiễm khuẩn: là sự tăng sinh của các vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng dẫn tới phản ứng tế bào, tổ chức hoặc toàn thân, thông thường biểu hiện trên lâm sàng là một hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
Nhiễm trùng có thể tại một vị trí cố định hoặc đi theo đường máu lan khắp cơ thể. Tuy nhiên, một số vi sinh vật tự nhiên sống trong cơ thể không được xem là nhiễm trùng, ví dụ: vi khuẩn thường trú trong miệng và ruột. Vi khuẩn và virus không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhau và thường lây lan theo những con đường giống nhau. Đây là điểm tương đồng duy nhất giữa vi khuẩn và virus. Việc phân biệt nhiễm trùng do vi khuẩn và virus rất quan trọng cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh:
- Vi khuẩn là một thể duy nhất, chúng là tế bào rất phức tạp và có thể tự tồn tại bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Hầu hết các vi khuẩn không có hại. Trong thực tế, có nhiều vi khuẩn thường trú trên da và trong cơ thể của chúng ta, đặc biệt là trong ruột giúp tiêu hóa thức ăn.
- Virus có kích thước nhỏ hơn và có cấu tạo không phải là tế bào. Không giống như vi khuẩn, virus cần một vật chủ như con người hay động vật để nhân lên. Virus gây nhiễm trùng bằng cách nhập vào nhân bên trong các tế bào khỏe mạnh của vật chủ.
Triệu chứng của bệnh nhiễm trùng là gì?
Các triệu chứng phổ biến của bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus) là ho và hắt hơi, sốt, viêm, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi và chuột rút. Tất cả các phản ứng trên là cách mà hệ thống miễn dịch cố gắng loại bỏ sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus không hoàn toàn giống, hầu hết là do sự khác biệt về cấu trúc của sinh vật và cách chúng phản ứng với thuốc. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng rất đa dạng cho vấn đề nhiễm trùng.
Phân loại nhiễm trùng theo vị trí bệnh
Nhiễm trùng có thể được phân loại theo vị trí giải phẫu của cơ quan bị nhiễm bệnh, bao gồm:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Nhiễm trùng da
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Nhiễm trùng có nguồn gốc trong hay các mô xung quanh răng
- Nhiễm trùng âm đạo
- Nhiễm trùng ối.
Phân loại các thể bệnh nhiễm trùng
- Nhiễm trùng đơn độc: nhiễm trùng do 1 loại mầm bệnh gây nên.
- Nhiễm trùng phối hợp: nhiễm trùng do hai hoặc nhiều loại mầm bệnh gây nên.
- Nhiễm trùng thứ phát: nhiễm trùng trên cơ thể bị suy yếu do một nhiễm trùng khác (nhiễm nấm Candida thứ phát trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS…).
- Nhiễm trùng cục bộ: nhiễm trùng tập trung tại một vị trí nhất định.
- Nhiễm trùng toàn thân.
- Nhiễm trùng cấp tính (cấp diễn): cúm, lỵ…
- Nhiễm trùng mạn tính (trường diễn).
Các thể nhiễm trùng khác như: nhiễm trùng tái nhiễm, nhiễm trùng phôi thai (bệnh giang mai bẩm sinh), nhiễm trùng điển hình và không điển hình, nhiễm trùng chậm (nhiễm virus HIV), nhiễm trùng phân tử (do các acid nucleic. của virus xâm nhập vào cơ thể có thể gây bệnh).
Phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng nói chung
Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn
Các bác sĩ thường điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn bằng kháng sinh. Kháng sinh có thể diệt vi khuẩn hoặc ngăn chặn chúng nhân lên. Tuy nhiên, kể từ khi vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng tăng, các thuốc kháng sinh thế hệ mới nhất được chỉ định dùng cho các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng.
Điều trị nhiễm trùng do virus
Kiểm soát các triệu chứng bằng các loại thuốc khác nhau. Ví dụ: dùng paracetamol để giảm sốt. Sử dụng thuốc kháng virus để ngăn chặn sự nhân lên của virus, Ví dụ: dùng thuốc chữa HIV/AIDS. Thuốc kháng sinh sẽ không hiệu quả để điều trị nhiễm virus.
Biện pháp phòng tránh các bệnh nhiễm trùng
- Thường xuyên rửa tay thật kỹ (cách tốt nhất để tránh cảm lạnh)
- Khi bắt tay với người bị cảm lạnh là yếu tố nguy hiểm, cần tránh dụi mắt hoặc mũi ngay sau đó. Vì vi khuẩn hoặc virus có thể truyền bệnh thông qua việc chạm hoặc bắt tay với một người khác.
- Thực phẩm cần được nấu chín hoặc làm lạnh càng nhanh càng tốt, tránh để ở nhiệt độ thường quá lâu.
- Các loại rau và thịt phải được lưu trữ riêng, sử dụng các thớt khác nhau để chế biến thực phẩm sống và chín.
- Các loại thịt nên được chế biến sạch sẽ. Một số sinh vật sẽ chết khi thức ăn được nấu chín nhưng chúng vẫn có thể để lại các chất độc hại gây tiêu chảy và nôn mửa.
- Dịch cơ thể, như máu, nước bọt và tinh dịch, có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh và truyền bệnh. Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục để làm giảm nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục.
- Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà không có đơn chỉ định của bác sĩ. Khi sử dụng thuốc nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị: uống đúng loại thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian quy định.
- Phòng bệnh gây ra do virus bằng cách tiêm vắc xin như: viêm gan siêu vi A, B, cúm, viêm não Nhật Bản…
Trẻ bị nhiễm khuẩn nên ăn gì
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
- Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: Cháo, súp, sữa, nước trái cây.
- Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ.
- Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nẩy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.
- Trẻ còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa.
- Cho trẻ uống thêm nhiều nước: nước hoa quả tươi, nước bổi phụ nước và điện giải: oresol pha đúng cách.
- Khi khỏi ốm cho trẻ ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường.
Những thực phẩm nào không nên dùng khi trẻ mắc bệnh Nhiễm khuẩn?
- Thức ăn thô nhiều chất xơ: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng…
- Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng: kem, thức ăn quá nguội lạnh.
Những loại thực phẩm nào nên dùng khi trẻ mắc bệnh Nhiễm khuẩn?
- Gạo, khoai tây, các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh.
- Thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa.
- Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn.
- Các loại quả tươi: Cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa…
Những sai lầm nào về ăn uống các bà mẹ hay mắc khi trẻ bị bệnh Nhiễm khuẩn?
- Không tăng cường số bữa ăn mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn.
- Kiêng cho dầu mỡ vào bột, cháo của trẻ khi trẻ bị sốt, tiêu chảy.
- Kiêng cho trẻ ăn thịt gà khi trẻ bị sốt có ho, kiêng ăn cá, tôm, cua vì sợ trẻ càng ho nặng thêm.
Sốt nhiễm khuẩn là gì và nguyên nhân gây sốt
Sốt là triệu chứng của rất nhiều bệnh, đôi khi có thể dễ dàng tìm thấy nguyên nhân gây sốt nhưng cũng có lúc sốt không rõ nguyên nhân. Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37,5ºC (có thể lên đến 40-41ºC) thì được gọi là sốt.
Nguyên nhân gây sốt là do các bệnh nhiễm khuẩn gây nên có thể là vi khuẩn, vi nấm, kí sinh trùng…
Những nhiễm khuẩn gây sốt hay gặp ở trẻ: Với trẻ sơ sinh thì sốt có thể gặp trong nhiễm khuẩn rốn, nhiếm khuẩn do sặc nước ối, nặng hơn có thể viêm phổi, viêm phế quản…
Với các trẻ nhỏ, bệnh nhiễm khuẩn gây sốt nhiều nhất là viêm đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) như viêm mũi họng, viêm tai giữa…
Một số bệnh nhiễm khuẩn nặng gây sốt cao ở trẻ như sốt phát ban (sởi, sốt xuất huyết Dengue, thủy đậu), viêm màng não (do vi khuẩn não mô cầu, hemophilus influenzae), nhiễm khuẩn huyết…
Sốc nhiễm khuẩn, chuẩn đoán và cách xử trí sốc nhiễm khuẩn xem tại:
http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/hoi-suc-cap-cuu/soc-nhiem-khuan/1097/
Tag: bé 15 tháng 2 tuổi 3 4 dụ tiểu uốn ván 5 6 lớp 7 nhổ 8 9 amip bàn bạch chân báng cổ cung mủ chéo cột trướng dạ dày mặt e coli english ebv eng giòi maggot giác mạc mật giardia gót hậu sản môn dưới implant sao khớp khóe khuyên khoang mang kỵ khí háng xỏ xăm khôn tỏa lỗ lưỡi lợi lao liên công nghệ lông chó non môi mèo ngón candida ổ bụng khoa phúc proteus già móng đầu quai bàng quang roi thừa mổ tim sớm cắt slide thận thần kinh ương u bã cộng vết nội soi khâu vùng chậu bỏng vòm xoang khối xương hàm bộ y ngoại thú zona chua nữ em nướu icd 10 phun nhũ trình băng thương lớn tuỷ bọc sứ shock chống ung thư dấu tâm xước trĩ vẻ nâng webtretho wiki lý bôi xét nghiệm xóa thuận ycantho yếm đông gram đao nông mri 16 khách kênh14 2019 2018 giai đoạn bầu thái nhóm hp tre helicobacter pylori giun sán phá quản trichomonas sắc kín bô xe máy ấu đũa côn cắn vụ hà kawasaki xác khu listeria ngược dòng nam giới pseudomonas ph phim que rsv rickettsia rota salmonella đẻ staphylococcus shigella thuật tụ pdf whitmore tủy 103 2020 2012 vinamilk cập tiếng anh amidan chăm sóc chi phí tầng hoại fournier filler gãy gãi ngứa crp ghẻ ảnh gồm tượng what is mã j06 j khoé kế hoạch dự lăn kim noradrenalin nặn mụn má lúm bẩn biết lọc sưng tấy orl o so adeno 2017 diện dị ecoli fonterra gói giờ tục luận án lựa chọn châm osler ong rối loạn trực yêu hạn canh dương tài nghiên cứu khăn giấy ướt similac an hưởng 70 dân việt hpv lậu phẩy tả xoắn leptospira xưa tư 18 actinomyces acinetobacter baumannii chlamydia catheter giọt gbs gardnerella gối klebsiella