Hướng Dẫn Xử Lý Sự Cố Khi Tràn Đổ Hóa Chất

Hướng Dẫn Xử Lý Sự Cố Khi Tràn Đổ Hóa Chất

Trong quá trình thu gom, vận chuyển và lưu giữ, chất thải nguy hại có thể bị rò rỉ, đổ tràn. Việc rơi vãi chất thải lây nhiễm, đặc biệt là chất thải lây nhiễm có nguy cơ cao có thể gây lan truyền bệnh trong cơ sở y tế, chẳng hạn như có thể gây ra đợt bùng phát nhiễm trùng bệnh viện trong nhân viên và bệnh nhân, hoặc gây ô nhiễm đất và nước.

Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một quy trình chung bao gồm bước tiêu biểu nên được áp dụng trong trường hợp xảy ra sự cố đổ tràn chất thải y tế nguy hại như sau:

  1. Sơ tán vùng bị nhiễm bẩn.
  2. Làm sạch vùng mắt và da tiếp xúc với chất thải ngay lập tức.
  3. Thông báo cho người có trách nhiệm để phối hợp những hành động cần thiết.
  4. Xác định tính chất của chất thải đổ tràn.
  5. Sơ tán tất cả những người không liên quan đến việc dọp dẹp vệ sinh.
  6. Thực hiện sơ cứu và chăm sóc y tế cho người bị thương.
  7. Bảo vệ khu vực nhiễm bẩn để ngăn ngừa có thêm người bị phơi nhiễm.
  8. Cung cấp đầy đủ bảo hộ lao động cho người tham gia dọn dẹp vệ sinh.
  9. Hạn chế sự lan toả của đống chất thải.
  10. Trung hòa hay khử khuẩn vật liệu bị đổ tràn hay bị nhiễm bẩn nếu cần.
  11. Thu gom toàn bộ vật liệu bị đổ tràn hay bị nhiễm bẩn. (Vật sắc nhọn không bao giờ được nhặt bằng tay, nên sử dụng chổi và dụng cụ hốt hay những dụng cụ thích hợp khác). Chất thải đổ tràn và dụng cụ vệ sinh đã nhiễm bẩn khi vứt đi phải được đặt trong túi và thùng rác thích hợp.
  12. Làm sạch và khử khuẩn khu vực nhiễm bẩn, lau sạch bằng vải thấm hút. Không bao giờ được xoay miếng vải lau (hay vật liệu thấm hút chất thải) trong quá trình lau vì sẽ làm lan toả chất bẩn. Công việc làm sạch được thực hiện từ nơi bẩn ít đến nơi bẩn nhiều và phải thay vải lau ở mỗi giai đoạn. Nên dùng vải khô trong trường hợp đổ tràn chất thải lỏng, vải thấm nước (axít, ba zơ hay trung tính sao cho phù hợp) trong trường đổ tràn chất thải rắn.
  13. Rửa sạch khu vực nhiễm bẩn và lau khô với vải thấm hút.
  14. Làm sạch và khử khuẩn bất kỳ dụng cụ nào đã được sử dụng.
  15. Cởi bỏ bảo hộ lao động và giặt sạch hay khử khuẩn nếu cần.
  16. Tìm nơi chữa trị y tế nếu trong quá trình thực hiện có phơi nhiễm với chất nguy hại.

Quy trình xử lý sự cố tràn đổ hóa chất nguy hại

1. Bảo vệ sự cố tràn

Trước tiên, tạo một hàng rào xung quanh bên ngoài khu vực đổ tràn với phao quây hoặc gối. Điều này sẽ giữ cho sự cố giảm tràn lan và làm giảm tác động đối với môi trường và đồng nghiệp của bạn. Đặt phao quây hoặc gối một vài cm bên ngoài khu vực đổ tràn để ngăn ngừa sự cố tràn từ rào cản vượt qua..

Đối với sự đổ tràn trên mặt nước, sử dụng phao quây dầu để tạo hàng rào tránh sự cố tràn lan tràn rộng ảnh hưởng tới môi trường. Có thể sự dụng nhiều lớp để tạo thành hàng rào tùy thuộc vào địa hình, mức độ sự cố để tạo thành hàng rào hiệu quả

2. Ngăn chặn nguồn phát sinh

Sau khi sự đổ tràn bị hạn chế, tắt nguồn. Điều này có nghĩa là khi xảy ra sự cố tràn đổ hóa chất trên mặt sàn, trước hết phải ngăn chặn nguồn phát sinh (đóng van hay vòi, lật bình đổ lên…). Ngừng nguồn sẽ làm giảm tác động tổng thể của vụ đổ tràn, cung cấp môi trường làm việc an toàn hơn cho người phản ứng và cho phép đáp ứng nhanh hơn, hiệu quả hơn.

3. Làm sạch hóa chất

Sử dụng chất thấm thích hợp để hấp thụ ( tấm thấm hóa chất, tấm thấm dầu, bột trung hòa…), gối hoặc vật liệu thấm lỏng trong bộ dụng cụ để làm sạch, làm việc từ bên ngoài vào bên trong vụ đổ tràn. Sử dụng tấm thấm hóa chất/dầu để thấm nhanh, che phủ tràn tối đa và để quét bất kỳ dư lượng nào có thể để lại trên bề mặt. Sử dụng gối để hút nhiều lượng chất lỏng.Bột thấm hút cung cấp khả năng hấp thụ số lượng lớn và rất tốt cho việc loại bỏ chất tràn đổ vào các vết nứt và các khe hở trên bề mặt gồ ghề.

Đôi với việc sử dụng bột hấp thu :

  • Rắc bột thấm hút trong bao lên trên bề mặt của vùng dung dịch loang. Cần rắc thấp để tránh sinh bụi và hao phí.
  • Sau một vài phút, bột sẽ thấm hút và kết bao dung dịch tràn hay trung hoà đối với axit.
  • Dùng chổi cứng đảo qua đảo lại cho đến khi mặt sàn khô và sạch. Thông thường 1 kg chất thấm hút được 2-4 kg dầu. Nếu mặt sàn vẫn còn dấu vết của dầu thì có nghĩa là chất thấm hút dầu quá mức bão hòa. Cần bổ sung thêm chất thấm hút.

4. Xử lí chất hấp thu được sử dụng

Thu gom chất thải rắn (bột thấm hút ngấm dung dịch tràn) bằng xẻng và tiêu hủy theo qui định của Cơ quan bảo vệ môi trường địa phương. Tùy theo loại hóa chất được thấm hút mà áp dụng cách xử lý chất thải phù hợp. Chú ý dán nhãn vào thùng chứa chất thải nguy hại sau khi  thu gom.

Trên đây là một số giải pháp xử lý giải quyết sự cố liên quan đến tràn đổ hóa chất . Hi vọng với những thông tin trên phần nào giúp quý vị hình dung , định hình ra các công đoạn xử lý sự cố đầy nguy hiểm này.

TAGs : photpho học ty gỗ hơi khí mỡ cáu cặn nồi bùn cháy hầm cầu đựng hoá kịch bản diễn tập án kế hoạch biên phó huấn luyện mít trộm

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com