Hóa Chất Công Nghiệp Làm Được Những Gì

Hóa Chất Công Nghiệp Làm Được Những Gì

Hóa chất có lẽ là một cụm từ gây khá nhiều hiểu lầm nhất hiện nay . Khi nhắc đến hóa chất ai ai cũng tỏ rõ thái độ rè chừng ,  nghi ngờ . Thế nhưng ở thời điểm này, hóa chất có lẽ là một phần không thể thiếu trong đời sống con người. Hôm nay hóa chất Hanimex xin được có đôi dòng chia sẻ tới bạn đọc những ứng dụng vô cùng rộng của hóa chất trong công nghiệp.

Hóa chất phụ gia thực phẩm

1.1.    Định nghĩa:
Phụ gia là chất phụ thêm vào. Hầu như ngành công nghiệp nào cũng dùng phụ gia. Trong thực phẩm phụ gia được định nghĩa là: “những chất không được coi là thực phẩm hoặc một thành phần chủ yếu của thực phẩm, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng; được chủ động thêm vào thực phẩm với một lượng nhỏ, an toàn cho sức khỏe nhằm duy trì chất lượng, hình dạng, mùi vị, độ kiềm hay độ acid của thực phẩm, hoặc nhằm đáp ứng cho yêu cầu về công nghệ trong sản xuất, chế biến, đóng gói, vận chuyển và bảo quản thực phẩm”.(3)

     1.2.    Phân loại:

Phân loại phụ gia thực phẩm theo chức năng gồm 23 nhóm chất sau: (7)
1.    Chất điều chỉnh độ acid,
2.    Chất điều vị,
3.    Chất ổn định,
4.    Chất bảo quản,
5.    Chất chống đông vón,
6.    Chất chống oxy hóa,
7.    Chất chống tạo bọt,
8.    Chất độn,
9.    Chất ngọt tổng hợp,
10.    Chế phẩm tinh bột,
11.    Enzym,
12.    Chất đẩy khí,
13.    Chất làm bóng,
14.    Chất làm dày,
15.    Chất làm ẩm,
16.    Chất làm rắn chắc,
17.    Chất nhũ hóa,
18.     Phẩm màu,
19.    Chất tạo bọt,
20.    Chất tạo phức kim loại,
21.    Chất tạo xốp,
22.    Chất xử  lý bột,
23.    Hương liệu.

1.3.    Tác dụng:
– Làm tăng giá trị dinh dưỡng: Việc bổ sung chất dinh dưỡng có thể là để trả lại phần dinh dưỡng đã mất đi do việc chế biến thực phẩm, hoặc cho thêm những chất vốn không có trong loại thực phẩm đó. Như bánh mì, bột, gạo được cho thêm vitamin B là thành phần đã bị mất đi khi xay xát hay việc cho thêm i-ốt vào muối, thêm vitamin A, vitamin D vào sữa…

– Giữ cho thực phẩm an toàn, tươi lâu hơn: Thực phẩm thường bị một số vi khuẩn, nấm độc, mốc, men làm hư hỏng. Chất phụ gia có thể giúp bảo quản, làm chậm hư thối, giữ được phẩm chất và vẻ hấp dẫn của thực phẩm. Như sulfit được cho vào các loại trái cây khô, nitrit và nitrat được cho thêm vào các loại thịt chế biến như xúc xích, thịt muối, thịt hộp… Một số thực phẩm sau luôn được cho thêm các chất phụ gia để có thể bảo quản được trong thời gian dài: đồ uống, thực phẩm nướng, trái cây đóng hộp, bánh mì… Các loại thực phẩm được thêm chất chống ôxy hóa (anti-oxidant) để tránh có mùi, mất màu như dầu, mỡ, dầu giấm…

– Làm thay đổi bề ngoài của thực phẩm: Có nhiều chất phụ gia được cho vào thực phẩm với mục đích tăng vẻ bề ngoài hấp dẫn, như là:

+ Chất làm cho món ăn có độ ẩm, không khô cứng, hơi phồng lên và gia vị không dính với nhau như chất nhũ hóa lecithin ở sữa, lòng đỏ trứng, đậu nành, glycerin giữ độ ẩm và các gia vị trong dầu giấm, bơ lạc…

+ Chất chống khô cứng, đóng cục, dính lại với nhau như canxi silicate, silicon dioxyd. Các chất này có tác dụng ngăn bột, đường, muối hút nước rồi dính lại với nhau.

+ Chất làm bột nở, như muối bicarbonate, bột nở, natri phosphat hoặc một vài loại men, được dùng khi làm bánh nướng, bánh mì… giúp cho bánh mềm xốp, nhẹ hơn.

+ Chất phụ gia giúp các nguyên liệu dễ dàng hòa vào nhau.

+ Chất làm thay đổi độ axit, kiềm của thực phẩm, nhằm mục đích thay đổi cấu trúc, hương vị cũng như tăng sự an toàn của món ăn như kali, axit tartaric, axit lactic, axit citric…

– Làm tăng mùi vị và sức hấp dẫn của thực phẩm: Một số chất màu có công dụng làm cho thực phẩm có vẻ ngoài hấp dẫn hơn hoặc phục hồi màu sắc nguyên thủy của thực phẩm; làm cho các món ăn khác nhau có cùng màu; duy trì hương vị vitamin dễ bị phân hủy vì ánh sáng; tạo cho thực phẩm có dáng vẻ đặc trưng, dễ phân biệt. Chất màu có thể là hóa chất tổng hợp hoặc chất màu thiên nhiên lấy từ thực vật. Chất màu thường được sử dụng là beta caroten (tiền tố vitamin A), nước củ cải đường, cà rốt, nghệ…

– Tác dụng khác: Cung cấp thêm một vài thành phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho một số đối tượng đặc biệt, như đường hóa học tạo vị ngọt cho thực phẩm nhưng chúng không sinh hoặc ít sinh năng lượng nên được sử dụng để thay thế đường cho bệnh nhân đái tháo đường và bệnh nhân béo phì.

2. Hóa chất tẩy rửa

       2.1.    Định nghĩa:
– Chất tẩy tổng hợp do các thành phần hoá chất trộn lại với nhau theo những qui trình phức tạp. Thành phần chất tẩy dùng để tẩy rửa thật sự gọi là chất hoạt động bề mặt (surfactant).

– Chất hoạt động bề mặt được chế tạo từ nhiều thành phần nguyên liệu khác nhau, gồm có dầu mỏ, mỡ động vật, và dầu thực vật. Những qui trình hoá học tham gia vào việc chế biến hết sức phức tạp. Ví dụ, mỡ động vật phải được thử nghiệm với một số hóa chất khác – cồn, khí hydro, axit sunfuric, chất kiềm – để chế ra chất hoạt động bề mặt đều được sử dụng.

– Chất hoạt động bề mặt phải được trộn với chất phụ gia dùng trong gia dụng và với những hóa chất khác nhằm giúp tẩy sạch toàn bộ các vết bẩn và giữ cho các chất bẩn không bám lại trên vật đã tẩy sạch. Thuốc tẩy đặc biệt, chất màu, chất ổn định, chất tạo bọt (dùng trong gia dụng) cũng được thêm vào.

– Chất tẩy tổng hợp phổ biến là do chúng cho ra bọt ở bất kì loại nước nào, cứng hay mềm, nóng hay lạnh. Ngày nay, hầu hết các sản phẩm rửa bát đĩa hay giặt áo quần đều gói trong bao nhựa, người ta gọi chung là chất tẩy rửa. Còn xà phòng là loại phổ thông nhất để làm vệ sinh cá nhân.

     2.2.    Phân loại:
– Các hóa chất tẩy rửa có tính kiềm: Chất tẩy rửa có tính kiềm là chất tẩy rửa có nguồn gốc từ hóa chất kiềm có độ pH lớn hơn hoặc bằng 8. Sodium hydroxide (NaOH) là một chất tẩy rửa có tính kiềm mạnh với độ pH của nó là 14, loại này là một hóa chất làm sạch với công nghệ rất ưu tú, hiệu quả trong việc làm sạch dầu mỡ từ công nghiệp, được sử dụng rộng rãi trong việc làm sạch hệ thống ống dẫn nước và hệ thống cống nước thải của thành phố. Dạng hóa chất tẩy rửa khác có tính kiềm nhẹ hơn so với loại hóa chất tẩy rửa kiềm mạnh này có độ pH trong khoảng từ 8 đến 12 cũng là dạng hóa chất tẩy rửa sử dụng tốt trong việc tẩy rửa dầu mỡ, loại này rất hiệu quả trong việc tẩy rửa dơ bẩn và dầu mỡ bám trên bề mặt. Nhìn chung những chất tẩy rửa kiềm dùng trong công nghiệp có tính ăn mòn.

– Các hóa chất tẩy rửa có tính a-xit: Các hóa chất tẩy rửa có tính a-xít là chất tẩy rửa mạnh được làm từ các loại a-xít như: a-xít sulfuric (H2SO4), a-xít hydrochloric (HCl) hoặc a-xít hydrofluoric (HF). Chúng rất hiệu quả trong việc làm sạch các chất cặn bã khoáng sản, nhưng lại là chất tẩy cực kỳ ăn mòn. Chất tẩy có tính a-xit nhẹ rất tốt trong việc điều chỉnh và làm mềm nước. A-xit phosphoric (H3PO4) là một chất tẩy rửa an toàn để loại bỏ cặn bã xà phòng và các cặn bã vôi. Phối trộn một chất tẩy rửa có tính a-xít với một chất tẩy rửa có tính kiềm là một thực hành rất nguy hiểm. Chất tẩy có tính a-xít sodium hypochlorite (NaClO), trộn với amoniac (NH3) cũng là một acid, sẽ cho ra khí rất độc hại khi bạn hít vào, đó là khí clo (Cl2).

– Các dung môi hóa chất tẩy rửa (các hóa chất tẩy rửa có tính hòa tan): Các chất dung môi hóa chất tẩy rửa được sử dụng như là chất tẩy nhờn công nghiệp. Bởi vì các dung môi có tính năng không dẫn điện, vì thế cho nên các chất tẩy dung môi thích hợp trong việc sử dụng tẩy rửa trên các động cơ điện, và các bộ phận động cơ điện khác trong khi thiết bị đang hoạt động (với mục đích ngăn chặn nguy cơ gây sốc cho nhân viên, hoặc gây thiệt hại đến máy móc). Một số dung môi tẩy rửa được sử dụng như là thuốc tẩy nước sơn móng tay, chất tẩy sơn dầu. Một số dung môi mang đến nguy hiểm cho người sử dụng, nguy cơ tổn hại cho sức khỏe người sử dụng một cách đáng kể trong một thời gian. Chính vì vậy, điều cần thiết quan trọng cho người sử dụng dung môi hóa chất là nên chú ý đến Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS (Material Safety Data Sheet), để biết cách sử dụng đúng, giúp bảo vệ sức khỏe an toàn.

– Xà phòng và các loại thuốc tẩy: Một số các chất tẩy rửa được sử dụng lâu đời nhất đó là thuốc tẩy sạch và xà phòng, các loại thuốc tẩy sạch và xà phòng có chứa các chất hoạt động bề mặt, nên nó làm giảm sức căng bề mặt của nước, tính năng này làm cho chúng trở thành chất tẩy rửa hiệu quả. Xà phòng và thuốc tẩy cũng là chất nhũ hóa chất béo, mỡ bôi trơn và các loại dầu. Xà phòng và chất tẩy rửa, cả hai đều hòa tan trong nước, nhưng mặt hạn chế của xà phòng và chất tẩy rửa là chúng không hoạt động hiệu quả trong nước cứng (nước cứng là thuật ngữ dùng để chỉ nước có chứa các hàm lượng cao các ion như Ca2+, Mg2+, các ion này sẽ tạo kết tủa với các gốc a-xít béo làm xà phòng ít bọt và giảm tác dụng tẩy rửa đáng kể).

– Rượu hay cồn: Mặc dù không phải là một chất tẩy rửa hiệu quả như các dung môi tẩy rửa, nhưng rượu hay cồn cung cấp một giải pháp làm sạch an toàn không gây độc hại cho môi trường, tốt hơn cho môi trường so với chất tẩy rửa dung môi, cho độ chính xác của sự làm sạch và các thành phần điện cơ. Rượu hay cồn có thể được sử dụng như một chất vệ sinh các dụng cụ quang học và các bảng mạch in, bởi tính năng của nó bốc hơi nhanh không làm tổn hại đến các dụng cụ này.

– Hóa chất tẩy rửa citrus: Hóa chất tẩy rửa citrus là các loại chất làm sạch được chế tạo từ nguồn cam quýt tự nhiên (vỏ của họ cây citrus như cam, quýt, chanh, bưởi…). Ngày nay chất tẩy rửa citrus được nhanh chóng thay thế cho các chất tẩy rửa có tính acid, chất tẩy rửa có tính kiềm và dung môi tẩy rửa, bởi vì các chất tẩy rửa citrus là tốt hơn cho môi trường và an toàn hơn cho người sử dụng. Các chất tẩy rửa citrus được làm từ d-Limonene, dầu chiết xuất từ vỏ trái cây họ cam quýt.

– Các hóa chất tẩy rửa hiện đại ngày nay đa dạng, rất mạnh và hiệu quả. Vì vậy, nếu bạn sử dụng không đúng loại, hoặc bạn pha trộn không đúng cách, thì hóa chất mà bạn sử dụng không những làm tổn hại đến bề mặt chất liệu cần làm sạch, mà nó còn có thể gây nguy hiểm cho bạn là người sử dụng loại hóa chất tẩy này. Cho dù bạn có đọc những dòng chữ nghi trên nhãn hóa chất cũng không thể cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết, và đa phần trên nhãn hóa chất tẩy rửa không cho bạn biết thành phần chất gì có trong sản phẩm. Mặc dù tất cả các sản phẩm được sử dụng trong một hoạt động làm sạch cho phép lưu thông trên thị trường, nhưng khi sử dụng bạn cũng cần phải có một Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS). Trong bảng chỉ dẫn này hướng dẫn cho bạn biết sản phẩm mà bạn đang sử dụng, trong đó có những chất gì và cảnh báo cho bạn biết về các mối nguy hiểm, và cách xử lý tình huống liên quan đến sản phẩm này. Bạn cần phải tìm hiểu bởi thông tin này không có ghi trên nhãn của các sản phẩm gia dụng. Bài viết dưới đây giúp cho bạn biết cách sử dụng hóa chất tẩy phù hợp với mục tiêu tẩy của bạn, giúp bạn lựa chọn chất tẩy phù hợp với tính năng tẩy cũng như giúp bạn có một kiến thức bao quát về các dạng hóa chất tẩy gia dụng.

   3. Hóa chất mỹ phẩm

3.1.    Định nghĩa:
Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.(3)

     3.2.    Phân loại: (2)
1.    Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân…),
2.    Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hoá học),
3.    Chất phủ màu (lỏng, nhão, bột),
4.    Phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh…,
5.    Xà phòng tắm, xà phòng khử mùi…,
6.    Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh…,
7.    Sản phẩm dùng để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel…),
8.    Sản phẩm tẩy lông,
9.    Sản phẩm khử mùi và chống mùi,
10.    Sản phẩm chăm sóc tóc,
11.    Nhuộm và tẩy màu tóc,
12.    Uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc,
13.    Các sản phẩm định dạng tóc,
14.    Sản phẩm làm sạch (sữa, bột, dầu gội),
15.    Sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc (sữa, kem, dầu),
16.    Các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp),
17.    Sản phẩm dùng cạo râu hoặc sau khi cạo râu (kem, xà phòng, sữa…),
18.    Sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt,
19.    Sản phẩm dùng cho môi,
20.    Sản phẩm để chăm sóc răng và miệng,
21.    Sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, móng chân,
22.    Sản phẩm dùng để vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài,
23.    Sản phẩm chống nắng,
24.    Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng,
25.    Sản phẩm làm trắng da,
26.    Sản phẩm chống nhăn da,
27.    Sản phẩm khác (đề nghị ghi rõ)…

     3.3.    Tác dụng:
– Mỹ phẩm được sử dụng cho những phần cho phép của cơ thể với mục đích duy nhất hoặc mục đích chính là làm sạch, làm thơm hoặc thay đổi vẻ bề ngoài hoặc điều chỉnh mùi cơ thể hoặc bảo vệ, giữ gìn chúng trong điều kiện tốt.

– Lưu ý sản phẩm có thể có công dụng thứ hai hoặc công dụng phụ nằm ngoài phạm vi nói trên.

Hóa chất diệt chuột

5.1.    Định nghĩa:
– Sản phẩm thương mại để diệt các loại gặm nhấm, chuột, sóc, chuột túi, & các loại động vật nhỏ khác, nhưng không được gây độc cho người và các vật nuôi.(8)

     5.2.    Phân loại:

– Phân loại theo hợp chất:(8)
+ Hợp chất vô cơ: arsen, thallium, phospho vô cơ, phosphua kẽm.
+ Hợp chất hữu cơ: trifluoroacetat, warfarin, strychnin.

– Phân loại theo mức độ độc tính LD50:(8)
+ Thuốc diệt chuột độc tính cao: LD50 gây chết < 50mg/kg.
+ Thuốc diệt chuột độc tính trung bình: LD50 gây chết 50mg – 500mg/kg.
+ Thuốc diệt chuột độc tính thấp: LD50 500mg – 5.000mg/kg.

– Phân loại theo loại độc tính LD50:(8)
+ Nhóm tác dụng gây co giật: strychnin, natri monofluoroacetat và trifluoroacetamid.
+ Nhóm tác dụng trên tim: red squill.
+ Nhóm tác dụng gây chảy máu: warfarin, các chất chống đông.

TAGs :mút đá nhôm bò cơm gấp dẻo trẻ đồng giả cổ tự lẩu rụng vịt giấy mồi câu băng quỳ xanh ron gạch sáng thang tôn địa nổ vàng bún lý giàu kỹ bài tập mau đánh sàn cái mát dịch x tím y thau quy lớp cde glyxin đơn tiếng anh cháy nhập khẩu chén sôi phiếu ddt myelin giảng trung ankan thoái hcl ca2 so4 koh nacl sbt soạn bản su xe nail dãy quá não bán wiki quán daewon vina ltd jumbo fsi formol wako siêu âm tấn phá luyện bốc mộ quân đội cười bó dị bền dmso ems este chữa sâu son atrine quế english translate to vietnamese dubni rp7 ruốc

Nguồn : Trích từ https://yteduphongtphcm.gov.vn/

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com