Đặc Điểm Tính Chất Thành Phần Của Phân Bón Hóa Học

Đặc Điểm Tính Chất Thành Phần Của Phân Bón Hóa Học

Phân hóa học hay phân vô cơ là những hóa chất chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây được bón vào cây nhằm tăng năng suất, có các loại phân bón hóa học chính: phân đạm (N), phân lân (P), phân kali (K), phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng. Bài viết dưới đây công ty hóa chất Hanimex sẽ chia sẻ tới quý vị độc giả một số thông tin cở bản về phân bón hóa học.

Khái niệm phân bón vô cơ

– Phân vô cơ (Mineral fertilizer) là các loại phân có chứa dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng (vô cơ) thu được nhờ chiết xuất hay các quá trình vật lý, hóa học, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng. trong đó:

+ Chất dinh dưỡng đa lượng là các chất bao gồm đạm tổng số (Nts), lân hữu hiệu (P2O5hh), kali hữu hiệu (K2Ohh) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.

+ Chất dinh dưỡng trung lượng là các chất bao gồm Canxi (Ca), Magiê (Mg), Lưu huỳnh (S), Silic hữu hiệu (SiO2) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.

+ Chất dinh dưỡng vi lượng là các chất bao gồm bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng dễ hấp thu được.

– Tên gọi phân hóa học chủ yếu là nói đến phân vô cơ.

Các dòng phân bón hóa chất vô cơ thông dụng

a) Phân đơn: Là loại trong thành phần có yếu tố dinh dưỡng đa lượng N hoặc P2O5 hữu hiệu hoặc K2O hữu hiệu.

– Phân đạm: Trong thành phần chính chứa chất dinh dưỡng đa lượng là đạm, đạm ký hiệu là N (N tổng số). Các loại phân đạm bao gồm phân urê, nitrat amon, sunphat amoni, clorua amoni, các muối vô cơ dạng nitrat, xianamit và hợp chất chứa nitơ.

Phân amôn nitrat (NH4NO3) có chứa 33-35% N. Phân đạm sunphat (NH4)2SO4 chứa 20-21% N, 39% S. Phân đạm clorua (NH4Cl) chứa 24-25% N. Phân Xianamit canxi chứa 20-21% N, 20-28% vôi, 9-12% than. Phân phôtphat đạm (phôt phat amôn) có 16% N, 20% P.

– Phân lân: Thành phần chính chứa chất dinh dưỡng đa lượng là lân, lân ký hiệu là P (tính bằng P2O5 hữu hiệu). Các loại phân lân bao gồm phân lân nung chảy, Supephosphat đơn, Supephosphat kép, Supe phosphat giàu, Canxi phosphat và các hợp chất có chứa phospho.

– Phân kali: Trong thành phần chính chứa chất dinh dưỡng đa lượng là kali, Kali ký hiệu là K (tính bằng K2O hữu hiệu). Các loại phân kali bao gồm phân kali clorua, kali sulphat, kali clorat và các hợp chất chứa kali.

Phân clorua kali chứa 50 – 60% K nguyên chất và một ít muối ăn.  Phân sunphat kali chứa 45-50% K nguyên chất, 18% S.

b) Phân phức hợp: Trong thành phần có chứa ít nhất hai chất dinh dưỡng đa lượng liên kết bằng liên kết hóa học: Phân DAP (diamoni phosphat), phân MAP (monoamoni phosphat), Sun-phat Ka-li Ma-giê, kali nitrat, Phân APP (amoni polyphosphat), nitro phosphat, kali dihydrophosphat…

c) Phân hỗn hợp hay còn gọi là phân khoáng trộn: Được sản xuất bằng cách phối trộn từ hai hay nhiều loại phân vô cơ như: phân đa lượng, phân trung lượng, phân vi lượng.

Có 3 hình thức phối trộn là 1) Trộn các loại phân khô với nhau một cách cơ giới, 2) trộn và vê viên thành viên, 3) sản xuất với nhiều các yếu tố lỏng (dạng dung dịch)

+ Phân vi lượng: đây là loại phân cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cho cây như B, Zn hay Mo …, nhưng đối với loại phân này thì nên sử dụng ít và đúng liều lượng ,nếu không sẽ làm chết cây.

+ Phân phức hợp: loại phân được tạo ra nhờ sự tương tác hoá học giữa các chất, cũng giúp tăng cường sức đề kháng và dinh dưỡng cho cây.

+ Phân hỗn hợp: Chứa cả 3 nguyên tố N, P, K hay còn gọi là phân NPK. Phân này được tạo thành khhi trộn lẫn 3 loại phân đơn trên. Tùy vào loại đát và cây trồng mà ta có thể trộn các thành phần khác nhau.

Một vài chú ý khi sử dụng phân bón hóa chất

Sử dụng phân vô cơ không đúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản và gây sức ép lên môi trường đất và môi trường sống. Thực tế đã cho thấy rằng, việc bón thiếu, thừa hay bón phân không cân đối đều làm giảm chất lượng nông sản. Thấy rõ nhất với yếu tố đạm, thừa đạm thì cây sinh trưởng quá mạnh, mô cơ giới kém nên cây mềm, rất yếu, dễ lốp đổ, làm tăng tỷ lệ nước trong cây, dễ bị sâu bệnh tấn công, ảnh hưởng xấu tới chất lượng nông sản, tăng hàm lượng nitrate (NO3-) trong nông sản.

Nếu bón thiếu đạm thì cây trồng rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất phẩm chất giảm. Ngoài ra bón phân không hợp lý và không đúng kỹ thuật thì gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến các thành phần cơ giới của đất, như phân đạm làm ô nhiễm nitrat nguồn nước ngầm, hiện tượng phản đạm hoá dẫn đến mất đạm, gây ô nhiễm không khí, làm đất hoá chua, hiện tượng tích đọng kim loại nặng Cu, Pb, Zn, Cd … trong nước và đất. Sử dụng các loại phân bón chua với nhiều và liên tục sẽ làm đất chua, ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. Ngoài ra việc bón phân không đủ trả lại lượng chất dinh dưỡng mà cây trồng lấy đi sẽ làm suy thoái đất trồng.

TAGs : tính của chung nào đặc điểm nêu 8 nhóm giải hạt nhân để biệt

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com