Cồn i ốt là gì
a. Cồn iod: Là hỗn hợp gồm iod, kali iodid và cồn. Nhược điểm của cồn iod là gây xót, kích ứng da và nhuộm màu da. Do vậy không dùng dung dịch cồn iod nồng độ trên 5% để sát trùng. Hạn chế sử dụng trên vùng da mặt, da nhạy cảm và chỉ sử dụng cho vết thương ngoài da, không dùng cho vết thương sâu, hở miệng.
b. Povidon iod: Povidon iod là phức giữa iod và polyvinyl pyrolidon, chứa 9 – 12% iod, dễ tan trong nước và cồn. Do tạo phức nên dung dịch povidon – iod sẽ giải phóng iod từ từ, kéo dài tác dụng diệt khuẩn, nấm, virut, động vật đơn bào, kén và bào tử. Mặt khác, tác dụng của thuốc kém hơn các chế phẩm chứa iod tự do, nhưng ít độc hơn, vì lượng iod tự do thấp hơn, dưới 1 phần triệu trong dung dịch 10%. Để sát khuẩn ngoài da và sát trùng vết thương, hiện nay hay dùng povidon – iod 10%. Còn dung dịch 1% dùng để súc miệng. Ngoài ra còn có một số dạng bào chế khác như gel bôi âm đạo, dung dịch vệ sinh âm đạo, bình khí dung chứa bột phun xịt…Sử dụng povidon iod ít độc hơn các chế phẩm chứa iod tự do nhưng thuốc vẫn có thể gây kích ứng da và niêm mạc, sử dụng nhiều lần trên vùng da tổn thương rộng có thể gây những tác dụng phụ toàn thân. Do vậy cũng cần lưu ý khi sử dụng những chế phẩm này.
Thuốc iod (dùng ngoài da) được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị các nhiễm trùng có thể xảy ra ở vết xước và vết cắt nhỏ. Thuốc hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng. Thuốc iod (dùng ngoài da) thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Sát trùng: ngăn ngừa và điều trị các nhiễm trùng nhỏ, vết thương trên bề mặt da; giảm tải vi sinh vật trên vết thương;
- Chữa lành vết thương: làm chậm sự hình thành vảy; làm tổn thương nhẹ và mềm.
Tên chung quốc tế Cồn Iod
Spiritus iodi concentratus
Dạng thuốc và hàm lượng Cồn Iod
Dung dịch iod 5% .
Hình: Cồn Iod – Thuốc sát trùng và thuốc khử khuẩn
Tác dụng của cồn i ốt
Trên thị trường povidon có nhiều dạng thuốc và nồng độ khác nhau: dạng dung dịch 1%, 7,5%, 10%; dạng mỡ 10%; gel 10%; viên đặt âm đạo, bột phun xịt 2,5%… Do thuốc có nhiều dạng dùng với các nồng độ khác nhau nên khi dùng cần chú ý.
– Đối với dạng dung dịch povidon 10% được dùng để bôi lên da (sát khuẩn) hoặc bôi vào vùng tổn thương (để tránh nhiễm khuẩn). Khi bôi không cần pha loãng. Dung dịch povidon iod giải phóng iod dần dần, do đó kéo dài tác dụng sát khuẩn diệt khuẩn, nấm, virut, động vật đơn bào, kén và bào tử.
– Đối với dung dịch 1% (dùng để súc miệng): có thể dùng dung dịch không pha hoặc pha loãng một nửa với nước ấm. Mỗi lần súc khoảng 10ml trong 30 giây và không được nuốt. Mỗi đợt dùng có thể kéo dài tới 14 ngày. Chỉ dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.
Tuy nhiên khi dùng thuốc có thể gây kích ứng tại chỗ, dị ứng như viêm da do iod, đốm xuất huyết (không dùng cho người có tiền sử quá mẫn với iod). Lượng iod quá thừa sẽ gây bướu giáp, nhược giáp hoặc cường giáp. Dùng chế phẩm nhiều lần trên vùng da tổn thương rộng sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn (vị kim loại, tăng tiết nước bọt, đau rát hơn). Bên cạnh đó có thể gây phản ứng toàn thân, gây nhiễm acid chuyển hoá, tăng natri huyết và tổn thương chức năng thận. Không được dùng thuốc này cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là sơ sinh.
Cách dùng cồn iod
Khi bôi, dung dịch povidon iod giải phóng iod dần dần (povidon được dùng làm chất mang iod), do đó kéo dài tác dụng sát khuẩn, diệt khuẩn, nấm, virut, động vật đơn bào, kén và bào tử… Vì vậy tác dụng của povidon iod thua kém hơn các chế phẩm chứa iod tự do, nhưng lại ít độc hơn (vì lượng iod tự do thấp hơn), nên sẽ an toàn hơn cho người dùng.
Povidon iod là thuốc sát khuẩn có phổ kháng khuẩn rộng, khô nhanh, chủ yếu là dùng ngoài. Liều dùng sẽ tùy thuộc vào vùng và tình trạng nhiễm khuẩn, vào dạng thuốc và nồng độ.
Đối với dạng dung dịch 10%, bôi dung dịch không pha loãng lên vùng da để khử khuẩn hoặc vào vùng tổn thương (ví dụ như vết thương, tổn thương zona, herpes…) để tránh nhiễm khuẩn. Ngày bôi 2 lần và nếu cần, phủ gạc lên vết thương.
Đối với dạng bột khô để phun 2,5%, người lớn và trẻ em trên 2 tuổi trước khi dùng phải lắc kỹ lọ, phun thuốc vào vùng tổn thương từ khoảng cách 15 – 20cm tới khi bột phủ kín vết thương, nếu cần phủ gạc lên vết thương. Không phun vào các khoang niêm mạc.
Với dung dịch súc miệng 1%, người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, dùng dung dịch không pha hoặc pha loãng một nửa với nước ấm. Mỗi lần súc miệng khoảng 10ml trong 30 giây và không được nuốt. Ngày có thể súc miệng tới 4 lần và có thể kéo dài tới 14 ngày liền.
Viên đặt âm đạo, trước khi đặt sâu vào âm đạo, phải làm ẩm viên thuốc bằng nước để thuốc khuếch tán tốt và không gây kích ứng tại chỗ. Nếu có kinh nguyệt trong khi đang điều trị, vẫn tiếp tục điều trị. Tuy nhiên với dạng viên đặt này người bệnh cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Khi dùng tại chỗ povidon iod có thể gây kích ứng tại chỗ (nhưng cũng ít và hiếm gặp). Tuy nhiên nếu dùng chế phẩm nhiều lần trên vùng da tổn thương rộng hoặc bỏng sẽ gây hấp thu toàn thân, gây nhiều tác dụng không mong muốn như vị kim loại, tăng tiết nước bọt, đau rát họng và miệng, mắt bị kích ứng, sưng, đau dạ dày, tiêu chảy, khó thở do phù phổi… Nặng hơn có thể có nhiễm acid chuyển hóa, tăng natri huyết và tổn thương thận. Vì vậy, nếu dùng povidon để sát khuẩn, ngoài tuân theo chỉ định của thầy thuốc, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng cho đúng nhé.
Cồn i ốt trị mụn
Mỗi ngày rửa mặt bằng nước nóng và xà phòng (hoặc xà phòng tắm axít boric, xà phòng tắm lưu huỳnh), không nên xoa kem nhuận da hoặc kem bôi mặt. Hoàn toàn không nên dùng tay nặn trứng cá, để phòng viêm, sưng mụn và để lại sẹo.
Để phòng chữa bệnh trứng cá hiệu quả thì nếu bạn không cẩn thận làm vỡ mụn, có thể dùng cồn xoa bên ngoài trứng cá và xoa một ít cao tiêu viêm ở chỗ mụn.
Cồn iốt có tác dụng diệt khuẩn và tiêu viêm rất mạnh vì vậy bạn có thể dùng bông tẩm xoa chỗ mụn, mỗi ngày sáng tối một lần, 2 ngày là có thể hết mụn.
Và để đề phòng chữa bệnh trứng cá hiệu quả hoặc tránh việc lây lan nhiều trứng cá thì bạn nên ăn ít mỡ, kẹo, ớt, hành tỏi, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Cồn i ốt cho trẻ sơ sinh – sát trùng rốn có độc hại không
Dung dịch povidon iodine là thuốc sát khuẩn, chủ yếu là dùng ngoài da. Đây là phức hợp của iod với polyvinyl pyrrolidon dễ tan trong nước và trong cồn, phóng thích iod từ từ và liên tục do đó kéo dài tác dụng. Thuốc được dùng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương… Đặc điểm của thuốc là dễ dùng, nhanh khô, không gây nóng rát vết thương, ít độc hơn chế phẩm iod tự do.
Với phụ nữ có thai và cho con bú, chỉ dùng thuốc povidon iodine theo chỉ định chặt chẽ của bác sĩ với liều tối thiểu, vì iod được hấp thu có thể qua hàng rào nhau thai và tiết vào sữa mẹ. Dung dịch povidon iodine chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi và trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non.
Rửa vết thương bằng cồn iod
Là dung dịch rửa vết thương thông dụng nhất, kháng khuẩn hiệu quả, ít gây độc tế bào, có thể sử dụng cho mọi loại vết thương. Tuy nhiên, hấp thụ iod có khả năng gây ra một số tác dụng phụ đáng kể. Các sản phẩm thương mại của povidine chứa một số chất tẩy, ảnh hưởng quá trình lành vết thương. Do đó, khi rửa trực tiếp vết thương hở nên pha loãng hoặc nên rửa lại với nước cất hoặc nước muối sinh lý sau khi dùng povidone iodine.
Lưu ý khi lựa chọn dung dịch rửa vết thương
Tùy theo từng loại vết thương và từng giai đoạn lành vết thương mà lựa chọn dung dịch rửa vết thương thích hợp:
– Vết thương nhỏ, nông, sạch, đơn giản: rửa bằng nước muối sinh lý, cồn 700, povidine pha loãng. Thường không cần khâu và có thể xử trí tại nhà.
– Vết thương sạch hoặc vết mổ sạch: rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc povidine pha loãng, có thể khâu kín vết thương.
– Vết thương nhiễm trùng, có dị vật dơ, giập nát mô mềm nhiều: cần rửa nhiều lần với nước muối sinh lý, povidine và cả oxy già. Sau khi rửa sạch cần được cắt lọc kỹ và để hở vết thương. Những trường hợp này nên được xử trí tại các cơ sở y tế, không nên tự xử trí vết thương tại nhà.
Tag: công 5 3 10 1-3 betadine giá chấm thức quy đỏ betadin chó mua đâu bao nhiêu bán