Chất nhũ hóa là gì
Chất nhũ hóa một hệ hai pha chứa hai chất lỏng không tan lẫn vào nhau, trong đó một pha phân tán trong pha còn lại dưới dạng những hạt cầu có đường kính 0,2-0,5 m.
Pha là một thành phần riêng biệt, đồng nhất, phân biệt với các thành phần khác của hệ thông qua bề mặt phân cách xác định.
Theo Wikipedia, chất nhũ hóa là gì? Chất nhũ hóa (hãy nhũ tương) là một hệ phân tán cao của hai chất lỏng mà thông thường không hòa tan được vào nhau. Nhũ tương là một dạng phân loại của hệ keo, mặc dù hệ keo và nhũ tương đôi khi được dùng thay thế cho nhau, về bản chất nhũ tương nên được dùng khi cả hai pha, pha phân tán và pha liên tục là chất lỏng.
Trong một nhũ tương, một chất lỏng (pha phân tán, pha nội) được phân tán trong một chất lỏng khác (pha liên tục, pha ngoại). Ví dụ về các nhũ tương bao gồm dầu giấm, sữa , mayonnaise , và một số chất lỏng cắt kim loại trong gia công kim loại.
Phân loại chất nhũ hóa là gì
Nhũ tương thường được phân loại theo tính chất của tướng phân tán và môi trường phân tán hoặc theo nồng độ của tướng phân tán trong hệ.
Theo cách phân loại đầu, người ta chia thành chất lỏng không phân cực (hoặc phân cực yếu) trong chất lỏng phân cực là các nhũ tương loại 1 hay nhũ tương thuận kí hiệu O/W (oil/water) và chất lỏng phân cực trong chất lỏng không phân cực là các nhũ tương loại 2 hay nhũ tương nghịch kí hiệu W/O (water/oil).
Theo cách phân loại thứ hai, nhũ tương được chia ra: nhũ tương loãng, đậm đặc và rất đậm đặc hay gelatin
-Nhũ tương loãng: là các nhũ tương chứa khoảng 0,1% tướng phân tán. Ở đây cần nói rõ nhũ tương loãng không chỉ đơn giản là nhũ tương có độ phân tán bé chế tạo bằng cách pha loãng nhũ tương đậm đặc, mà gồm cả các hệ có tính chất đặc trưng cho nhũ tương loãng.
Các hạt trong nhũ tương loãng có kích thước rất khác với kích thước hạt của các nhũ tương đặc và rất đặc. Các nhũ tương loãng là những hệ phân tán cao, có đường kính hạt phân tán quanh 10-5 cm. Hơn nữa, các nhũ tương loãng thường được tạo nên mà không cần thêm vào hệ các chất nhũ hoá đặc biệt.
-Nhũ tương đậm đặc: là những hệ phân tán lỏng-lỏng chứa một lượng tương đối lớn tướng phân tán, đến 74% thể tích. Kích thước của các hạt trong hệ tương đối lớn 0,1-1 m và lớn hơn.
Các nhũ tương đậm đặc rất dễ sa lắng và sự sa lắng càng dễ dàng nếu sự khác biệt về khối lượng riêng giữa tướng phân tán và môi trường phân tán càng cao. Nếu tướng phân tán có khối lượng riêng bé hơn của môi trường thì sẽ có sự sa lắng ngược, nghĩa là các giọt nổi lên trong hệ.
-Nhũ tương rất đậm đặc: hoặc nhũ tương gelatin hoá, thường là các hệ lỏng-lỏng trong đó độ chứa của tướng phân tán vượt quá 74% thể tích.
Ngoài ra ta còn có:
-Nhũ phức: dầu có thể phân tán trong pha nước của nhũ W/O để tạo ra hệ phức O/W/O, tương tự ta có hệ phức W/O/W.
-Nhũ trong: phần lớn các loại nhũ đều đục do ánh sáng bị tán xạ khi gặp các hạt nhũ phân tán, khi đường kính của những giọt cầu giảm xuống khoảng 0.05 m tác dụng của ánh sáng bị tán xạ giảm khi đó nhũ sẽ trong suốt. Nhũ trong còn được gọi là vi nhũ.
-Trạng thái keo: khi hoà tan đường vào nước, các phân tử đường phân tán vào nước ở dạng phân tử riêng rẽ, trạng thái này gọi là trạng thái hoà tan hoàn toàn. Đối với các nhũ đục đường kính hạt phân tán lớn hơn 0,2 m. Trạng thái keo là trạng thái trung gian giữa 2 trạng thái: hoà tan hoàn toàn và nhũ đục. Kích thước các hạt keo vào khoảng 0,05-0,2 m.
Nhữngchất nhũ hóa là gì thuộc loại trên :
– Những chất gum (nhựa, cao su) như cacboxy metyl cellulose…. được dùng làm chất làm sệt pha háo nước của nhũ tương mỹ phẩm.
– Những chất màu cũng được sử dụng trong sản xuất kem, chúng phân tán tốt tạo ra hệ keo.
Đối với nhũ có pha liên tục ở trạng thái lỏng, phân thành 2 loại: ưa lỏng và kị lỏng.Ví dụ: những chất gum khi phân tán trong nước tạo ra hệ keo lỏng gọi là keo ưa nước, những chất màu phân tán trong nước tạo ra hệ keo kị lỏng gọi là keo kị nước.
Bản chất của chất nhũ hoa là gì?
– Bản chất và hàm lượng của chất tạo nhũ đều có ảnh hưởng đến tính chảy của hệ nhũ, những ảnh hưởng lên tính bền của nhũ, ví duï: nhũ nước trong dầu khoáng chứa 60% trọng lượng là H2O và được ổn định bằng xà phòng Canxi, thường là kem đặc. Nếu nhũ nước dầu khoáng được ổn định bằng sorbitan sesquioleate thì nhũ sẽ mềm hơn.
Sự khác biệt này không chỉ do những khác nhau về sự phân tán kích thước thành phần mà còn do bản chất của lớp film phn cch. xà phòng Canxi tạo một lớp film cứng, trong khi lớp film do sesquioleate tạo ra khi được cho vào nhũ đ được ổn định bằng xà phòng Canxi sẽ tạo ra một nhũ mềm hơn và bền hơn hệ nhũ ổn định bằng xà phòng đơn giản.
Tác động này có thể được giải thích dựa trên những khác biệt về bản chất của lớp film, lớp film xà phòng sorbital sesquioleate Ca dễ bị vỡ hơn lớp film xà phòng Canxi cứng.
Trạng thái độ nhớt của nhũ O/W ổn định bằng xà phòng được gia tăng khi thêm vào đó những chất tạo nhũ như: cetyl alcol, glyceryl monostearat…
Như những trường hợp trên, những thay đổi về bản chất của lớp film phân cách là do những ảnh hưởng lên độ nhớt cũng như tính bền.
Điểm mặt các ứng dụng của chất nhũ hóa
Các chất nhũ hóa trong mỹ phẩm
Hiểu một cách đơn giản nhất, chất nhũ hóa là một chất có tác dụng giảm sự phân pha giữa dầu và nước – hai thành phần không thể thiếu trong các loại mỹ phẩm. Chất này ngăn các giọt dầu lắng đọng; giúp dầu phân tán đều trong mỹ phẩm. Thông thường, có 2 loại chất nhũ hóa trong mỹ phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất 1 loại mỹ phẩm.
Chất nhũ hóa tự nhiên khó có thể thay thế cho chất nhũ hóa hóa học. Có thể kể đến một vài loại chất nhũ hóa như:
– Natri Borat: Là sự kết hợp giữa Borax và sáp ong
– Polawax: gồm rượu ceteary và polysorbate 60 glyceryl stearate hoặc sorbitan stearate kết hợp với ceteareth-20
– Elmulsifying Wax NF với đặc tính của cetyl alcohol và có độ dẻo của stearyl
– Lecithin chứa phospholipid, là một loại chất nhũ hóa tự nhiên
Và nhiều loại chất nhũ hóa tự nhiên khác cũng được ứng dụng làm chất nhũ hóa trong mỹ phẩm.
Ứng dụng của chất nhũ hóa trong sản xuất thực phẩm
Sản phẩm từ ngũ cốc.
Đối với các bột hạt ngũ cốc, các chất nhũ tương không chỉ làm tăng tính chất của sản phẩm mà làm thuận lợi hơn trong quá trình chế biến. Schuster và Adams (1984) đã nghiên cứu rất kỹ về cơ chế tác động của bánh khi cho chất ổn định vào trong quá trình sản xuất. Tác động của các chất làm ổn định có nhiều mặt:
- Làm tăng khả năng tạo các sản phẩm khác nhau của bột.
- Tăng khả năng chịu khi phối trộn bằng cơ giới
- Tăng khả năng giữ khí khi cho nấm men ít
- Làm tăng khối lượng bánh
- Tăng kích thước bề mặt, tăng cấu trúc vật lý.
- Tăng khả năng bảo quản
- Làm giảm lượng shortening
- Tăng khả năng cắt mỏng
Phần lớn các nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu tính chất của lecithin để ứng dụng trong sản xuất kinh doanh. Các tính chất đó bao gồm:
- Làm tăng khả năng hấp thụ nước
- Giảm thời gian trộn
- Làm tăng khả năng hoạt động của máy móc
- Làm tăng thời gian bảo quản
Sản phẩm sữa- Cream.
Cream ở hai dạng lạnh hay dạng đông đặc do tính chất phụ gia nhũ tương. Protein và lecithin đã có tác dụng rất tốt đến chất lượng ổn định sản phẩm.
Các chất nhũ tương làm tăng phân tán của chất béo, khả năng tương tác giữa protein và chất béo, khả năng sấy, khả năng tạo hình, khả năng liên kết không khí, tăng khả năng phân tán (Flack, 1983, Walker, 1983). Ngoài ra các chất nhũ tương tăng màng protein xung quanh bọt khí trong cream.
Cream là hiện tượng nhũ tương dầu trong nước. Nhưng khi sử dụng monoglyceride thì cream lại trở thành trạng thái nhũ tương nước trong dầu( Berger, 1976). Các chất nhũ tương làm tăng khả năng tạo bọt, tăng khả năng định hình của cream khi làm lạnh, tạo độ cứng nhất định cho cream
Trong sản xuất cream, người ta thường sử dụng monoglyceride, ester polyoxyethylene sorbitan của acid béo. Hai chất nhũ tương này có hiệu quả nhất (Berger, 1986)
Ngoài ra, Flack (1985) cũng cho thấy ngoài monoglyceride xịn có thể sử dụng diglyceride, ester acid lactic của monoglyceride. Ester acid lactic của monoglyceride thường làm ổn định bọt trong cream.
Sản xuất kẹo
Trong sản xuất kẹo, người ta sử dụng triglyceride (Amomymais 1983), Ester đường của acid béo, Ester sorbitan của acid béo.
Ester glycerol của acid béo ester propylene glycol của acid béo. Liều thường dùng khoảng 0,01-0,5% theo trọng lượng. Polyglycol được sử dụng để làm vỡ các loại kẹo (Herzing và Palamidis 1984)
Sản xuất Mayonnaise tiệt trùng
Sản phẩm nhũ tương Mayonnaise có thành phần cấu thành bao gồm dầu ăn, đường và muối, chất nhũ tương loại 1 và 2 và axit acetic hoặc dấm. Trọng lượng bao gồm: lượng Dầu ăn từ 55% tới 85%, đường tối thiểu 1%, muối ít nhất 0.5% và thành phần axit acetic hoặc dấm từ 0,1 đến 20% để nhũ tương có độ pH từ 2 đến 5.
Thành phần nhũ tương 1 bao gồm protein đậu nành, protein đậu, bột sữa không kem, bơ sữa và/hoặc cazein trong quá trình đun nóng có thể bị biến chất khoảng 70% và 80%. Thành phần nhũ tương 2 bao gồm monoglyceride, ethoxylate monoglyceride, polyoxyethylene sorbitan, glycerin, axit béo monoester và axit béo diester. Sản phẩm nhũ tương được thực hiện bằng cách trộn nước, đường, muối và nhũ tương 1 và 2.
Hỗn hợp này sẽ được đun nóng để các protein trong hỗn hợp này bị biến đổi ở mức độ giữa 70% và 80%, để nguội, sau đó cho thêm axit axetic hoặc giấm để hóa hỗn hợp được làm lạnh, thêm dầu ăn vào hỗn hợp được hóa chua, sau đó làm đồng nhất sản phẩm chứa dầu.
Chất nhũ hóa trong dầu gội
Cetrimonium chloride :
Có khả năng tương thích tuyệt vời với những chất hoạt động bề mặt không ion, cation, các dung môi phân cực. Có tác dụng chống tích điện cho tóc, chống rối, chống xoăn, nhũ hoá dầu và nước, làm mềm tóc khô, kháng khuẩn.
Tan trong nước. pH: 3,1-5,1. Tỉ lệ sử dụng: 0,5-4%, thêm vào giai đoạn nước. Ứng dụng: dầu gội, dầu xả, sản phẩm chống xoăn, rối.
Cetrimonium chloride được sử dụng hầu hết trong các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội, dầu xả, kem dưỡng chống xoăn, rối với tỷ lệ dùng khoảng 0.5 – 4%. Trong hóa trình hoạt động trong mỹ phẩm, thông thường nó giúp điều trị các vấn đề hư tổn của tóc bằng cách thay thế protein, tái cân bằng độ ẩm cho tóc từ đó giúp mái tóc chắc khỏe, bóng mượt chống lại những hư tổn do chải tóc và nhiệt độ quá cao.
Cetrimonium chloride còn được sử dụng như chất hoạt động bề mặt hiệu quả, khả năng cân bằng điện tích trên bề mặt tóc giúp tóc mượt mà hơn trong thời tiết lạnh, khô…
Cream maker blend:
Có khả năng tự nhũ hoá, làm dày nhũ tương bao gồm glyceryl monostearate (48-52%) & PEG-100 Stearate (48-52%). Nhũ hoá dầu trong nước, giúp ổn định nhũ tương mà không cần sử dụng thêm chất trợ nhũ hay chất nhũ hoá khác, đem lại cho sản phẩm một kết cấu ổn định, mịn đẹp.
Cách sử dụng: làm chảy cream maker blend bằng nhiệt độ trước khi cho vào dầu hoặc nước. Cream maker blend sẽ phân tán vào dung dịch, nhũ hoá dầu trong nước đồng thời làm dày sản phẩm.
Không tan trong nước. Phân tán trong dầu và nước. Tỷ lệ sử dụng: 2-8%. HLB: 11,2. Độ pH: 5,5 – 7.
Bột nhũ hóa hệ nguội:
Có nguồn gốc từ dầu hạt cải, dầu dừa và dầu thực vật. Bột nhũ hoá hệ nguội được sản xuất với thành phần tương tự những chất béo cơ bản hiện diện trên bề mặt tóc, được cân bằng giữa tính ưa nước và kị nước để đảm bảo cân bằng độ nhớt, bết và độ mềm mượt giúp cho sản phẩm tạo độ trơn mềm mà không gây bết dính.
Đặc tính: có khả năng nhũ hoá ngay lập tức mà không cần gia nhiệt, tạo cảm giác mềm, mượt cho da và tóc mà ko bị bết rít. Có khả năng chống rối, chống khô xơ, chống tĩnh điện và làm mềm tóc.
Hướng dẫn sử dụng: thêm vào nước lạnh và trộn đều cho đến khi sản phẩm có kết cấu mịn, có thể gia nhiệt để dễ sử dụng hơn.
Tỷ lệ sử dụng: 5 – 10%. Ứng dụng: cream, lotion, serum, dầu xả…
Sáp tạo gel:
Việc sử dụng các hoá chất trong quá trình làm tóc, thời tiết khô lạnh khiến tóc càng dễ tích điện. Khi tóc bị tích điện sẽ khó tạo nếp, dễ bám dính vào da và trở nên khô xơ, cứng. Do tóc tích điện âm nên các sản phẩm chống rối và chống tích điện cho tóc phải chứa điện tích dương để giúp trung hoà điện tích và giảm rối cho tóc.
Sáp tạo gel là chất hoạt động bề mặt mang điện tích dương, là nguyên liệu làm mỹ phẩm có nguồn gốc từ dầu hạt cải thích hợp dùng cho các sản phẩm dành cho tóc.
Sáp tạo gel giúp nhũ hoá cho dầu và nước, tạo dạng gel, không làm ảnh hưởng đến khả năng tạo bọt của sản phẩm, làm mềm mượt, trơn tóc mà không gây nhờn, làm giảm khả năng tích điện của tóc, có thể thay thế silicone nhằm tạo cảm giác mềm mượt cho sản phẩm.
Hướng dẫn sử dụng: sản phẩm cần gia nhiệt nên cho vào pha nước nóng.
Tỉ lệ sử dụng: 1-5%, làm tăng độ pH của sản phẩm nên cần điều chỉnh lại độ pH, tan trong nước. Ứng dụng: kem xả, chất tẩy rửa, mặt nạ tóc, dầu gội xả 2 trong 1…
Cetearyl alcohol:
Là 1 alcohol (cồn) béo kết hợp từ cetyl và stearyl alcohol có chỉ số HLB 15.5 thường được tìm thấy trong các loài thực vật như dừa, cọ. Cetearyl alcohol là chất tạo đặc, giúp nhũ hóa hệ nhũ tương dầu trong nước ở một mức độ nhất định nên được sử dụng trong mỹ phẩm như một chất hỗ trợ nhũ hoá (tỷ lệ dưới 2%), giúp ổn định nhũ tương, chất làm mềm, làm dày và hỗ trợ tạo bọt.
Tỉ lệ sử dụng : 0,5-10%. Tan trong dầu, tan tương đối trong alcohol.
BTMS 50:
Có khả năng kết hợp dầu với nước, thường được sử dụng trong các sản phẩm như lotion, cream, scrub, gel tóc, dầu xả… Trong đó behentrimonium methosulfate là một loại muối amoni bậc bốn có nguồn gốc từ dầu hạt cải (canola oil).
Đặc biệt, BTMS-50 có ưu điểm vượt trội hơn so với Emulsifying Wax NF là nó tạo ra độ mềm mượt cho sản phẩm, giảm độ nhờn rít, tạo độ bóng và mượt cho các sản phẩm dưỡng da & tóc. Ngoài ra BTMS-50 cũng có khả năng chống tẩy rửa (resist wash off) một phần nên tạo độ bám trên da và tóc tốt hơn, hạn chế sản phẩm “trôi” đi khi tiếp xúc với nước.
Tỷ lệ sử dụng: 1-10% (tốt nhất ở mức dưới 6%). Tan trong dầu.
Cetyl alcohol:
Là một loại alcohol béo tự nhiên an toàn cho da chiết xuất từ thực vật, ở dạng sáp tinh thể trắng, có thể được dùng như một chất nhũ hóa thay cho emulsifying wax hoặc pola wax nhờ đặc tính làm dày (thickening), tăng tác dụng làm mướt, giữ ẩm, làm mượt và mềm da, tóc cho sản phẩm lotion/kem dưỡng/dầu xả tóc của bạn.
Tỷ lệ sử dụng: 1-3% trọng lượng sản phẩm. Tan trong dầu nên được cho vào phần dầu (oil phase) trong công thức làm lotion/cream.
Nếu sản phẩm vẫn chưa được nhũ hóa hoàn toàn, có thể cho thêm acic stearic và sáp nhũ hóa.
Chất nhũ hóa trong thức ăn chăn nuôi
Lyso-phospholipid
Phospholipid là lipid thuộc nhóm phân cực (1 đầu tan trong nước, 1 đầu tan trong dầu). Phospholipid là chất nhũ hóa nổi tiếng, với lecithin là dạng phospholipid phổ biến nhất được sử dụng trong dinh dưỡng động vật. Chúng bao gồm một đầu ưa nước là nhóm phosphate và glycerol và một đầu là hai axit béo lipophilic (Hình bên). Đặc tính lipophilic cao của phospholipid làm cho chúng trở thành chất nhũ hóa tuyệt vời cho nhũ tương nước trong dầu (tức là lượng nước hạn chế được thêm vào môi trường giàu lipid) như sản xuất bơ thực vật, nhưng chất nhũ hóa yếu cho điều kiện dầu trong nước (Ví dụ: lượng lipid giới hạn được thêm vào môi trường giàu nước hay như chất tiêu hóa trong ruột). Phospholipid tham gia tích cực vào quá trình chuyển hóa tế bào và chuyển hóa mỡ, ảnh hưởng tới việc hấp thu và sử dụng chất béo, là yếu tố quan trọng trong điều hòa chuyển hóa cholesterol. Vì vậy, việc sử dụng phospholipid trong thức ăn chăn nuôi được xem là chiến lược để tối ưu hóa sự hấp thụ lipid.
Sự nhũ hóa sẽ hiệu quả hơn trong môi trường đường ruột khi được sử dụng lyso-phospholipid – một dẫn xuất của phospholipid sau thủy phân enzym. Lyso-phospholipid chỉ chứa một đuôi axit béo (Hình trên). Lyso-phospholipid (cũng được gọi là lysolecithin) được chiết tách từ phospholipid bằng enzyme phospholipase A2. Cấu trúc này làm cho chúng trở nên ưa nước hơn phospholipid, dễ thấm hút nước hơn so với lecithin tự nhiên; nên sẽ nhũ tương dầu trong nước tốt hơn và giọt mỡ nhỏ hơn. Từ đó, thúc đẩy sự hình thành hỗn hợp mixen (micell) nhỏ và thấm hút nước cao, cải thiện vận chuyển dinh dưỡng thông qua tầng chứa nước tĩnh bao xung quanh lông nhung ruột.
Việc bổ sung 0,1% lyso-phospholipid có tên thương mại là Aqualyso trong 75 ngày vào trong thức ăn của cá chẽm châu Âu với 16% protein từ bột cá và còn lại là protein thực vật đã giúp cải thiện 5% tỷ lệ tăng trưởng cụ thể (SGR%/ngày) và giảm 4% tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) so nhóm đối chứng (Hình bên). Trong khi đó, khi bổ sung 0,2% Aqualyso trong 56 ngày vào trong thức ăn của cá hồi vân với hàm lượng protein từ bột cá là 15%, 30% bột đậu tương cũng đã cho kết quả tương tự là cải thiện 5% SGR và giảm 4% FCR. Hiệu quả cũng đã được chứng thực với cá rô phi giống khi bổ sung 0,1% Aqualyso trong 75 ngày cũng cải thiện đến 7% SGR và giảm 2% FCR.
Muối mật
Muối mật (Lipogest) là loại chất nhũ hóa thứ hai. Muối mật là một hỗn hợp gồm muối kali hoặc natri của các acid mật kết hợp có nguồn gốc từ cholesterol với glycin hoặc taurin. Không giống như phospholipid và lyso-phospholipid, khả năng nhũ hóa của muối mật bắt nguồn từ cấu trúc steroid, với các nhóm hydroxyl ưa nước ở phía lõm và các nhóm methyl lipophilic ở phía lồi (Sarkar và cộng sự, 2016). Các đặc tính nhũ hóa của muối mật cao hơn phospholipid, nhờ đó: Tỷ lệ phospholipid thúc đẩy sự hình thành các micelles kích thước nhỏ được vận chuyển nhanh hơn đến bề mặt tế bào ruột (Cabral và Small, 1989). Bên cạnh chất nhũ hóa lipid, muối mật là chất chuyển hóa chính của cholesterol và tham gia vào quá trình cân bằng nội môi cholesterol và kích hoạt lipase ở tụy cho phép thủy phân chất béo thành monoglycerides (Buchinger và cộng sự, 2014).
Việc sử dụng các loại protein thực vật như bột đậu tương ở các loài cá có nhu cầu protein cao bị hạn chế bởi chúng làm giảm hoạt động của muối mật, dẫn đến làm giảm độ tiêu hóa các chất béo. Chế độ ăn bổ sung muối mật đã được chứng minh là có thể khôi phục hoặc củng cố các chức năng nói trên, do đó thúc đẩy tiêu hóa và sử dụng chất dinh dưỡng tối ưu. Điều này đã được chứng minh trong cá hồi biển và cá hồi vân, khi bổ sung muối mật vào protein từ bột đậu tương đã giúp cải thiện về tiêu hóa lipid và carbohydrate (Takagi và cộng sự 2002; Romarheim và cộng sự 2008). Những cải tiến trong tiêu hóa chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất béo, làm cho muối mật trở thành một công cụ có giá trị khi giảm mức độ bao gồm lipid trong công thức thức ăn. Trong chế độ ăn cho cá hồi ở nhiệt độ thấp, chế độ ăn giảm lipid từ 27% xuống 23% và bổ sung muối mật đã chứng minh chúng giúp giảm chi phí thức ăn xuống 5% mà không ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng và hiệu quả chuyển đổi.
Tag: khát mì bông lan nướng anh bài giảng bán đâu bạc mua dược thạch khái niệm nghiệp vai trò e471 nào trang lâu muji innisfree tá trôi garnier phản phương kose chân khảo sát khuấy thí nghiệm pháp trực loạn trẻ nhi vảy tại sao đúng senka neem dhc lạc