Vi khuẩn HP dạ dày là gì
Vi khuẩn HP dạ dày (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Trong môi trường acid mạnh như dạ dày, vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp trung hòa độ acid và tồn tại.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây loét dạ dày – tá tràng và ung thư dạ dày. Những tổn thương ở dạ dày do vi khuẩn HP gây ra được hình thành trong nhiều năm và tiến triển tương đối chậm: đôi khi phải mất hơn 30 năm kể từ khi nhiễm vi khuẩn đến khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
Chẩn đoán viêm dạ dày do HP
Các phương pháp trong Y học được áp dụng để phát hiện vi khuẩn HP bao gồm:
- Phương pháp xâm lấn: Bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày tá tràng, đánh giá chung tình trạng bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Đồng thời khi soi xong bác sĩ lấy một mẫu mô sinh thiết tiến hành test urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hay nuôi cấy vi khuẩn.
- Phương pháp không xâm lấn: Phương pháp này người bệnh có thể biết mình có nhiễm vi khuẩn HP hay không mà không cần phải nội soi dạ dày tá tràng, với 3 cách sau:
- Test hơi thở: Có thể được sử dụng trước khi điều trị để phát hiện vi khuẩn HP và sau khi điều trị để đánh giá tình trạng diệt HP thành công
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân: Cũng là phương pháp tìm HP có thể dùng trước và sau điều trị HP
- Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP trong máu (ít được áp dụng)
Vi khuẩn HP có chữa khỏi được không?
Vi khuẩn HP có trị hết không và điều trị vi khuẩn HP bao lâu là băn khoăn của không ít người mắc phải vi khuẩn này và có ý định chữa trị. Thông thường, việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị HP cần kéo dài trong ít nhất 2 tuần và có thể điều trị duy trì trong 4 – 8 tuần sau đó để chữa khỏi hẳn viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, vi khuẩn HP rất dễ kháng thuốc.
Việc chữa trị có khỏi hay không và điều trị trong bao lâu còn phụ thuộc vào ý thức của người bệnh. Nếu sau khi hoàn thành phác đồ điều trị, người bệnh không chú ý đến lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày như: thường xuyên thức khuya, stress, uống nhiều bia rượu… thì quá trình điều trị sẽ kéo dài và tình trạng viêm đau dạ dày vẫn tiếp diễn. Vi khuẩn HP hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu tuân thủ phác đồ và có lối sống lành mạnh.
Chữa vi khuẩn Hp bằng thuốc nam có tốt không?
Vi khuẩn Hp, tên đầy đủ là Helicobactery Pylori, là một loại ký sinh trong dạ dày của con người. Nó là một trong số những nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh liên quan đến dạ dày và đường tiêu hóa.
Ở trong môi trường axit khắc nghiệt trong dạ dày, chúng sản sinh ra một loại enzyme tên là Urease. Loại enzyme này tấn công lớp niêm mạc bao tử khiến dạ dày tăng axit nhiều hơn bình thường, từ đó gây ra nhiều bệnh như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, viêm loét tá tràng, xuất huyết giảm tiểu cầu,…
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, hơn 50% dân số trên thế giới bị nhiễm loại vi khuẩn này. Chúng tấn công qua đường miệng, các hoạt động dễ dẫn đến nhiễm khuẩn Hp thường là ăn uống, sử dụng chung bát đĩa, không vệ sinh tay sạch sẽ,…
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều các cách chữa căn bệnh này. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây y, Đông y thì việc sử dụng thuốc Nam cũng là một sự lựa chọn được rất nhiều người xem xét đến.
Từ những nghiên cứu thực tế cho thấy, những thành phần dược liệu và thảo mộc của thuốc Nam có tác dụng rất lớn trong việc ức chế sự hoạt động của vi khuẩn trong dạ dày.
Nói chung, việc chữa vi khuẩn Hp bằng thuốc Nam là một phương pháp vô cùng an toàn và hiệu quả vì chúng không gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe như thuốc Tây. Người bệnh có thể sử dụng một thời gian dài mà không cần lo vi khuẩn kháng thuốc. Hơn thế nữa, đây cũng là một phương pháp không tốn nhiều chi phí, có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.
Vi khuẩn HP và cách điều trị
- Điều trị vi khuẩn HP dạ dày cho bệnh nhân được chỉ định trong các trường hợp: viêm dạ dày kết hợp với u MALT, loét dạ dày, ung thư dạ dày.
- Điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho những người nhiễm HP trong trường hợp: gia đình đã có người mắc bệnh ung thư dạ dày, có polyp ở dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày.
- Một số trường hợp cân nhắc điều trị: Thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu, chứng kém tiêu, sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) trong thời gian kéo dài hoặc người có nguyện vọng muốn diệt trừ vi khuẩn HP dạ dày.
Vi khuẩn HP dạ dày có thể sẽ bị tiêu diệt khi sử dụng kết hợp 4 loại thuốc (trong 2 tuần), phác đồ này đơn giản và hiệu quả trong 90% các trường hợp. Do đây là một loại vi khuẩn, vì vậy cần kết hợp các kháng sinh kèm theo một loại thuốc ức chế tiết acid dạ dày trong suốt quá trình điều trị. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể có gây những tác dụng phụ như: đi tiêu phân đen, tiêu chảy, rối loạn vị giác (miệng có vị kim loại), lưỡi đen và phản ứng cai rượu (hiệu ứng antabuse).
Xác định hiệu quả điều trị vi khuẩn HP
Một tháng sau khi ngừng uống thuốc điều trị HP, bệnh nhân cần làm test hơi thở để kiểm tra xem vi khuẩn HP có trị hết không. Đối với bài kiểm tra này, bệnh nhân không được phép dùng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào trong vòng 4 tuần trước đó và cần phải dừng tất cả các thuốc ức chế acid dạ dày kể từ 2 tuần trước khi làm test thở. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần nhịn ăn từ buổi tối hôm trước.
Đây là bài kiểm tra cần thiết vì có nhiều khả năng vi khuẩn HP dạ dày chưa bị loại trừ sau khi dùng phác đồ điều trị đầu tiên. Có thể là do vi khuẩn kháng các loại thuốc kháng sinh đã dùng hoặc do liều dùng chưa đủ hoặc dùng chưa đúng cách. Nếu trong trường hợp vi khuẩn HP vẫn còn tồn tại, các bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ kết hợp của nhiều thuốc kháng sinh loại mới.
Điều trị vi khuẩn HP giúp ngăn gây ra những tổn thương cho dạ dày ở mọi lứa tuổi và cả với những người đã nhiễm khuẩn lâu năm. Diệt trừ sớm vi khuẩn HP còn giúp tránh hình thành những tổn thương do ung thư dạ dày. Một khi đã diệt trừ được vi khuẩn HP, khả năng tái nhiễm là rất ít. Do đó, có thể xem như là đã được điều trị khỏi.
Thức ăn diệt vi khuẩn hp
5 loại thực phẩm giúp tiêu diệt vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày
Các loại trái cây giàu vitamin CVitamin C có nhiều trong các loại trái cây có múi thuộc họ cam quýt như cam, bưởi hoặc dâu tây, ổi, táo,… Không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mạnh, các loại trái cây giàu vitamin C còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP và chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, vitamin C là một loại acid, vì vậy, không nên sử dụng quá nhiều, nếu lạm dụng, sẽ mang lại tác dụng ngược và gây nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày.
Trái cây giàu vitamin C giúp hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn HP
Hành, tỏiĐây là hai loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình Việt Nam. Có thể nhiều người không ăn được hành tỏi bởi mùi hăng của chúng, nhưng chính mùi hăng này lại tạo ra điểm cộng cho 2 loại gia vị này. Bởi đây là mùi của thành phần Allicin có trong hành tỏi, một hoạt chất được mệnh danh là kháng sinh tự nhiên, không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm cúm mà Allicin còn có tác dụng loại bỏ vi khuẩn HP.
Hành tỏi là gia vị phổ biến có tác dụng loại bỏ vi khuẩn HP
GừngThành phần Gingerol trong gừng không chỉ có tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm mạnh, mà còn giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP. , gừng là một loại thực phẩm giúp giảm đau, chống viêm rất rốt và hiệu quả đối với những người bị viêm, loét dạ dày. Bệnh nhân có thể bổ sung thêm gừng vào thực đơn hằng ngày để cải thiện được các triệu chứng của bệnh dạ dày.
Việt quấtCác nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trong thành phần của việt quất có chứa proanthocyanidins, hoạt chất này có tác dụng ức chế sự phát triển của HP và ngăn cản quá trình bám dính của HP trên thành niêm mạc dạ dày, từ đó, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày.
Ngoài ra, trong thành phần của việt quất cũng chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa ung thư cùng các loại acid như acid quinic, acid malic, acid citric giúp kháng viêm, từ đó phòng ngừa và cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.
Tag: nhiệt sao chè dây nghệ mật ong nhật trà tận gốc lá mơ