Các loại hoa quả có nồng độ cồn

Từ ngày 1/1/2020, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chính thức có hiệu lực. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn theo luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019.

Các loại hoa quả có thể gây ra nồng độ cồn sau khi ăn

Quả vải

Các loại hoa quả có thể gây ra nồng độ cồn sau khi ăn, cảnh giác kẻo mất tiền oan khi ra đường
Dù ăn nhiều hay ít, khi kiểm tra máy đo nồng độ cồn vẫn báo có cồn trong khoang miệng sau khi ăn vải. 
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, quả vải vốn là loại quả chứa lượng đường cao. Khi để bên ngoài một thời gian, loại quả này sẽ xảy ra hiện tượng lên men rượu.
Khi ăn vải có lượng đường trên sẽ bám vào khoang miệng, chưa kể lượng cồn trong quả vải rất nhỏ nên không đủ hấp thu vào máu; do đó lúc ăn vào lượng cồn sẽ chuyển hóa qua phổi và khiến hơi thở có mùi cồn. Dù ăn nhiều hay ít, khi kiểm tra máy đo nồng độ cồn vẫn báo có cồn trong khoang miệng sau khi ăn vải.
PGS Thịnh bổ sung: “Máy đo nồng độ cồn không xác định đối tượng có uống rượu bia hay không nhưng lại rất nhạy cảm với cồn; nên dù có ăn vải cũng có thể thổi ra được nồng độ cồn…”

Nho, sầu riêng, dứa, táo, chuối, xoài…

Không chỉ vài mà nhiều loại trái cây khác như nho, sầu riêng, dứa, táo, chuối, xoài… khi ăn vào cũng khiến hơi thở có cồn. Thông thường, các loại quả này khi để một thời gian dài ngoài môi trường sẽ sinh ra mùi cồn đặc trưng, thậm chí qua thời gian dài sẽ chuyển hóa thành axit có mùi chua.
Các loại hoa quả có thể gây ra nồng độ cồn sau khi ăn, cảnh giác kẻo mất tiền oan khi ra đường
Không chỉ vài mà nhiều loại trái cây khác như nho, sầu riêng, dứa, táo, chuối, xoài… khi ăn vào cũng khiến hơi thở có cồn.
Bên cạnh đó, không chỉ những loại quả nhiều đường mới có khả năng lên men và “nhạy cảm” với máy thổi nồng độ cồn; một số loại siro hay thuốc uống khi lên men khi vào cơ thể cũng khiến hơi thở có cồn. Trong nhiều trường hợp, rất có thể nó sẽ khiến bạn phải khốn đốn và nhận “án oan”.
Để phòng ngừa vạn nhất, đã đến lúc bạn nên chỉn chu hơn trong từng hành động của mình, đặc biệt là vấn đề ăn uống. Không uống rượu bia khi tham gia giao thông, không ăn nhiều các loại hoa quả như vải, nho, chuối, sầu riêng, dứa, xoài… hay uống siro, các loại thuốc đã lên men trước khi ra đường. Khi ăn xong, cần súc miệng hoặc đánh răng kỹ càng, ngồi nghỉ từ 30 đến 60 phút để mùi cồn bay đi.

Thực nghiệm ăn hoa quả đo nồng độ cồn

Kết quả thực nghiệm cho thấy khi ăn các loại hoa quả ngọt (nho, dứa,…), qua kiểm tra không phát hiện được cồn. Đối với các loại siro ho, ban đầu cho chỉ số từ 0,6-1, thậm chí là 1,2 miligam/lít khí thở. Tuy nhiên, chỉ cần người uống chờ từ 2-5 phút hoặc uống nước, chỉ số này về 0. Do vậy, thông tin ăn hoa quả bị xử phạt nồng độ cồn là không chính xác.

 

 

 

 

 

Tag: gì dính tăng

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com