Các Loại Hóa Chất Chuyên Dùng Xử Lý Làm Trong Nước – Nước Thải
Hóa chất làm trong nước là tên gọi chỉ hiệu quả hỗ trợ làm trong nước. Thực tế quá trình làm trong nước là 1 quá trình phức tạp đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm, trang thiết bị, hóa chất xử lý phù hợp. Đối với nước sinh hoạt ăn uống, để làm trong nước phải có sự kết hợp giữa hóa chất làm trong nước ( hóa chất keo tụ, trợ lắng), thiết bị lắng, lọc: Bình lọc, bể lắng … Đối với nước thải quá trình làm trong nước là sự kết hợp giữa sử dụng hóa chất keo tụ, hóa chất trợ keo tụ, bể lắng, thiết bị …
Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.
– Làm trong bằng phèn chua: Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.
– Nếu không có phèn chua thì có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong (chú ý vải lọc bằng cốt tông để lọc nước đi qua được, cần thay vải khi thấy cặn trên vải lọc nhiều).
Lưu ý: Trong trường hợp phải sử dụng nguồn nước bề mặt quá đục hoặc nhiều phù sa cần lọc bỏ bớt phù sa bằng các lớp vải màn trước khi làm trong nước.
Một vài loại hóa chất chuyên dùng để xử lý làm trong nước
PAC (Poly Aluminium Chloride) là loại phèn nhôm tồn tại ở dạng cao phân tử (polyme). Công thức phân tử [Al2(OH)nCl6-n]m. Hiện nay, PAC được sản xuất lượng lớn và sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến để thay thế cho phèn nhôm sunfat trong xử lý nước sinh hoạt và nước thải.
– PAC có nhiều ưu điểm so với phèn nhôm sunphat đối với quá trình keo tụ lắng. Như hiệu quả lắng trong cao hơn 4-5 lần, thời gian keo tụ nhanh, ít làm biến động độ PH của nước, không cần hoặc dùng rất ít chất hỗ trợ, không cần các thiết bị và thao tác phức tạp, không bị đục khi dùng thiếu hoặc thừa phèn. PAC có khả năng loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan cùng kim loại nặng tốt hơn phèn sunfat. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc tạo ra nguồn nước chất lượng cao, kể cả xử lý nước đục trong mùa lũ lụt thành nước sinh hoạt. Do vậy, các nước phát triển đều sử dụng PAC trong các nhà máy cấp nước sinh hoạt.
Liều lượng PAC sử dụng cho 1m3 nước sông, ao, hồ là 1- 4g PAC đối với nước đục thấp (50- 400 mg/l), là 5-6 g PAC đối với nước đục trung bình (500- 700 mg/l) và là 7- 10g PAC đối với nước đục cao (800-1.200 mg/l). Liều lượng sử dụng chính xác được xác định bằng thử nghiệm trực tiếp đối với nước cần xử lý. Sau khi lắng trong, nếu dùng để uống cần đun sôi hoặc cho nước khử trùng theo liều lượng hướng dẫn.
PAC có thể dùng xử lý nước thải chứa cặn lơ lửng như nước thải công nghiệp ngành gốm sứ, gạch, giấy, nhuộm, nhà máy chế biến thủy sản, xí nghiệp giết mổ gia súc, PAC dùng xử lý 1 m3 nước thải trong khoảng 15-30 gram, tùy thuộc vào hàm lượng cặn lơ lửng và tính chất của mỗi loại nước thải. Liều lượng chính xác cần xác định thông qua thử trực tiếp với đối tượng cần xử lý
Phèn nhôm xử lý nước , nước thải
Phèn nhôm hay còn được gọi là phèn chua có công thức hóa học là Al(SO4)2, tồn tại dưới dạng tinh thể và có màu trắng đục. Trong đó, A là một Cation và m là ion kim loại hóa trị III như nhôm.
Phèn nhôm Amoni có công thức hóa học là Al2(SO4)3. 14H2O , tồn tại dưới dạng tinh thể màu trắng, dễ tan trong nước. Được ứng dụng chủ yêu để làm trong nước (sử dụng chủ yếu trong nước giếng khoan, xử lý nước thải) hoặc là thành phần của bột nở, dùng trong mạ điện,…
Còn phèn nhôm Kali có công thức hóa học đó là KAl(SO4)2. 12H2O, tồn tại dưới tinh thể hình bát diện, trong suốt, không màu, ít tan trong nước, chỉ khi đun nóng đến 200 độ C mới có thể làm mất kết tinh.
Hóa chất xử lý nước NaOH – Caustic soda 99%
![](http://hanimexchem.com/wp-content/uploads/2019/04/naoh-e1556792678410.jpg)