Axit Dạ Dày Là Gì – Các Khắc Phục Dư Axit Dạ Dày

Axit dạ dày rất cần cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên nếu dư thừa axit có thế tăng nguy cơ gây các bệnh dạ dày khác như trào ngược, viêm loét, xuất huyết dạ dày…thậm chí là ung thư dạ dày.

Axit trong dạ dày là axit gì

Axit dạ dày hay giải thích chi tiết hơn axít clohydric là một loại axít vô cơ mạnh, do sự hòa tan của HCl (khí hiđrô clorua) trong nước. Axít clohydric được tìm thấy trong dịch vị, và đây cũng là một trong những yếu tố chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày khi hệ thống tự bảo vệ của dạ dày hoạt động không đạt hiệu quả.

Axít clohidric (HCl) đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất cơ thể. Trong dung dịch dạ dày của người bình thường (khỏe mạnh) có HCl với nồng độ khoảng từ 0,0001 – 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3). Ngoài mục đích hòa tan các muối khó tan, axit clohidric (HCl) còn là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân các chất đường, bột( gluxit) và chất đạm (protein) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ được.

Biểu hiện của dư axit dạ dày

– Đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Mặc dù đây là những triệu chứng nhẹ của tình trạng dư acid dạ dày nhưng nó xuất hiện với tần suất thường xuyên luôn khiến cơ thể cảm thấy không thoải mái.

– Nóng rát thượng vị: Tình trạng acid dư thừa trào ngược lên thực quản sẽ gây nóng rát như bị đốt cháy vùng ngực, thượng vị. Ngoài cảm giác nóng rát, dư acid dạ dày còn kéo theo triệu chứng buồn nôn, nôn mửa.

– Trào ngược dạ dày thực quản: Triệu chứng này xảy ra khi acid dạ dày bị dư thừa quá nhiều, trào ngược vào thực quản. Càng có nhiều acid dư thừa trong dạ dày thì càng có nguy cơ bị trào ngược acid dạ dày – thực quản. Nếu không điều trị kịp thời, acid có thể ăn mòn thực quản, làm tăng nguy cơ loét thực quản.

– Viêm loét dạ dày: Bình thường, dạ dày có một lớp niêm mạc để bảo vệ chính nó khỏi acid dạ dày. Tuy nhiên dạ dày sản sinh quá nhiều acid, lớp niêm mạc này có thể bị ăn mòn dẫn đến tình trạng loét dạ dày, thậm chí còn dẫn đến xuất huyết dạ dày và thủng dạ dày cực kỳ nguy hiểm.

Ngoài ra, theo các bác sĩ, một số biểu hiện trên cơ thể như các vấn đề như mụn, nhọt, da khô, táo bón, tiêu chảy, mệt mỏi, khó tập trung, căng thẳng thần kinh, nước tiểu sẫm màu kéo dài… đều là những biểu hiện của dư acid dạ dày.

Nguyên nhân gây dư thừa acid dạ dày

Có nhiều nguyên nhân làm hàm lượng acid trong dạ dày gia tăng vượt quá mức cần thiết nhưng nguy hiểm hơn cả là do vi khuẩn HP. Khi vi khuẩn HP xâm nhập sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tại đây, vi khuẩn HP sẽ tiết ra một số chất kích thích dạ dày tiết ra acid nhiều hơn mức bình thường, làm tổn thương cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây bệnh viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, các thói quen trong ăn uống, sinh hoạt như uống sữa trước khi ngủ, uống nhiều cà phê, uống rượu bia, hút thuốc, ăn uống thất thường, tress kéo dài, mất ngủ thường xuyên… cũng góp phần kích hoạt cơ chế sản xuất acid trong dạ dày, khiến dạ dày bị dư acid.

Cách giảm axit dạ dày nhanh

1. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Nên ăn tối trước khi đi ngủ khoảng 3 – 4 tiếng, không ăn quá no trước khi đi ngủ vì quá no sẽ gây áp lực cho dạ dày, khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn.

Không nên sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích như bia rượu, nước ngọt,…

Từ bỏ thuốc lá để tránh bị tăng axit dạ dày.

Ăn chậm và nhai kỹ.

Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.

2. Cải thiện axit dạ dày bằng chế độ ăn uống

Dưới đây là 8 thực phẩm giúp trung hòa axit dạ dày, trả lời câu hỏi ăn gì khi bị dư axit dạ dày

TOP 1. Rau cải xanh

Rau cải xanh (hoặc rau xanh nói chung) là các thực phẩm giàu tính kiềm tự nhiên nhất, giúp cơ thể cân bằng môi trường axit – kiềm hiệu quả.
Mỗi khi bạn bị bệnh, các chuyên gia – bác sĩ thường khuyên rằng, bạn nên ăn nhiều rau xanh. Nguyên nhân là, việc ăn rau xanh không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch do giàu tính kiềm, giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mà còn giàu các chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do có hại, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính…

Đối với bệnh dạ dày, các loại rau xanh giúp trung hòa nhanh axit dư thừa trong cơ thể là rau chân vịt, súp lơ, bông cải xanh, đậu xanh, rau bạc hà, rau húng quế…

TOP 2. Nước điện giải ion kiềm

Giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh, nước điện giải ion kiềm là thức uống giúp bổ sung tính kiềm, chất khoáng tốt nhất cho cơ thể. Việc bổ sung này có thể thực hiện đơn giản bằng việc uống khoảng 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Nước ion kiềm với độ p H 8.5 – 9.5 giúp trung hòa lượng axit dư thừa, giảm tình trạng axit cao trong dạ dày gây đau, trào ngược axit dạ dày.

Theo bác sĩ Vũ Đức Chung – Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Quân Y 354, Hà Nội thì “dư axit trong dạ dày sẽ không quá nguy hiểm nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, axit dư thừa trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh chủ quan không chịu điều trị sớm, lâu ngày có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…Cách tốt nhất chính là trung hòa lượng axit dư thừa bằng cách thay đổi chế độ ăn uống: ăn các loại thực phẩm giàu tính kiềm, nước uống có tính kiềm tự nhiên (nước ion kiềm) giúp cân bằng môi trường axit kiềm trong dạ dày”.

TOP 3. Chuối

trong chuối có tính kiềm và sẽ giúp trung hòa axit trong dạ dày. Ăn chuối thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ điều trị trào ngược axit hiệu quả.

TOP 4. Tỏi

tỏi có chứa allicin, một hoạt chất giúp ngăn ngừa sự hình thành axit ở thực quản. Nên sử dụng tỏi trong bữa ăn hằng ngày hoặc ăn trước khi đi ngủ.

TOP 5. Rau diếp và mùi tây

đây là hai loại rau mà thành phần của nó có tính kiềm cao, giúp trung hòa axit dư thừa hiệu quả. Rau diếp (diếp cá) còn có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ viêm loét dạ dày rất tốt.

TOP 6. Đậu xanh

loại đậu này không chỉ là thực phẩm ngon hàng ngày mà còn là một bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị được rất nhiều loại bệnh. Đậu xanh có tính kiềm mạnh, có thể làm tốt nhiệm vụ trung hòa axit dư thừa trong bao tử nếu được dùng đều đặn.

TOP 7. Táo

theo một số nghiên cứu, táo là loại trái cây tốt cho dạ dày và có khả năng giảm axit hiệu quả. Dù táo có tính axit tuy nhiên nó lại chứa các enzym khỏe mạnh có thể giúp trung hòa axit dạ dày. Để có kết quả tốt nhất, nên sử dụng sản phẩm táo được trồng theo phương pháp hữu cơ và ăn luôn cả vỏ táo.

TOP 8. Gừng hoặc trà gừng

​gừng vừa có tính kiềm lại vừa có tác dụng kháng viêm, không chỉ giúp trung hòa axit dư thừa mà còn kháng viêm hiệu quả, làm giảm các triệu chứng trào ngược axit dạ dày, viêm dạ dày hiệu quả.

3. Sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày

Sử dụng thuốc để trung hòa axit dạ dày là phương pháp phổ biến hiện nay. Thuốc giảm tiết axit dạ dày chính là các thuốc có công dụng khắc phục viêm loét dạ dày tá tràng.

Khi uống thuốc, các hoạt chất trong thuốc sẽ tan ra ở cơ quan tiêu hóa để đi vào máu, tác động nhất định lên cơ quan tiêu hóa. Do đó, bạn người bệnh không nên tùy tiện sử dụng thuốc giảm axit dạ dày mà cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra.

Cách làm giảm axit trong dạ dày tại nhà

Tình trạng dư thừa axit trong dạ dày có thể được khắc phục nhờ một số loại thực phẩm và mẹo chữa trị tại nhà.

1. Cắt giảm lượng bia rượu tiêu thụ

Rượu bia là những chất kích thích có khả năng làm tăng lượng axit được sản xuất trong dịch vị và là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến căn bệnh ung thư dạ dày ở nam giới. Chính vì vậy, một khi đã bị axit dạ dày cao thì bạn nên hạn chế lượng bia rượu tiêu thụ. Tốt nhất là nói không với các thức uống này.

2. Cách giảm axit trong dạ dày bằng gừng

Ngoài tác dụng kháng viêm, giảm đau, gừng còn có khả năng trung hòa axit dạ dày, cải thiện tình trạng trào ngược, khó tiêu- những triệu chứng thường gặp khi bị dư axit.

Hãy ăn 2 – 3 lát gừng tươi mỗi ngày. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng gừng dưới dạng trà để giảm axit dạ dày.

3. Chữa axit dạ dày cao bằng mật ong

Mật ong chứa vitamin C, E, Canxi, kẽm, kali có tác dụng cân bằng độ PH trong dạ dày. Qua đó giảm sản xuất axit và ngăn ngừa những tác hại do tình trạng dư thừa axit dạ dày gây ra.

Cách làm giảm axit trong dạ dày bằng mật ong như sau:

Nuốt trực tiếp một thìa mật ong vào các buổi sáng và buổi tối trước khi ăn 15 phút

Thêm 2 thìa mật ong vào trà hoa cúc, uống mỗi ngày 3 cốc nhỏ

4. Mẹo làm giảm axit dạ dày bằng nghệ

Nghệ vừa là vị thuốc, vừa là thực phẩm giảm axit dạ dày nhờ chứa nhiều curcumin. Khi tiếp xúc với niêm mạc dạ dày, chất này hoạt động bằng các trung hòa axit, bảo vệ các tế bào trong dạ dày khỏi sự an mòn, đồng thời ngăn ngừa viêm loét và trào ngược dạ dày.

Bạn lấy 120g bột nghệ vàng trộn lẫn với 60g mật ong. Sau đó, vo viên hoàn nhỏ cỡ hạt ngô. Mỗi lần uống 3 viên x 3 lần mỗi ngày. Dùng ít nhất 10 ngày liên tục.

5. Dùng muối nở

Muối nở còn được gọi là baking soda, nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong ngành ẩm thực. Tuy nhiên nó còn được biết đến với khả năng kháng axit tự nhiên, trung hòa dịch vị dạ dày và thúc đẩy tiêu hóa thức ăn.

Hiện nay, muối nở được bán trên thị trường dưới dạng viên hoặc bột. Bạn lấy 1 thìa muối nở pha chung với 200ml nước. Dùng thìa khuấy tan hoàn toàn rồi uống.

Khi áp dụng cách giảm axit trong dạ dày bằng baking soda cần lưu ý:

Tùy theo tình trạng dư thừa axit có thể dùng tối đa 4 lần mỗi ngày.

Nên uống cách bữa ăn hoặc sau khi uống thuốc ít nhất 1 – 2 tiếng. Tránh dùng ngay sau khi ăn xong.

Có thể thêm chút mật ong hoặc chanh vào hỗn hợp cho dễ uống

Thận trọng khi dùng muối nở cho đối tượng mắc các bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp hoặc đang cần giảm bớt lượng natri trong chế độ ăn.

Chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi

Không dùng baking soda quá 2 tuần mà chưa thông qua ý kiến bác sĩ.

6. Nhai kẹo cao su cũng giúp chữa axit dạ dày cao

Nhai kẹo cao su sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút có thể kích thích sản xuất nước bọt. Tính kiềm trong nước bọt có khả năng trung hòa axit dạ dày và cải thiện tình trạng ợ nóng, ợ chua.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh dùng các loại kẹo cao su có đường hoặc chứ hương liệu bạc hà. Sử dụng chúng thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng, khô miệng và kích thích trào ngược axit.

7. Giảm căng thẳng

Căng thẳng có thể gây rối loạn các dây thần kinh chỉ huy hoạt động ở hệ tiêu hóa và làm tăng tiết axit dạ dày. Khi bạn bị stress, dạ dày cũng cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn gây nên chứng khó tiêu, đầy bụng, táo bón.

Do vậy, nếu bạn đang có biểu hiện axit dạ dày cao, hãy học cách tự điều chỉnh cảm xúc và kiểm soát tốt căng thẳng bằng một số cách đơn giản sau:

Hít thở một hơi thật sâu và chậm rãi trong môi trường yên tĩnh

Hướng suy nghĩ đến những điều tích cực

Tạm thời ngưng lại các công việc không cần thiết và lên kế hoạch thực hiện các việc làm cần ưu tiên trước.

Giảm thiểu thời gian sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, ti vi, máy tính vì chúng có thể gây căng thẳng cho mắt và đau đầu.

Nghe nhạc, tập thể dục, gặp gỡ trò chuyện với bạn bè, người thân để đầu óc được thư giãn

8. Ngưng hút thuốc lá – cách giảm axit dạ dày đơn giản

Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra, nicotin và các chất độc hại trong khói thuốc lá có thể làm tăng tiết axit, khiến các cơ trong dạ dày thực quản bị suy yếu và làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.

Ngoài ra, hút thuốc lá cũng khiến lượng nước bọt được tiết ra ít hơn nên khả năng trung hòa axit dạ dày bị giảm, làm tăng gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày.

Hãy suy nghĩ đến việc từ bỏ hút thuốc lá ngay từ hôm nay để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.

9. Ngủ đủ giấc, đùng giờ

Ngủ không đủ giấc sẽ làm tăng lượng hóc môn căng thẳng trong cơ thể, qua đó tác động tiêu cực đến dạ dày và khiến cho cơ quan này tiết ra nhiều axit hơn.

Nếu bạn đang bị mất ngủ, hãy đi khám bác sĩ để được điều trị sớm. Một số cách tự nhiên dưới đây cũng có thể giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, qua đó làm giảm axit dạ dày:

Lựa chọn một nơi yên tĩnh, tối và mát mẻ để ngủ

Trước khi đi ngủ từ 4 – 6 tiếng tuyệt đối tránh dùng rượu, đồ ngọt, cà phê và thức ăn có nhiều vitamin C.

Không ăn quá khuya. Thời gian dùng bữa tối nên cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng

Không tập thể dục vào buổi tối

10. Lựa chọn tư thế ngủ thích hợp

Thực tế tư thế ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiết axit dạ dày. Các tư thế nằm sấp hoặc nằm ngửa ngay sau khi ăn có thể gây áp lực lên dạ dày và làm tăng axit, ợ nóng, khó tiêu.

Tốt nhất bạn nên nằm ngủ nghiêng sang trái. Để thoải mái hơn có thể kẹp một chiếc gối ngay giữa hai đầu gối để cột sống được thoải mái. Đây là cách giảm axit trong dạ dày đơn giản, đặc biệt tốt cho bà bầu bị trào ngược dạ dày khi mang thai.

11. Nhai kỹ trước khi nuốt

Ăn uống vội vàng, thức ăn được đưa vào trong dạ dày ở trạng thái thô cứng có thể kích thích dạ dày sản xuất ra nhiều axit và khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ bị đau dạ dày rất cao. Do đó, ngay cả khi không gặp rắc rối với tình trạng axit dạ dày cao thì bạn cũng nên ăn uống một cách từ từ nhai kỹ trước khi nuốt để cảm nhận được đầy đủ hương vị của thức ăn, giúp thực phẩm dễ tiêu khi nuốt xuống dạ dày.

Bên cạnh đó, hoạt động nhai thức ăn cũng kích thích tiết nhiều nước bọt, giúp bổ sung các enzym tiêu hóa có chức năng phân giải thức ăn và trung hòa axit dạ dày.

 

 

Tag: thiếu dấu nào ho kiêng sao hoà sơ hết họng hiểu thấp món biện phòng nhật bé lactic đun 12g axetic ancol etylic 24g 15g al cu 13 gam etanol 24 6g fe2+ glutamic + kẻ thù minh kim h2so4 saccarozơ 13g so nhôm loãng toán nitric tấn xenlulozo photphoric vôi vẫn sắt sunfuric naoh

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com