Bài Tập Axit Mạnh

1. axit vô cơ mạnh thường gặp trong các thí nghiệm

– Axít vô cơ MẠNH

– Axít brômhiđric HBr

– Axít clohiđric HCl

– Axít iốthiđric HI

– Axít nitric HNO3

– Axít sulfuric H2SO4

– Axít cloric HClO3

– Axít pecloric HClO4

2. Axít vô cơ TRUNG BÌNH, YẾU

– Axít boric H3BO3

– Axít phốtphoric H3PO4

– Axít cacbonic H2CO3

– Axít pyrophốtphoric H4P2O7

– Axít sunfurơH2SO3

– Axít asenicH2SeO3

3. Cho dãy dung dịch axit sau HF, HCl, HBr, HI. Dung dịch có tính axit mạnh nhất và tính khử mạnh nhất là:

A. HF

B. HCl

C. HBr

D. HI

Đáp án: D

4. Axít nào mạnh nhất trong bốn axit dưới đây?

A. Axit propanoic

B. Axit axetic

C. Axit Cloaxetic

D. Axit β-Clopropionic

Đáp án:

Axit β-Clopropionic là axit mạnh nhất vì mạch cacbon ngắn nhất và chứa Cl là nguyên tử có độ âm điện lớn hút e nên tăng độ linh động của H trong COOH.

5. Axit nào trong số các axit sau có tính axit yếu nhất ?

A. CH2F-COOH.

B. CH3-COOH.

C. H-COOH.

D. CH2Cl-COOH.

Đáp án:

Tính axit của 1 axit hữu cơ phụ thuộc vào số nhóm chức và gốc R

+ 2 axit cùng số C, axit nào có nhiều nhóm chức hơn thì tính axit mạnh hơn

+ 2 axit có cùng số nhóm chức axit ta xét gốc R. Nếu gốc R có nhóm thế hút e làm lk -OH của axit phân cực hơn -> Tính axit tăng. Nếu gốc R có nhóm thế đẩy e -> Tính axit giảm

-> Mạch C càng dài tính axit càng yếu

Từ đó ta thấy axit tính axit yếu nhất là CH3COOH (yếu hơn HCOOH do mạch C dài hơn, yếu hơn CH2ClCOOH, CH2FCOOH do F, Cl có tính hút e mạnh hơn H)

Đáp án B

6. phương trình chứng minh hcl là axit mạnh

– Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

* Lưu ý: Khí HCl không làm quỳ tím (khô) chuyển màu đỏ và không tác dụng với CaCO3,…

a) Axit Clohidric tác dụng với kim loại đứng trước H → muối trong đó kim loại có hóa trị thấp + H2.

* Chú ý: Pb đứng trước Hidro nhưng không tan trong dung dịch HCl do PbCl2 không tan.

• HCl + Fe

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

b) Axit Clohidric tác dụng với oxit kim loại → muối (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) + H2O.

• HCl + Fe3O4

Fe3O4 + 8HCl → 4H2O + FeCl2 + 2FeCl3

c) Axit Clohidric tác dụng với bazơ → muối (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) + H2­O.

• HCl + NaOH

NaOH + HCl → NaCl + H2O

• HCl + Fe(OH)2

Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O

d) Axit Clohidric tác dụng với muối → muối mới + axit mới

• HCl + Na2CO3

Na2CO­3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑

• HCl + CaCO3

CaCO­3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑

• HCl + AgNO3

AgNO­3 + 2HCl → AgCl↓ trắng + HNO3

7. axit mạnh hno3 và axit yếu hno2 có cùng nồng độ mol sự so sánh nồng độ mol ion nào sau đây là đúng

Câu hỏi:

xit mạnh HNO3 và axit yếu HNO2 có cùng nồng độ 0,10 mol/l và ở cùng nhiệt độ. Sự so sánh nồng độ mol ion nào sau đây đúng?

Đáp án:

Axit HNO3 là một axit mạnh điện ly hoàn toàn ra ion H+ và NO3- → [H+ ] = [NO3-] = 0,1 M.

Axit HNO2 là một axit yếu, điện ly không hoàn →[H+ ] = [NO2-] < 0,1 M.

8. làm sao để nhận biết axit mạnh axit yếu bazơ mạnh bazơ yếu

Cách xác định axit mạnh, axit yếu

a) So sánh định tính tính axit của các axit

– Nguyên tắc chung: Nguyên tử H càng linh động thì tính axit càng mạnh.

– Đối với các axit có oxi của cùng một nguyên tố: càng nhiều O tính axit càng mạnh.

HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4

– Đối với axit của các nguyên tố trong cùng chu kì: nguyên tố trung tâm có tính phi kim càng mạnh thì tính axit của axit càng mạnh (các nguyên tố đều ở mức hóa trị cao nhất).

H3PO4 < H2SO4 < HClO4

– Đối với axit của các nguyên tố trong cùng một nhóm A thì:

+ Axit không có oxi: tính axit tăng dần từ trên xuống dưới:

HF < HCl < HBr < HI (do bán kính ion X- tăng)

+ Axit có O: tính axit giảm dần từ trên xuống dưới:

HClO4 > HBrO4 > HIO4 (do độ âm điện của X giảm dần)

– Với các axit hữu cơ RCOOH: (nguyên tử H được coi không có khả năng hút hoặc đẩy e)

+ Nếu gốc R no (đẩy e) làm giảm tính axit. Gốc R no càng nhiều nguyên tử C thì khả năng đẩy e càng mạnh: HCOOH > CH3COOH > CH3CH2COOH > CH3CH2CH2COOH > n-C4H9COOH.

+ Nếu gốc R hút e (không no, thơm hoặc có halogen…) sẽ làm tăng tính axit.

* Xét với gốc R có chứa nguyên tử halogen:

+ Halogen có độ âm điện càng lớn thì tính axit càng mạnh:

CH2FCOOH > CH2ClCOOH > CH2BrCOOH > CH2ICOOH > CH3COOH

+ Gốc R có chứa càng nhiều nguyên tử halogen thì tính axit càng mạnh:

Cl3CCOOH > Cl2CHCOOH > ClCH2COOH > CH3COOH

+ Nguyên tử halogen càng nằm gần nhóm COOH thì tính axit càng mạnh:

CH3CH2CHClCOOH > CH3CHClCH2COOH > CH2ClCH2CH2COOH > CH3CH2CH2COOH

– Với một cặp axit/bazơ liên hợp: tính axit càng mạnh thì bazơ liên hợp của nó càng yếu và ngược lại.

– Với một phản ứng: axit mạnh đẩy được axit yếu khỏi dung dịch muối (trường hợp trừ một số đặc biệt).

b) So sánh định lượng tính axit của các axit

– Với axit HX trong nước có cân bằng:

HX ↔ H+ + X- ta có hằng số phân ly axit: KA

– KA chỉ phụ thuộc nhiệt độ, bản chất của axit. Giá trị của KA càng lớn tính axit của axit càng mạnh.

Cách phân biệt và xác định Bazơ mạnh, Bazơ yếu?

a) So sánh định tính tính bazơ của các bazơ

– Nguyên tắc chung: khả năng nhận H+ càng lớn thì tính bazơ càng mạnh.

– Với oxit, hiđroxit của các kim loại trong cùng một chu kì: tính bazơ giảm dần từ trái sang phải.

NaOH > Mg(OH)2 > Al(OH)3 và Na2O > MgO > Al2O3

– Với các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A: tính bazơ của oxit, hidroxit tăng dần từ trên xuống dưới.

LiOH < NaOH < KOH < RbOH

– Với amin và amoniac: Gốc R đẩy e làm tăng tính bazơ ngược lại gốc R hút e làm giảm tính bazơ.

(C6H5)3N < (C6H5)2NH < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH

– Trong một phản ứng bazơ mạnh đẩy bazơ yếu khỏi muối.

– Axit càng mạnh thì bazơ liên hợp càng yếu và ngược lại.

b) So sánh định lượng tính bazơ của các bazơ

– Với bazơ B trong nước có phương trình phân ly là:

B + H2O ↔ HB + OH- ta có hằng số phân ly bazơ KB.

– KB chỉ phụ thuộc bản chất bazơ và nhiệt độ. Giá trị KB càng lớn thì bazơ càng mạnh.

9. Ví dụ muối axit của axit mạnh tác dụng với muối axit của axit yếu

Muối axit của axit mạnh tác dụng với muối axit của axit yếu, phản ứng tạo khí

NaHSO4 + NaHCO3 -> Na2SO4 + CO2 + H20

 

 

Tag: gì hay giới h2s vừa bazo oleic cro3 photphoric công thức ph axits siêu sunfuric nóng giúp li phenol những clo gồm halogenhidric hiện nay nấc tg đến phát biểu lưỡng tổng tên trao đổi thể 01m silixic picric bảng bacl2 anion 1m dd 10m danh sách etanol lực ancol etylic khi nói fomic nghĩa găng tay chống h2so3 còn môi trường cr3+ kể khái niệm kết tủa kiềm mọi bởi nh4 no3 nh4cl tại h2cro4 po4 rửa lọ đựng anilin bằng khác nhau giữa so3 sắp xếp trộn v1 lít ph=5 top v tất cả l thứ tự vai trò dạ dày về viết hoá loãng benzoic chuẩn cỡ flohidric

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com