Pha hóa chất tiếng anh là gì
Chemical maker
Cách pha hóa chất trong phòng thí nghiệm cơ bản
1. Cách pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm đối với chất rắn
+ Pha dung dịch nồng độ mol/l (Cm):
Lượng cân chất rắn cần lấy có nồng độ Cm để pha Vm dung dịch là:
m = Cm.M.V.100 : (1000.p)
Trong đó:
m: Khối lượng chất rắn (g)
Cm: Nồng độ mol/l (M)
M: Khối lượng phân tử
V: Thể tích cần pha
P: Độ tinh khiết của hóa chất
+ Pha chế dung dịch có nồng độ đương lượng
m= Cn.Đ.V.100: (1000.p)
Trong đó:
m: Khối lượng cân chất rắn (g)
Cn: Nồng độ đương lượng dung dịch cần pha
V: Thể tích cần pha (ml)
p: Độ tinh khiết chất rắn.
+ Nồng độ phần trăm khối lượng
Chất rắn không ngậm nước:
Mm=C%.mdd: (100.p)
Trong đó:
m: Khối lượng cân
mdd: Khối lượng chất rắn cần pha.
Chất rắn ngậm nước:
Mm=C%.mdd: (100.p) x M1:M2
Trong đó:
M1: Khối lượng phân tử ngậm nước
M2: Khối lượng phân tử không ngậm nước.
2. Cách pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm đối với chất lỏng
+ Pha dung dịch nồng độ mol/l:
Vdd= Cm.M.V.100 : (1000.d.C%)
m= Cm.M.V.100 : (1000.C%)
Trong đó:
Vdd: Thể tích dung dịch đậm đặc (ml)
m: Khối lượng cân (g)
V: Thể tích dung dịch cần pha (ml)
D: Tỉ trọng (g/ml)
C%: Nồng độ phần trăm của dung dịch.
+ Pha dung dịch có nồng độ đương lượng
Vdd= Cn.Đ.V.100: (1000d.d.C%)
Trong đó:
Vdd: Thể tích dung dịch đậm đặc (ml)
V: Thể tích dung dịch cần pha
d: Khối lượng riêng của dung dịch
C%: Nồng độ phần trăm của dung dịch đậm đặc
3. Cách pha chế thuốc thử
Cách pha thuốc thử tương đối đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Pha ống thuốc bột chứa 200.000đv thuốc với 2ml nước cất. Rút ra 1/10ml
Bước 2: Pha 1/10ml vừa rút được với 1ml nước cất. Rút ra tiếp 1/10ml
Bước 3: Pha 1/10ml vừa rút được với 1ml nước cất. Rút ra tiếp 1/10ml.
Bước 4: Sau lần 1, ta rút được 10.000đv thuốc, sau lần 2 rút được 1000 đv thuốc, sau lần ba rút được 100 đv thuốc. Pha thêm 1/10ml vừa rút được với 1ml nước cất, ta được 1ml chứa 100đv thuốc. Và khi sử dụng, ta chỉ rút 1/10ml vừa rút được ở bước cuối cùng này thôi, tương đương 10 đv thuốc.
Lưu ý đặc biệt công thức pha loãng hóa chất, khi pha axit trong phòng thí nghiệm
Trong các quy tắc pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm hay trong bất kì quyển sách nào cũng luôn cảnh báo “trong bất kì tình huống nào cũng không được đổ nước vào axit đậm đặc mà chỉ được đổ từ từ axit vào nước”.
Bởi lẽ, axit nặng hơn nước, khi gặp nước sẽ xảy ra phản ứng và tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Nếu bạn cho nước ào axit, nước sẽ nổi lên trên bề mặt axit, khi xảy ra phản ứng hóa học nước sẽ sôi mãnh liệt và bắn tung tóe. Trái lại, khi bạn đổ từ từ axit vào nước, axit sẽ chìm xuống đáy sau đó phân bổ đều trong toàn bộ dung dịch. Lúc này, phản ứng xảy ra, nhiệt lượng sẽ được phân bố đều trong dung dịch và không làm nước sôi lên một cách nhanh chóng.
Một lưu ý thêm là khi pha chế axit chúng ta luôn nhớ phải đổ từ từ axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh (bởi thủy tinh rất dễ vỡ khi nhiệt độ tăng cao).
Hóa chất pha chế dung dịch thủy canh
Theo công thức dung dịch dinh dưỡng bao gồm các chất như sau:
A. BÌNH A:
1. Ca(NO3)2·4H2O = 54,280 gram pha vào 1 lít nước.
B. BÌNH B: (Pha chung 8 chất theo trọng lượng bảng dưới vào 1 lít nước.)
2. MgSO4·7H2O 24,600 gram
3. KH2PO4 6,800 gram
4. KNO3 25,250 gram
5. H3BO3 1,430 gram
6. MnCl2·4H2O 0,910 gram
7. ZnSO4·7H2O 0,110 gram
8. Na2MoO4·2H2O 0,045 gram (có thể thay thế bằng (NH4)6Mo7O24.4H2O)
9. CuSO4·5H2O 0,045 gram
C. BÌNH C: (Chỉ có 2 chất, pha xong ta được Sắt liên kết gốc hữu cơ hay còn kêu tên nó là Fe-EDTA. Pha đúng thì nó mang màu trà thì cây mới xơi)
10. FeSO4.7H20 2,780 gram pha vào 450ml nước sôi, dung dịch như trà đá loãng.
11. Na-EDTA.2H20 3,730 gram pha vào 450ml nước sôi, dung dịch trong vắt.
Đổ dung dịch trong vắt (EDTA) vào dung dịch trà lợt (FeSO4), vừa đổ vừa quậy.
Pha xong, dung dịch Fe-EDTA vàng hơn chút nhưng vẫn trong veo và không kết tủa là OK.
Thêm 100ml nước sôi vào là ta được 1 lít dung dịch cốt Fe-EDTA ở nồng độ 1×100.
Cách sử dụng:
Vì các bình A,B,C được pha theo tỷ lệ 1/100 nên khi sử dụng ta làm như sau:
Ví dụ muốn có 10 lit dung dịch trồng cây:
Ta lấy một bình lớn chứa khoảng 9,5 lít nước, Lần lượt lấy 100ml dung dịch trong bình C hòa tan trong bình lớn, kế tiếp lấy 100ml dung dịch từ bình B hòa tan hết trong bình và sau cùng 100ml dung dịch từ bình A hòa tan trong bình lớn. Sau cùng ta thêm nước vào bình cho đủ 10lit nước là có thể sử dụng cho việc trồng cây bằng thủy canh.
Tag: mua alpha đặng thái thân phan chu trinh hoàn kiếm hà nội nghiệp sodium tripolyphosphate pac xử lý thải ty việt nam tnhh diệt muỗi phủ in chuyển rửa chén khử trùng supephotphat lâm thao naoh polymer kiểm sổ tay pdf bài tập giáo trình tủ máy bồn mol cty an bán cà phê nơi giá hình ảnh loại mắm masan vụ nguyên ngọt ngư sơn sẵn sữa đậu nành thùng vệ sinh xăng sô tính toán trung đường chéo đâu tphcm phẩm biến nông sản ức trưởng vi vật sự