Tiểu đường là gì – Cách phòng ngừa và hạn chế bệnh

Bệnh tiểu đường là gì

Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Tiểu đường típ 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.

Tiểu đường típ 2: những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là típ 2.

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Với bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 3 và tiểu đường thai kỳ sẽ không chia giai đoạn. Nhưng ở tuýp 2, bệnh có thể phân thành 4 giai đoạn chính: tiền tiểu đường, tiểu đường tuýp 2, xuất hiện biến chứng và tiểu đường giai đoạn cuối.

1. Giai đoạn tiền tiểu đường

Giai đoạn này còn được gọi là tiểu đường giai đoạn đầu, rối loạn đường huyết khi đói hay rối loạn dung nạp glucose.

Trong giai đoạn này, lượng đường trong máu đã tăng cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức để chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2: chỉ số glucose máu khi đói 5,6 – 6,9 mmol/l, sau ăn 2 tiếng là 7,8 – 11 mmol/l trong khi bình thường là dưới 5,6 khi đói và dưới 7,8 sau khi ăn.

2. Giai đoạn bệnh tiểu đường tuýp 2

bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn
Người bệnh có thể thấy mờ mắt ở cả giai đoạn tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2.

Nếu bạn không ổn định đường huyết tốt ngay ở giai đoạn đầu tiền tiểu đường thì bệnh sẽ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2.

Khi này, tuyến tụy bắt đầu không sản xuất đủ insulin cung cấp cho cơ thể, cộng thêm tình trạng kháng insulin khiến đường huyết tăng vượt ngưỡng (chỉ số glucose máu khi đói ≥ 7 mmol/l, sau ăn 2h ≥ 11,1 mmol/l) và gây ra các triệu chứng rõ rệt:

  • Da khô, ngứa ngáy
  • Tê bì, nóng rát chân tay
  • Luôn cảm thấy khát nước
  • Ăn nhiều nhưng nhanh đói
  • Mờ mắt, đau căng tức hốc mắt
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Vết thương dễ nhiễm trùng, lâu lành
  • Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là về đêm

3. Giai đoạn xuất hiện biến chứng

Khoảng cách từ giai đoạn phát hiện tiểu đường đến khi có biến chứng thay đổi ở mỗi người bệnh, tùy thuộc vào hiệu quả kiểm soát đường huyết. Có đến 50% người bệnh gặp phải biến chứng thần kinh tại thời điểm chẩn đoán.

Một số biến chứng khó tránh khỏi trong quá trình tiến triển của bệnh:

  • Biến chứng thần kinh: giảm cảm giác nhận biết đau nóng lạnh, tê bì, nóng rát tay chân, chuột rút về đêm, tim đập nhanh khi nghỉ, táo lỏng thất thường…
  • Biến chứng ở da: khô da, da nứt nẻ, ngứa ngáy, nhiễm nấm…
  • Biến chứng mắt: đau nhức hốc mắt thường xuyên, mắt mờ nhòe không nhìn rõ chữ, xuất hiện đốm đen ruồi bay trước mắt, xuất huyết võng mạc.
  • Biến chứng tim mạch: các biến chứng tim mạch như xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tắc hẹp động mạch chi…
  • Biến chứng bàn chân: vết thương lâu lành, nhiễm trùng, hoại tử, loét bàn chân…
  • Bệnh thận đái tháo đường: tiểu nhiều, nước tiểu sủi bọt, có microalbumin niệu, phù chân…

4. Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường là giai đoạn mà nhiều biến chứng xuất hiện cùng lúc với mức độ nặng (liệt dạ dày, suy thận, suy tim, loét hoại tử bàn chân, xuất huyết võng mạc…) làm giảm tuổi thọ người bệnh nhanh chóng.

Vì vậy, người bệnh không cần kiểm soát glucose máu quá chặt chẽ mà chủ yếu điều trị các triệu chứng của biến chứng để kéo dài thời gian sống.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì

Trong cơ thể, tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết ra hóc-môn insulin – một loại chất giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày cho bạn. Bạn có thể hình dung rõ hơn cách hoạt động của insulin và đường trong cơ thể trong sơ đồ sau:

Tại sao bạn bị tiểu đường (đái tháo đường)?

Vì vậy, khi cơ thể thiếu insulin hoặc insulin không chuyển hóa được đường, đường sẽ bị tồn đọng lại trong máu, đường huyết sẽ tăng cao.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì… là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường1. Nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị bệnh hơn; hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đái tháo đường típ 2 diễn ra ở người thừa cân cao hơn những người bình thường.

10 triệu chứng bệnh tiểu đường

Thường xuyên khát nước và đi tiểu liên tục

Có thể bạn chưa biết nhưng khi mắc bệnh tiểu đường sẽ gây tác động đến thận. Chúng khiến thận không thể hấp thụ được lượng đường dư thừa và dẫn đến tình trạng tích tụ trong nước tiểu. Điều này làm cho các mô bị mất nước. Đây là lý do khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và thường xuyên cảm giác khát nước.

Bệnh tiểu đường có nhiều dấu hiệu biểu hiện

Người bình thường đi tiểu 4-10 lần/ngày và trung bình là 6-7 lần. Nếu như bạn thấy bản thân liên tục khát nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường thì hãy chú ý. Đây là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường rất điển hình đấy!

Giảm cân bất thường

Khi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống diễn ra bình thường mà cân nặng giảm mạnh thì bạn cần hết sức lưu ý. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường không thể sử dụng glucose như một loại năng lượng nên chúng sẽ đốt chất béo nhiều hơn. Đồng thời, khi cơ thể mất nước cũng khiến cân nặng giảm đáng kể. Nếu giảm cân bất thường hãy đi thăm khám ngay để sớm phát hiện tình trạng bệnh.

Khô miệng, ngứa da

Người mắc bệnh tiểu đường thường có dấu hiệu khô miệng. Đây là nguyên nhân chính của việc khát nước cũng như đi tiểu nhiều. Bên cạnh đó, khi lượng đường dư thừa được bài tiết vào nước tiểu thì nó sẽ lấy theo chất lỏng từ các mô khác trên cơ thể. Trong đó bao gồm cả da. Điều này dẫn đến tình trạng da khô, ngứa. Bạn nên chú ý nếu cơ thể, da có những triệu chứng biểu hiện như trên nhé.

Vết thương lâu lành

Thông thường các vết thương, vết đứt, loét tay chân sẽ lành trong một khoảng thời gian nhanh chóng. Tuy nhiên nếu thấy chúng lâu lành và có dấu hiệu nhiễm trùng nặng thì có thể cơ thể bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Khi lượng đường quá cao không chỉ gây nhiễm trùng vết thương mà chúng còn cản trở tuần hoàn máu. Đây là lý do khiến vết thương lâu lành.

Vết thương lâu lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Đói quá mức

Bất cứ lúc nào cũng cảm thấy đói và đói quá mức cũng có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do cơ chế tiết nhiều insulin của cơ thể để điều chỉnh lượng đường trong máu. Việc cơ thể tiết nhiều insulin thông thường kèm theo kích thích cảm giác đói bụng. Nếu mới ăn xong mà đã liên tục thấy cảm giác đói thì bạn hãy chú ý nhé.

Mệt mỏi

Khi mắc bất cứ căn bệnh nào đều khiến cơ thể bạn mệt mỏi. Trong đó, bệnh tiểu đường cũng không ngoại lệ. Tình trạng mất nước do đi tiểu nhiều không chỉ khiến da khô mà chúng còn làm bạn kiệt sức. Người mắc bệnh thường có dấu hiệu mệt mỏi và buồn ngủ. Vì vậy, khi cơ thể lên tiếng qua những biểu hiện cụ thể thì bạn hãy chú ý và đi thăm khám ngay nhé.

Người mắc tiểu đường thường xuyên thấy mệt mỏi

Tê hoặc đau nhói ở tay hoặc chân

Có thể bạn chưa biết nhưng tay, chân là những bộ phận cơ thể xa tim nhất. Khi lượng đường trong máu quá cao làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh. Với những bộ phận ở xa tim có thể cảm nhận đầu tiên thể hiện ở những dấu hiệu rõ rệt như tê tay hoặc đau nhói ở đầu  ngón tay, chân,…  Đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường mà bạn cần lưu ý.

Bên cạnh những triệu chứng kể trên thì bệnh tiểu đường còn được biểu hiện rất đa dạng. Theo đó, người bệnh có dấu hiệu bị sạm da với nhiều vùng da tối màu không đồng đều. Ngoài ra còn nhiều thay đổi về mặt tâm thần như: hay lo âu, cáu gắt, mất tập trung,… Vì thế, nếu cơ thể có bất cứ bất thường nào thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xác định chính xác tình trạng sức khỏe cũng như hướng điều trị thích hợp.

Biến chứng bệnh tiểu đường

BIẾN CHỨNG MÃN TÍNH

Biến chứng mắt

  • Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc đái tháo đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… cũng có thể xảy ra.

    Làm sao để có thể phòng tránh?

    Không cách phòng tránh nào hiệu quả hơn việc kiểm soát tốt đường huyết của bạn, với một chế độ sống khỏe và dinh dưỡng cân bằng. Bên cạnh đó, bạn nên có lịch khám mắt định kỳ, tối thiểu một năm một lần. Nếu cảm thấy mắt đột nhiên bị mờ hoặc đau nhức, hãy đi khám ngay để kiểm soát tình trạng cơ thể của mình nhé.

Biến chứng về tim mạch

  • Mặc dù các biến chứng về tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch là hệ lụy khó tránh của đái tháo đường, tuy nhiên không phải là không có cách phòng ngừa cho những biến chứng này.

    Làm sao để có thể phòng tránh?

    Hãy kiểm soát tốt các chỉ số của cơ thể, bao gồm đường huyết, mỡ trong máu và huyết áp. Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học với giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho người bị tiểu đường qua sản phẩm hỗ trợ như Glucerna.

Biến chứng về thần kinh

  • Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi…

    Làm sao để có thể phòng tránh?

    Kiểm soát lượng đường luôn cân bằng, vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng cách mỗi ngày là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa biến chứng về thần kinh.

Biến chứng về thận

  • Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận.

    Làm sao để có thể phòng tránh?

    Kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp, kết hợp cùng chế độ ăn ít muối, ít đạm, ít mỡ. Đừng quên đi xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để theo dõi chức năng thận nữa.

Biến chứng nhiễm trùng

  • Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.

    Làm sao để có thể phòng tránh?

    Luôn giữ đường huyết cân bằng và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là những vùng dễ nhiễm khuẩn như răng miệng, vùng kín hoặc tiết niệu. Nếu gặp dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, cơ thể có mùi khó chịu, tiểu buốt, có máu… hãy gặp bác sĩ ngay.

BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH

Hạ đường huyết

  • Bạn bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l). Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do:
    • Bạn bị quá liều thuốc hạ đường huyết (thuốc uống hoặc tiêm insulin).
    • Ăn uống kiêng khem quá mức hoặc uống thuốc khi chưa ăn.
    • Tập luyện quá sức dẫn đến mệt mỏi.
    • Uống nhiều rượu, bia.

    Dấu hiệu hạ đường huyết khá dễ nhận biết, ví dụ như đói cồn cào, cơ thể uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh.

    Cách xử lý đối với các biến chứng đột ngột thế này:

    Khi gặp dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ hoặc trung bình, người mắc bệnh tiểu đường nên nhanh chóng dùng dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường như uống Glucerna, ăn kẹo bánh ngọt hay uống nửa ly nước trái cây, kiểm tra đường huyết sau 15 phút. Nếu đường huyết bình thường trở lại bạn tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng trước đó khi cảm thấy tỉnh táo hẳn.

Hôn mê

  • Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

    Làm sao để có thể phòng tránh?

    Cần kiểm soát tốt đường huyết của người bị đái tháo đường bằng thuốc men. Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng và phòng tránh nhiễm khuẩn, chấn thương và stress cũng là yếu tố quan trọng cần được chú ý.

Cách phòng bệnh tiểu đường

Uống đủ nước

Uống đủ nước mỗi ngày là một biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường biệu quả bởi vì nó giúp giảm nguy cơ gia tăng đường huyết. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu, những người uống ít nước có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người khác.

Một khi cơ thể bị mất nước thì hàm lượng hormone vasopressin trong cơ thể sẽ tăng lên khiến cho gan tích trữ nước đồng thời tạo ra lượng đường trong máu nhiều hơn. Tình trạng gan bị tạo áp lực trong một thời gian có thể khiến cho insulin bị giảm, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Cách đơn giản để kiểm soát đường huyết ở mức ổn định đó là uống đủ nước (tất nhiên không phải là nước ngọt). Trung bình một ngày chúng ta cần nạp vào cơ thể khoảng 2 lít nước. Không dùng nước ngọt có gas, nước tăng lực… thay cho nước lọc bởi vì chúng chính là nguyên nhân gây béo phì và tăng lượng đường trong máu. Khi cơ thể nạp đủ nước, thận sẽ hoạt động một cách hiệu quả hơn, giúp đào thải các chất độc và đường dư ra ngoài thông qua nước tiểu.

Vì vậy để phòng bệnh tránh tiểu đường, hãy tập thói quen uống đủ nước mỗi ngày bạn nhé!

Ăn nhiều rau của trái cây tươi

Ăn nhiều rau củ trái cây tươi là một trong những phương pháp phòng bệnh tiểu đường quan trọng nhất. Để phòng tránh tiểu đường bạn nên bổ sung đầy đủ chất xơ trong khẩu phần ăn cũng như hạn chế khối lượng tinh bột nạp vào cơ thể.

Chất xơ từ rau củ trái cây có tác dụng làm chậm quá trình phân hủy của carbohydrate cũng như hấp thụ đường vào máu. Một bữa ăn giàu chất xơ sẽ tạo cho bạn cảm giác no hơn nhờ vậy mà có thể giảm mức gia tăng đường huyết. Hãy bắt đầu các bữa ăn bằng việc thưởng thức một dĩa rau tươi sống, sau đó tha hồ thưởng thức các thức ăn mà mình thích. Phương pháp này giúp bạn nhanh no hơn, kiểm soát lượng đường và mỡ máu.

Phương pháp Bimemo khuyên bạn nên tuân thủ chế độ ăn WFPB (whole food plant based), ăn Thực vật – Tự nhiên – Toàn phần – Đa dạng (tức là ăn những thức ăn từ thực vật, chưa qua chế biến hoặc chế biến một cách ít nhất có thể). Đây được coi là một chế độ ăn uống phòng bệnh tiểu đường hiệu quả.

Tập luyện thể dục thể thao

Việc tập luyện thể dục thể thao mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, nhất là trong việc phòng và chữa bệnh tiểu đường. Vận động (nhất là Yoga) giúp cho con người lấy lại sự cân bằng của cơ thể. Vận động mang lại sức khỏe cũng như niềm vui, sự thoải mái về tinh thần, góp phần làm cho cơ thể khỏe mạnh. Một khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ thì mọi bệnh tật sẽ được đẩy lùi.

Bạn nên dành ít nhất nửa giờ hoặc nhiều hơn để tập thể dục hàng ngày và hít thở sâu. Hoạt động thể lực gồm chơi bóng bàn, đi nhanh, chạy bộ, Yoga hoặc bất cứ hình thức thể dục luyện tập nào. Các hoạt động chạy bộ, taichi (thái cực quyền) chính là một trong những cách phòng chống bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi.

Theo dõi cân nặng

Theo dõi cân nặng là một thói quen tốt, có thể gọi là trong những biện pháp phòng chống bệnh tiểu đường mà bạn không thể bỏ qua. Bởi vì sự tăng giảm cân nặng có thể liên quan tới bệnh tiểu đường. Một số trường hợp bệnh tiểu đường gây ra cảm giác thèm ăn và tăng cân trong khi những bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 thường bị sụt cân nhanh chóng.

Vì vậy, bạn cần theo dõi thường xuyên và kiểm soát cân nặng của mình ở mức ổn định. Trường hợp thừa câm có thể lên kế hoạch tập luyện thể dục thể thao cũng như áp dụng chế độ dinh dưỡng phòng bệnh tiểu đường khoa học.

Ngủ đủ giấc

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên bị thiếu ngủ có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người ngủ đủ giấc. Vì vậy có thể nói ngủ đủ giấc là một trong những cách phòng bệnh tiểu đường.

Hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày. Thời gian ngủ của mỗi người thường không giống nhau, có thể phụ thuộc vào độ tuổi. Thông thường những người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng.

Bên cạnh đó, hãy tập thói quen đi ngủ đúng giờ (nên ngủ trước 23 giờ), để các cơ quan trong cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, từ đó có thể hoạt động một cách tốt nhất.

Không xem tivi khi ăn

Tại sao nói “không xem tivi khi ăn” là một trong những cách phòng ngừa bệnh tiểu đường? Thói quen vừa xem tivi vừa ăn sẽ khiến bạn không kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể, làm cho bạn ăn nhiều hơn so với bình thường. Mặt khác

trong bữa ăn nếu chúng ta dán mắt vào màn hình trong khi nhai thì thần kinh sẽ dễ bị chi phối, tiết men tiêu hóa không đủ có thể dẫn đến việc ăn không ngon miệng, lâu dần đánh mất vị giác thưởng thức hoặc nuốt mà không nghiền nát thức ăn, dễ gây rối loạn tiêu hóa, có hại cho dạ dày.

Bên cạnh đó, nên hạn chế các loại đồ ăn vặt, bánh kẹo để giảm lượng calo tiêu thụ cũng như duy trì đường huyết ở mức ổn định.

Kiểm soát cảm xúc, giảm stress

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường, vì vậy hãy học cách kiểm soát cảm xúc bản thân, giảm stress để sống vui, sống khỏe. Tư duy lạc quan, tích cực sẽ giúp bạn lấy lại sự cân bằng và tập trung. Ngồi thiền, Yoga và các bài tập thở sẽ giúp bạn thư giãn hơn, là một trong những cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả.

Trên đây là 7 cách để phòng bệnh tiểu đường, hãy áp dụng thường xuyên và đều đặn để có thể phòng tránh các bệnh tiểu đường một cách tốt nhất.

Ăn gì tốt cho bệnh tiểu đường

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Yến tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền An Dược Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân bao gồm:

● Cá: Các chuyên gia khuyến khích người bệnh mỗi ngày nên ăn 30g cá. Trong thịt cá chứa nhiều Omega 3 – chất béo giúp hạn chế tăng huyết áp và làm giảm được 50% nguy cơ mắc bệnh so với người không ăn.

● Đậu nành: Người mắc tiểu đường lâu ngày sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm. Protein và cholesterol tốt trong đậu nành có khả năng cải thiện chức năng thận, giảm nguy cơ mắc bệnh thận và bệnh tim ở người bệnh.

● Chất xơ: Có trong bánh mì trắng nguyên chất, ngũ cốc, rau xanh,… Chất xơ khi đi vào cơ thể có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.

● Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt điều,… Các loại hạt này sẽ bổ sung chất béo và chất đạm, đánh thức enzyme và chất dinh dưỡng trong cơ thể bệnh nhân.

● Cafe: Các chất có trong cà phê sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Uống cafe có cafein được chứng minh là giảm thiểu được sự tiến triển của bệnh tiểu đường type 2 tới 60% so với những người không uống.

● Lạc: Trong lạc có sắt và magie, giúp cân bằng lượng insulin và glucose trong cơ thể, phòng đái tháo đường.

● Trà: Trong trà đen, trà xanh, trà ô long có chứa chất hóa học polyphenol giúp tăng cường hoạt động của insulin.

● Quế: Bột quế có tác dụng tăng cường sự chuyển hóa đường trong các tế bào chất béo.

● Kiều mạch: Giúp giảm đường huyết.

● Ca cao: Làm suy giảm khả năng “chống đối” của insulin.

Bị tiểu đường không nên ăn gì ?

Nếu đang trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải lưu ý kiêng khem các loại thực phẩm sau:

● Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu, xúc xích,… có thể làm tăng 26-40% nguy cơ mắc tiểu đường. Thịt đỏ qua quá trình chế biến, nấu ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất làm thúc đẩy quá trình phát triển và tăng nguy cơ mắc bệnh.

● Khoai tây: Trong khoai tây chứa nhiều Glycemic Index – chất làm tăng nhanh hơn và nhiều hơn lượng đường trong máu. Về lâu dài, sự gia tăng này có thể phá hủy các tế bào tuyến tụy giúp sản sinh hormone insulin cần thiết cho chuyển hóa đường trong máu.

● Thực phẩm giàu chất béo: Mỡ động vật, bơ, phomat,… Với hàm lượng cholesterol cao, chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch với những bệnh nhân đái tháo đường.

● Thực phẩm ngọt: Bánh, kẹo, nước ngọt có ga,… Chúng sẽ khiến lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng cho phép, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

● Hoa quả sấy khô, mứt hoa quả: Loại đồ ăn này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.

● Thuốc lá: Chất độc từ thuốc lá có thể ảnh hưởng đến tuyến tụy, giảm khả năng sản sinh insulin và điều chỉnh đường huyết.

Lưu ý:

Ăn đa dạng: Nên tiêu thụ trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa, thay đổi thực đơn trong ngày.

Ăn chừng mực: Không ăn quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều, không bỏ bữa ngay cả khi không muốn ăn.

Ăn thức ăn nguyên chất, ít qua sơ chế: Việc chế biến qua nhiều công đoạn sẽ khiến thức ăn mất đi nhiều chất dinh dưỡng vốn có. Do đó người bệnh tiểu đường được khuyến khích nên ăn đồ luộc thay vì đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.

Ăn bữa phụ trước khi đi ngủ: Có thể chỉ là một ly sữa hoặc một lát dưa hấu.

Tư thế yoga trị bệnh tiểu đường

1- BÀI TẬP VỚI KAPALBHATI

Kapalbhati là bài tập thở mạnh và sự vận động dạ dày trong tư thế Kapalbhati sẽ kích thích tuyến tụy hoạt động tốt.

bai-tap-yoga-chua-benh-tieu-duong-1

Hướng dẫn :

– Ngồi ở chỗ thoải mái nhất, bắt chéo hai chân và thẳng lưng. Hai tay thả lỏng trên đầu gối hoặc bàn tay bắt ấn. Tư thế này cần giữ ổn định cột sống, lưng và đầu của bạn.

– Thư giãn các cơ dạ dày của bạn và đẩy mạnh không khí thông qua mũi một cách thoải mái. Điều này sẽ khiến các cơ bụng co bóp mạnh và nên ép bụng vào bên trong về phía cột sống. Sau đó hít vào mà không cần bất kỳ bổ sung nỗ lực nào.

– Ngay sau khi hít vào một cách thụ động, thở ra một lần nữa một cách mạnh mẽ và tiếp tục lặp lại đều đặn. Làm 10 lần mỗi lần lặp lại 20-25 nhịp.Tất cả hoạt động hít vào thở ra đều được thực hiện qua mũi.

2- BÀI TẬP VỚI TƯ THẾ TRÁN CHẠM GỐI

Đây là tư thế yoga cơ bản và thường gặp trong  các tư thế của môn Yoga.

bai-tap-yoga-chua-benh-tieu-duong-3

Hướng dẫn:

– Bạn ngồi thẳng lưng trên thảm tập yoga, duỗi thẳng chân ra trước, sau đó gập gối phải lại đồng thời dùng hai bàn tay kéo bàn chân phải vào sát xương chậu, đầu gối phải nằm sát mặt sàn, hai cánh tay giơ thẳng lên cao.

– Thở ra trong khi từ từ gập người lại, cúi xuống đưa hai tay ra ôm lấy cổ chân, cố gắng ép người càng xuống sâu càng tốt. Động tác này giúp các cơ quan trong cơ thể bạn vận động một cách tối đa.

3- BÀI TẬP VỚI TƯ THẾ RẮN HỔ MANG

Ngay cả người mới bắt đầu có thể nhận được kết quả tốt từ yoga đơn giản này đặt ra , trong đó hoạt động để làm săn chắc mông và săn chắc cơ bụng.

bai-tap-yoga-chua-benh-tieu-duong-4

Hướng dẫn :

– Nằm úp mặt xuống sàn nhà, khép hai chân lại, trán chạm đất, chống hai tay xuống sàn nhà, gối khuỷu tay chạm đất.

– Hít thở, ngẩng đầu hướng lên trên, nâng lồng ngực rời khỏi mặt đất.

– Dùng lực của hai tay để chống nâng cơ thể lên, duỗi thẳng khuỷu tay, thở ra, mở đầu cổ họng, ngữa ra phía sau, mắt nhìn lên trần nhà, giữ tư thế này trong 10 giây

4- BÀI TẬP VỚI TƯ THẾ VAJRASANA

Tư thế này giúp thúc đẩy hoạt động của dạ dày và do đó giúp kích thích tuyến tụy hoạt động hiệu quả.

bai-tap-yoga-chua-benh-tieu-duong-2
Hướng dẫn:

– Ngồi thẳng, hai chân gập về phía sau sao cho hai gót chân chạm hai hông. Sau đó, bạn đặt hai lòng bàn tay lên hai đầu gối, giữ cột sống và cổ thẳng.

– Hít vào rồi chầm chậm thở ra. Trong lúc thở ra thì ép bụng vào và uốn cong về phía trước. Khi hít vào thì kéo cơ thể trở lại vào vị trí thẳng thẳng.

– Lặp lại điều này thường 10-15 lần nếu bạn là một người mới bắt đầu.

Cơ chế tác dụng phụ của các tư thế :

_ Điều hoà cảm xúc và giải toả căng thẳng tâm lý, giảm Stress.

_ Tác động tốt đến cơ quan nội tạng bên trong.

_ Tăng cường sinh lực cho việc chuyển hoá cơ bản

_ Tăng cường lưu thông khí huyết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tag: vấn cương tài viện 108 typ án lây cầu dũ biên mẫu tỷ việt nam mạn nhi tổng bích hương hà hoàng kiệm pdf slide bacsinoitru viêm dây hiểm mấy disease nữ ppt tạ văn đông ai bà bầu nhiêu em già lứa hội tp hcm icd10 i mã icd kcb sai lâm sàng td mody đới toan ceton đà nẵng mèo phác đoàn quốc bàng quang slideshare 103 lao who wiki đâu yhct yên vn anh giảng tuyên tễ giáo khoẻ hỏi hậu in khái niệm khảo kiến luận lương xoài mục mẹo đích powerpoint quy sách chung chuẩn tìm hiểu nay câu xử ycantho lipid sánh nhạt dừa ung khớp www webtretho xây dựng ương 14/11 cập nhật 2019 2018 32 34 dự lầm ada tờ rơi tầm nhóm 2020 2017 trú dieutri đan đỗ đức ngọc lang lê ông quyết mai 16 13 18 chấm 19 14 phẩy 21 28 26 22 24 29 365 300 370 viên 30 43 48 thầy 46 47 50 dương e11 e10 fructosamine guideline hiệp ko la j bạch cáo phổi lời ogtt mật ong quản que thử glucid glucophage 750 0 đọc 72 & ii vinamilk diecerna 900g (cho đường) xèo trứng lộn tráng cam chuối gà lở miến sen sọ dứa diagood diabet dream diabetna english en español 12 3+ flp máy đo freestyle f99 lite gamosa vô difoco khang quân gạo đuong sơn chích kingphar 17 ob org vợ chồng vinh quảng quýt quasure rụng tóc thuyết rừng sáng sưng nghén voz vinmec chảy wikipedia weibo thấp xông hơi yhoccongdong yến sư lứt ổi 100 tái 33 36 37 400g 4mg 49 44 500 diamicron 60 72h 850g úc 850 metformin 850mg afc anlene ensure mỹ full forxiga 10mg hài ái cật huân vũ triết mạng chiến dân bạo lưc đảng tham chương miêu omron on call plus lục ma túy nạn thcs tứ đại hiến quỷ q rắt phộng rang sầu riêng nhuệ hải hưng phố thái hùng mũ nhảy katx phèn ngôn bách vương thánh phú tam vang danh wikidich phí chưng thanh đàn bạc thọ văng ôtô tokaijyo bút mixtard 38 30mg gliclazide 40 500mg kim 5ml giá medlatec lantus solostar janumet jardiance januvia johnson nick jonas nghê hột test oresol oxy quần lót bu one touch accu chek đắng cua ngổ mía vitamin whey wellness web nhịn sào non new zealand âm ướt ơn hữu cẩm 25 sang eng hút cơm chớm nhổ cái bonidiabet đội cấn ba đình xôi chín xăm youtube bắp vịt tuyp 24h giao ala bio thìa canh gold original fructose feedback fami fontactiv phim terumo medisafe fit tháng đáp ngăn khởi bún gút gout mổ nếp suốt đời nghệ tổ u bí 51 đạo mít phở dại cóc ki quà muống liệu kê alpha saffron chua tận gốc phước lộc video vừng c what does mean 2002 yaourt bưởi mua dâu tằm sa tên aia a đáo bố lễ egcg glu metaherb gừng glucosamine bấm huyệt tphcm hòa mướp dong

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com