Lượng đường trong máu bao nhiêu là an toàn

Lượng đường trong máu bao nhiêu là an toàn

Các chuyên gia y tế cho biết, tùy theo lứa tuổi, tình trạng bệnh, mức độ biến chứng,… mà mỗi người có chỉ số đường huyết bệnh tiểu đường khác nhau. Thế nào là chỉ số đường huyết bình thường, chắc chắn không phải ai cũng đã nắm rõ.

Tổng quan về chỉ số đường huyết

Glucose (đường) là nguồn năng lượng chính của cơ thể và cũng là nguyên liệu quan trọng, cần thiết cho tổ chức não bộ và hệ thần kinh. Chỉ số đường huyết bình thường được y học đánh giá là an toàn phải đảm bảo:

–  Chỉ số đường huyết bình thường khi đói ở mức từ 90 – 130mg/dl ( tương ứng với 5,0 – 7,2mmol/l).

– Chỉ số đường huyết bình thường sau ăn ở mức thấp hơn 180mg/dl (10mmol/l).

– Chỉ số đường huyết bình thường trước lúc đi ngủ thường dao động 110 – 150mg/dl (6,0 – 8,3mmol/l).

Xác định chỉ số đường huyết chẩn đoán bệnh tiểu đường

Để xác định mình có bị tiểu đường hay không, bạn hãy tự kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói hoặc sau ăn dựa trên bảng chỉ số đường huyết lúc bình thường và nguy hiểm.

Chỉ số đường huyết lúc đói nên được thực hiện vào buổi sáng, sau khi bạn nhịn ăn từ 8 – 10 tiếng. Với người bình thường, chỉ số đường huyết an toàn sẽ là từ 4,0 – 5,9 mmol/l (tương đương 72-108 mg/dl). Khi chỉ số này vượt quá 7mmol/l nghĩa là bạn có khả năng đã mắc bệnh tiểu đường.

Sau khi ăn 2 tiếng, bạn có thể kiểm tra chỉ số đường huyết để biết lượng đường trong máu và có cách điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Nếu chỉ số đường huyết sau ăn ở các mức:

– Dưới 7,8 mmol/l là chỉ số đường huyết bình thường và an toàn

– Từ 7,9 – 11,1 mmol/l là cảnh báo dấu hiệu tiền tiểu đường

– Nếu > 11,1 mmol/l thì nguy cơ cao bạn đã mắc bệnh tiểu đường

Bạn nên thường xuyên theo dõi bảng chỉ số đường huyết để biết mức đường huyết thấp, cao hay mức có thể chấp nhận được, tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ để được hướng dẫn cụ thể và cho lời khuyên chính xác.

Để chẩn đoán tiểu đường chính xác nhất, bạn cần làm nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1c. Đây là chỉ số kiểm soát đường huyết chuẩn xác mà không phụ thuộc vào thời điểm no hay đói. Chỉ số này bình thường nếu ở mức từ 5,5% – 6,2% là bình thường và cảnh báo tiểu đường nếu trên 7%.

Những dấu hiệu giúp nhận biết đường trong máu tăng cao

Các triệu chứng khi đường trong máu tăng cao ở mỗi người có thể khác nhau. Ở một số người, bệnh đường máu tăng cao có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng gì khác lạ cho đến khi các biến chứng xuất hiện. Tuy nhiên, nhìn chung người bệnh có lượng đường trong máu cao sẽ xuất hiện các dấu hiệu dưới đây:

– Đi tiểu nhiều trong ngày, đặc biệt vào ban đêm

– Luôn trong trạng thái khát nước và khô miệng

– Mắt nhìn kém, mờ và nhức mỏi

– Mệt mỏi

– Nhanh đói

– Giảm cân nhanh

– Dễ nhiễm trùng, vết thương lâu lành

Nguyên nhân dẫn đến lượng đường trong máu cao

Có rất nhiều nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao, trong đó phải kể đến những nguyên nhân do lượng thực phẩm đưa vào không được kiểm soát nghiêm ngặt. Một số loại thực phẩm là “thủ phạm” làm cho lượng đường trong máu tăng cao:

Caffein

Lượng đường máu sẽ tăng lên sau khi bạn uống một tách cà phê, kể cả cà phê đen không đường. Lý do là chất caffein trong cà phê. Nhiều người không biết rằng ngoài cà phê, caffein còn có cả trong trà đen, trà xanh và các thức uống giàu năng lượng khác.  Bản thân mỗi bệnh nhân tiểu đường cũng có những phản ứng với mỗi loại thực phẩm hoặc đồ uống khác nhau, nên mỗi người bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng các thực phẩm đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, với người khỏe mạnh, nhiều nghiên cứu lại chứng minh rằng caffein có tác dụng trong việc phòng chống tiểu đường tuýp 2.

Thực phẩm giàu tinh bột

Đa số mọi người đều cho rằng những thực phẩm không chứa đường có thể tốt cho cơ thể, nhưng thực tế đây lại là những thực phẩm trung gian làm tăng đường máu của bạn. Như các thực phẩm có nhiều tinh bột hay carbohydrate, nguyên nhân là do thực phẩm giàu tinh bột được tiêu hóa nhanh và từ đó tăng đường huyết nhiều hơn.

Thực phẩm chiên rán

Ăn các thực phẩm chiên rán cũng khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nếu sử dụng thực phẩm carbohydrate chiên rán thì nguy cơ đường máu tăng tăng cao. Có thể kể ra một số món ăn là “kẻ thù” của người bệnh tiểu đường như pizza, khoai tây chiên, các món hamburger…. đều có rất nhiều chất béo và carbs. Nếu muốn kiểm tra xem cơ thể bạn phản ứng thế nào với loại thực phẩm này hãy đo lượng đường trong máu sau khi ăn 2 giờ.

Thực phẩm chiên rán

Bị cảm

Một trong những lý do làm đường máu tăng lên là khi cơ thể bạn phải chống chọi với một trận cảm lạnh. Khi bị ốm, nôn, tiêu chảy làm cơ thể mất nước khiến đường trong máu tăng lên. Một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết như thuốc kháng sinh, thuốc thông mũi…

thuốc trị cảm

Stress

Khi bị căng thẳng, stress, cơ thể con người thường có xu hướng giải phóng một số hormon có thể làm tăng lượng đường trong máu. Điều này thường xuyên xảy ra với người bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Hãy thư giãn, hít thở sâu, tập thể dục hoặc đi ra ngoài để tránh stress.

stress

Bánh mỳ

Nhiều người cho rằng bánh mỳ nào cũng giống nhau, tuy nhiên điều này hoàn toàn sai. Bánh vòng – bánh mỳ tròn – có nhiều carbohydrat hơn lát bánh mỳ trắng, vì vậy hãy thận trọng khi ăn loại thực phẩm này.

bánh mì

Nước giải khát

Các loại đồ uống bán sẵn chứa nhiều đường như soda, nước ngọt. Bổ sung nước là rất cần thiết, nếu bạn phải tập luyện với cường độ lớn có thể sử dụng thức uống thể thao. Tuy nhiên cần rất thận trọng và phải kiểm tra lượng calo, carbs và khoáng chất có trong đó trước khi sử dụng.

Nước giải khát

Hoa quả sấy khô

Hoa quả là lựa chọn tốt cho sức khỏe nhưng hãy cẩn trọng với các loại hoa quả sấy khô vì chúng nhiều carbohydrate và đường. Ví dụ như 2 thìa nho khô, hoặc việt quất khô cũng có thể làm lượng đường máu của bạn tăng vọt.

Hoa quả sấy khô

Thuốc steroid

Người ta dùng corticosteroid như prednisone để điều trị bệnh phát ban, viêm khớp, hen suyễn và nhiều bệnh khác, nhưng đây là nguyên nhân khiến đường máu tăng cao. Một số thuốc chống trầm cảm cũng là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng giảm bất thường.

Thuốc steroid

Thuốc cảm lạnh

Các thuốc có hoạt chất pseudoephedrine hoặc phenylephrine có thể làm tăng đường trong máu. Thuốc kháng histamin thường không gây ra vấn đề nào với lượng đường trong máu của bạn.

Thuốc cảm lạnh

Thuốc tránh thai

Các chuyên gia y tế cho rằng estrogen trong thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể đáp ứng với insulin. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thuốc tránh thai an toàn cho phụ nữ có bệnh tiểu đường, kể cả thuốc tiêm tránh thai. Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến cáo phụ nữ có bệnh tiểu đường nếu dùng thuốc tránh thai, người bệnh cần nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

Thuốc tránh thai

Giấc ngủ

Với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, lượng đường trong máu thường xuống rất thấp khi ngủ, hoặc khi thức dậy. Để cải thiện điều này người bệnh cần ăn nhẹ trước khi ngủ. Tuy nhiên có một số người, lượng đường trong máu có thể tăng lên vào buổi sáng – thậm chí trước khi ăn sáng – do thay đổi nội tiết tố hoặc giảm insulin trong cơ thể. Do đó việc kiểm tra thường xuyên lượng đường trong máu rất quan trọng với những người mắc bệnh tiểu đường.

tiểu đường và giấc ngủ

Tập thể dục

Hoạt động thể chất là cách tuyệt vời để tăng cường sức khỏe cho mọi người. Nhưng với những người bị tiểu đường thì đôi khi nó làm bạn mất kiểm soát đường huyết. Khi tập thể dục, mồ hôi ra nhiều hơn, nhịp tim tăng lên, lượng đường trong máu vì thế cũng tăng theo. Nên kiểm tra đường máu trước, trong và sau khi tập.

Tập thể dục và đường huyết

Rượu

Thực chất các loại đồ uống có cồn được làm từ ngũ cốc như gạo, ngô, khoai, sắn, hoặc do lên men các loại quả. Tinh bột trong ngũ cốc chuyển hóa thành đường rất nhanh. Ngoài ảnh hưởng tới đường huyết, đồ uống có cồn còn gây hại cho nhiều cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận, phổi, não. Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến cáo không nên uống quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly đối với nam giới.

rượu gây hại cho cơ thể

Nhiệt độ quá cao

Nhiệt độ môi trường cũng góp phần làm cho lượng đường trong máu của bạn ngoài tầm kiểm soát. Khi nhiệt độ tăng lên, người bị bệnh tiểu đường nên kiểm tra đường máu thường xuyên hơn và uống nhiều nước để tránh mất nước. Ngoài ra nhiệt độ cao còn có thể ảnh hưởng đến thuốc và cả máy đo đường huyết, hãy để những đồ này ở nơi thoáng mát, nhiệt độ ổn định.

đường huyết

Hormon

Khi hormon của người phụ nữ thay đổi, thì lượng đường trong máu của họ cũng thay đổi. Điều này dễ nhận thấy nhất ở thời kỳ mãn kinh, người phụ nữ thay đổi nội tiết tố, điều này làm cho lượng đường trong máu càng khó kiểm soát. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ của bạn về các liệu pháp thay thế hormon.

lượng đường trong máu

Đường nào không tốt với cơ thể?

Nếu bạn là một tín đồ hảo ngọt, việc loại bỏ hoàn toàn đường ra khỏi khẩu phần ăn sẽ trở thành “cực hình”.  Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh cần biết rằng đường làm tăng đường huyết nhanh hơn carbs, tuy nhiên ăn bao nhiêu carbs để không làm cơ thể bị mệt mỏi vì thừa đường cũng trở thành một vấn đề. Cần quan tâm tới tổng lượng carbs và lượng calo chứ không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối loại thực phẩm này.

Đường trong máu cao ảnh hưởng gì

Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng nguy hiểm đối với người bênh, gây ra các biến chứng cấp tính và lâu dài.

Biến chứng cấp tính khi tăng lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không khi không được phát hiện? Đây là tình trạng đặc biệt nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời. Có những biến chứng nguy hiểm như:

– Nhiễm toan ceton do tăng đường huyết

Biến chứng này thường gặp ở người tiểu đường tuýp 1, hiếm gặp ở tiểu đường tuýp 2. Khi đường trong máu của bệnh nhân trên mức 14 mmol/l hoặc 250 mg/dL thì các tế bào ở cơ thể bị thiếu năng lượng trầm trọng. Cơ thể tự khắc phục tình trạng bằng cơ chế “đốt cháy” chất béo tạo năng lượng. Tuy nhiên, việc này sẽ tạo ra chất ceton tích tụ trong máu, khi tích tụ với lượng lớn (nhiễm toan ceton) sẽ gây độc cho cơ thể. Triệu chứng ở người nhiễm toan ceton là bồn chồn, khó chịu, thở ra có mùi giấm hoặc hoa quả bị lên men.

– Tăng áp lực thẩm thấu

Xảy ra khi đường huyết tăng cao quá mức làm nước trong cơ thể bị thẩm thấu nhiều vào trong lòng mạch. Dịch của cơ thể bị kéo ra ngoài theo đường nước tiểu làm cơ thể bị mất chất dịch nghiêm trọng. Các triệu chứng của tăng áp lực thẩm thấu cũng khá giống với nhiễm toan ceton.

Khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời.

Biến chứng lâu dài khi tăng đường huyết

Lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài sẽ làm tổn thương đến hệ thống dây thần kinh và mạch máu, các biến chứng này có thể là:

– Biến chứng mạch máu lớn

Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch vành,…

– Biến chứng mạch máu nhỏ

Gây tổn thương các dây thần kinh, ảnh hưởng đến mắt, thận như giảm thị lực, mù lòa, suy thận.

– Biến chứng do tổn thương hệ thần kinh

Người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác, rối loạn chức năng sinh dục, rối loạn hoạt động của các cơ quan và bộ phận trong cơ thể.

Giảm lượng đường trong máu bằng cách nào

+ Nên thực hiện chế độ tập luyện cho người bệnh tiểu đường với cường độ vừa phải, phù hợp với tình trạng bệnh và sức chịu đựng của mình. Vận động thể chất là một giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tình trạng kháng insulin của tế bào, giúp cho đường huyết trong máu có thể dễ dàng được vận chuyển vào tế bào, từ đó giảm lượng đường trong máu.

+ Kiểm tra xem chế độ ăn uống của bạn đã khoa học chưa? Những thực phẩm dễ khiến cho đường huyết tăng cao thường là các chất chứa bột đường đơn giản như nước ngọt, nước trái cây, bánh quy, bánh mì, cơm trắng,…Nếu bệnh nhân đang ăn nhiều các thực phẩm loại này thì nên giảm bớt. Để kiểm soát tốt hơn lượng đường huyết thì người bệnh nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, hoặc có thành phần là các chất bột đường phức tạp như các loại hạt, gạo lứt, các loại đậu đỗ, các loại rau có tính nhớt,…

+ Kiểm tra các loại thuốc đang dùng xem liều lượng dùng có đúng quy định không, đúng thời gian không? Nếu phát hiện nguyên nhân tăng đường huyết là do sử dụng thuốc không đúng liều lượng khuyến cáo hoặc quên thuốc thì cần thay đổi ngay.

Trường hợp bệnh nhân dùng thuốc thường xuyên, đều đặn với liều lượng theo đúng khuyến cáo trong khi ăn uống và luyện tập khoa học, tích cực thì cần trao đổi với bác sĩ điều trị để điều chỉnh tăng liều hoặc kết hợp thuốc. Bởi khi điều trị tiểu đường bằng thuốc, theo thời gian phải tăng liều lượng để có hiệu quả điều trị tương đương, hiện tượng “nhờn thuốc”.

– Kiểm soát lượng carbohydrate trong bữa ăn hàng ngày

Khi biết được mỗi loại thức ăn chứa bao nhiêu carbohydrate sẽ giúp mọi người có thể đo lường được mức tác động của chúng tới lượng đường huyết cơ thể.

Lượng carbohydrate bình thường mà cơ thể tiếp thu sẽ biến thành đường (chủ yếu là glucose) rồi được insulin vận chuyển vào các tế bào tạo năng lượng hoạt động. Nhưng khi tiếp thu quá nhiều carbohydrate, chức năng insulin gặp trục trặc có tác động kéo theo làm sai hỏng trong cả hai quá trình, lượng đường trong máu lúc này bắt đầu tăng.

Vì vậy để duy trì mức độ đường an toàn trong máu, Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo nên kiểm soát lượng carbohydrate trong các bữa ăn. Một chế độ ăn low-carb (carbohydrate thấp) được nghiên cứu chứng minh giúp giảm chỉ số đường huyết hiệu quả.

– Ăn nhiều chất xơ hơn trong các bữa ăn

Chất xơ có tác dụng làm chậm tiêu hóa của carbohydrate và sự hấp thu đường từ thực phẩm vào máu. Được ví như một “chiếc phanh hãm”, chất xơ khiến cho chỉ số đường huyết không thể tăng vọt lên sau khi ăn. Mức đường trong máu tăng chậm và từ từ, vì thế insulin có thời gian vận chuyển đường tới tế bào.

Chất xơ hòa tan có hiệu quả hơn chất xơ không hòa tan trong việc giảm lượng đường trong máu. Loại thực phẩm giàu chất xơ gồm rau, các loại đậu, hoa quả và ngũ cốc nguyên cám. Lượng chất xơ được khuyến khích ăn là 25 gam đối với phụ nữ và 38 gam đối với nam giới.

– Uống nước

Uống đủ nước là một cách đơn giản để giữ lượng đường trong máu trong giới hạn khỏe mạnh. Ngoài tác dụng bổ sung nước cho cơ thể, tránh cơ thể khỏi mất nước, uống nước sẽ giúp thận của bạn lọc đường dư thừa khỏi cơ thể và thải chúng ra thông qua đường nước tiểu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên uống nước có nguy cơ thấp hơn gặp các vấn đề về đường trong máu. Nhưng hãy nhớ rằng, điều này không đúng với nước có ga và đồ uống có chứa đường. Một chai nước tăng lực đã vượt quá lượng đường khuyến cáo dùng cho cả ngày, nước lọc thì tốt cho cơ thể nhưng uống nước ngọt sẽ khiến bạn tăng cân và mắc bệnh tiểu đường.

– Kiểm soát chế độ ăn uống đúng cách

Nên tính toán để giảm lượng calo tiêu thụ, đây cũng là một phương pháp giảm cân. Nên xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý, kiểm soát cân nặng cũng có ảnh hưởng tích cực đến lượng đường trong máu và giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2.

– Chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số GI (Glycemic Index) đặt ra để đánh giá tốc độ tăng lượng đường trong máu sau khi ăn một loại thực phẩm chứa carbohydrate. Nên chọn những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình như yến mạch, lúa mạch, hải sản, các loại đậu, ngô, hầu hết các loại trái cây và rau không tinh bột.

Các loại thực phẩm này có thể giảm mức đường huyết trong thời gian dài ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.

– Ăn nhiều hơn các loại thực phẩm giàu crom và magie

Lượng đường trong máu cũng có thể liên quan đến việc cơ thể đang thiếu các chất dinh dưỡng, điển hình là crom và magie. Bổ sung crom và magie trong thực đơn hàng ngày để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Cơ thể thiếu crom có thể khiến không thể dung nạp carbohydrate và thiếu hụt magie gia tăng nguy cơ dẫn đến tiểu đường. Trong một nghiên cứu, người tiêu thụ nhiều magie có nguy cơ bị tiểu đường thấp hơn 47% so với những người khác.

Các loại thực phẩm giàu crom như lòng đỏ trứng, cà phê, đậu xanh, súp lơ và thịt,…

Các loại thực phẩm giàu magie gồm các loại rau xanh, socola đen, bơ, chuối và đậu,…

Người đường máu cao nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đường máu cao là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm ở giai đoạn tuổi trung niên, người bệnh có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tập thể dục và ăn uống. Dưới đây là 10 loại thực phẩm giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, là lựa chọn tuyệt vời cho những người đường máu cao.

Táo

Táo có thể kiểm soát lượng đường do có hàm lượng pectin cao, pectin là chất giúp làm giảm nhu cầu insulin trong cơ thể.

Người đường máu cao nên ăn gì? 1
Táo (Ảnh: Internet)

Sử dụng dấm táo

Dấm táo chứa nhiều lợi ích tới sức khỏe, một trong số đó là giảm lượng đường trong máu bằng cơ chế thúc đẩy hoạt động sử dụng đường của tế bào và giảm thiểu lượng đường giải phóng từ gan. Người đường máu cao có thể sử dụng dấm táo trộn trực tiếp vào các món salad, dấm táo có ảnh hưởng đáng kể đến độ nhạy cảm insulin.

Bông cải xanh

Bông cải xanh là thực phẩm giàu crom, người đường máu cao nên ăn nhiều loại rau này để điều hòa lượng đường trong máu và insulin. Bông cải xanh còn có tác dụng giảm nguy cơ tim mạch, đau tim và đột quỵ.

Ăn nhiều các loại cá chứa axit béo omega – 3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện sức đề kháng insulin, cải thiện đường máu trong cơ thể. Các loại cá khuyến khích ăn là cá thu, cá ngừ, cá hồi, đây cũng là các loại thực phẩm thay thế hoàn hảo cho những người không thích ăn thịt đỏ.

Người đường máu cao nên ăn gì? 2
Người đường máu cao ăn cá rất tốt cho cơ thể (Ảnh: Internet)

Ngũ cốc nguyên hạt

Theo các chuyên gia nghiên cứu những người có chế độ ăn gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt có ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch hơn những người không ăn ngũ cốc nguyên hạt, kiểm soát lượng đường trong máu.

Các loại hạt

Các loại hạt giúp cân bằng lượng đường trong máu và làm giảm quá trình đốt cháy năng lượng.

Các chuyên gia khuyến khích ăn hạt cỏ cà ri, đây là nguồn tuyệt vời của chất xơ hòa tan, giảm lượng đường huyết và cải thiện dung nạp glucose.

Đậu nành

Đậu nành là thực phẩm chứa nhiều chất xơ và protein, loại chất dinh dưỡng này còn làm giảm hiện tượng bài tiết đường khi đi tiểu của người mắc bệnh tiểu đường.

Người đường máu cao nên ăn gì? 3
Đậu nành (Ảnh: Internet)

Dầu ô-liu

Dầu ô-liu là loại chất béo giúp giảm nguy cơ đau tim và duy trì ổn định lượng đường trong máu bằng việc giảm các kháng thể insulin.

Quả ớt

Những nhà khoa học Úc đã nghiên cứu bổ sung ớt cho các bữa ăn hàng ngày sẽ cung cấp lượng insulin cần thiết giúp vận chuyển lượng đường trong máu sau các bữa ăn. Ớt còn chứa các chất chống oxy hóa, chứa vitamin C, carotenoids giúp điều hòa nội tiết tố insulin.

Quế

Quế có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu, quế chứng minh độ nhạy cảm insulin bằng cách kháng insulin ở cấp độ tế bào. Nghiên cứu chứng minh quế có thể giảm lượng đường trong máu tới 29%. Một lợi ích khác của quế là làm chậm sự phân giải carbohydrate, nên nó kìềm chế sự gia tăng đột ngột của đường trong máu.

Quế hoạt động tương tự cơ chế insulin, giúp đường trong máu đi vào tế bào. Nên ăn 1 – 6 gam quế mỗi ngày, không lạm dụng ăn nhiều có thể gây hại.

Người đường máu cao nên ăn gì? 4
Quế giúp điều tiết lượng đường trong máu (Ảnh: Internet)

Tỏi

Trong tỏi chứa rất nhiều chất hữu cơ Allyl Propyl Disulphide (APDS), Diallyldisul – phide oxide (allicin), flavonoids,… đều là những thành phần quan trọng giúp làm giảm glucose trong máu và kích thích tuyến tụy tiết insulin.

Các loại thực phẩm trên giúp giảm thiểu lượng đường huyết, là những lựa chọn hữu ích cho những người đường máu cao, giải quyết câu hỏi đường máu cao nên ăn gì từ đa số những người đang ở tình trạng này.

 

 

 

 

 

Tag: bà bầu ký hơi mang mẹ trẻ sơ bày anh hiến dạng tuần hạ nồng ngưỡng trăm sao tam quincke mật tỉ lệ tỷ mô tả nêu kép kín lưu tải mềm luong hở thử gân viết tắt thú biểu hoà khám nhờ nhật omron mua tại vị phép vẽ đồng hồ

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com