Thực Phẩm Và Chế Độ Ăn Giúp Cân Bằng Đường Huyết

Thực phẩm cho người bị hạ đường huyết nên ăn mỗi ngày

Hạ đường huyết ngoài việc điều trị bằng thuốc bạn cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm cho người bị hạ đường huyết để giúp tăng đường trong máu. Dùng thực phẩm để bổ sung đường là phương pháp vừa an toàn lại tốt cho sức khỏe.

Các loại thực phẩm cho người bị hạ đường huyết

Thịt nạc giàu protein

Thực phẩm giàu protein là loại thực phẩm cho người hạ đường huyết tốt nhất. Protein vốn cung cấp các acid amin giúp xây dựng mô nạc trong cơ thể. Đồng thời protein còn giúp ổn định lượng đường trong máu do ăn ít, bỏ bữa…Bổ sung protein vào chế độ ăn giàu dinh dưỡng sẽ giúp giảm triệu chứng của hạ đường huyết một cách đáng kể.

Nguồn cung cấp protein dồi dào có thể kể đến như thịt trắng, gia cầm, cá, đậu, lòng trắng trứng, đậu hũ, sữa đậu nành…

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là dạng hạt thô, chưa qua chế biến nên vẫn giữ trọn vẹn các chất dinh dưỡng quan trọng. Ngũ cốc cung cấp một lượng dồi dào chất xơ và các chất dinh dưỡng khác như sắt và vitamin nhóm B. Những người bị thiếu máu do thiếu sắt thường chóng mặt, hạ đường huyết. Ăn ngũ cốc nguyên hạt được xem là một phương pháp ngăn chóng mặt và các triệu chứng khác của hạ đường huyết rất tốt.

Ngoài các loại ngũ cốc nguyên hạt, bạn cũng có thể ăn thêm các thực phẩm chế biến từ ngũ cốc như bánh mì, lúa mạch, bắp rang…

Nước ép trái cây tươi

Các thực phẩm giàu đường tự nhiên, dạng nước sẽ dễ hấp thu đường khi vào cơ thể để giúp tăng đường nhanh chóng. Uống một ly nước ép trái cây mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng đường một cách tự nhiên.

Chế độ dinh dưỡng người hạ đường huyết nên áp dụng

Việc kết hợp các loại thực phẩm cho người bị hạ đường huyết thành một chế độ ăn tăng đường và đảm bảo đủ dinh dưỡng cũng cần được chú ý. Bạn có thể tham khảo áp dụng chế độ dinh dưỡng sau.

Nên ăn

  • Thức ăn chính: các loại ngũ cốc lứt, tốt nhất là gạo lứt, kê…nấu chín mềm để dễ tiêu hóa.
  • Ăn nhiều thành phần đa dạng trong món súp, bánh dày và một số loại rau củ ngọt như bí đỏ, hành tây, cà rốt…
  • Nấu nhiều loại rau, thường xuyên dùng bí đỏ, cà rốt, củ cải trong các món củ hầm.
  • Ăn các loại đậu, các loại thực phẩm có đậu và các loại rong biển.
  • Có thể ăn cá hoặc thịt trắng có ít chất béo khoảng 1 – 2 lần mỗi tuần.
tiêu chuẩn chẩn đoán hạ đường huyết 02Một chế độ ăn hợp lý đảm bảo dinh dưỡng sẽ giúp cải thện đường huyết

Không nên ăn

  • Tránh các loại rau như cà chua, khoai tây, cà tím, ớt ngọt màu xanh…
  • Không nên ăn quá nhiều muối.
  • Hạn chế các thức uống có cồn như bia, rượu.

Nề nếp sinh hoạt nên thực hiện cho người hạ đường huyết

Ngoài việc dùng các loại thực phẩm cho người bị hạ đường huyết, bạn cũng nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học để có một cơ thể khỏe mạnh.

  • Đi ngủ sớm trước 10 giờ tối và dậy sớm lúc 6 giờ sáng.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ khoảng 30 phút sáng mỗi ngày.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa, ăn nhiều bữa phụ trong ngày.
  • Tránh căng thẳng, stress trong công việc.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, giải trí lành mạnh.
  • Hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị như máy tính, điện thoại nếu không cần thiết.
  • Nên thường xuyên massage cơ thể để tăng cường lưu thông máu.

Việc kết hợp chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm cho người bị hạ đường huyết cùng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cho người bị hạ đường huyết nhanh chóng phục hồi cơ thể, ổn định lượng đường.

Chế độ ăn cho người bị tiểu đường

Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị tiểu đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khoẻ để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân. 

 Đái đường do tổn thương tuyến tuỵ có 2 thể (type)

  • Thể phụ thuộc Insulin (type I): thường gặp ở người trẻ tuổi, gày nhiều và thường có nhiều biến chứng.
  • Thể không phụ thuộc Insulin (type II): thường gặp ở người tuổi trên 40, người béo và ít biến chứng.

Với type I, chế độ ăn thích hợp kết hợp với dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp cho bệnh ổn định, hạn chế biến chứng. Với type II chỉ cần chế độ ăn thích hợpkết hợp với hoạt động thể lực điều độ thường xuyên là kiểm soát được đường huyết giai đoạn đầu của điều trị.

Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể người bện một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.

Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng

Nhu cầu năng lượng: bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường. Nhu cầu tăng hay giảm và thay đổi khác nhau tuỳ thuộc tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên cũng có những điểm chung như:

  • Tùy theo tuổi, giới
  • Tuỳ theo loại công việc (nặng hay nhẹ)
  • Tuỳ theo thể trạng (gày hay béo)

Mức nhu cầu năng lượng chung cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện là 25Kcal/kg/ngày.

   Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng:

Protein (chất đạm): Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày với người lớn. Nếu khẩu phần có quá nhiều đạm sẽ không tốt nhất là đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm. Trong chế độ dinh dưỡng của tiểu đường tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần.

Lipit (chất béo): Nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo động vật vì có nhiều axit béo bão hoà. Các chất béo đặc biệt là các chất axit béo bão hoà dễ gây xơ vữa động mạch nhưng mặt khác chất béo lại cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do gluxit cung cấp) vì vậy nên ăn các axit béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương… Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần còn giúp cho ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Gluxit (chất bột đường): Trong bệnh tiểu đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hoá được để cung cấp năng lượng cho cơ thể vì thế chế độ ăn phải hạn chế gluxit (chất bột đường). Nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt…). Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.

Để bệnh nhân tiểu đường dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, người ta chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng gluxit khác nhau:

  • Loại có hàm lượng gluxit ≤ 5%: người bệnh có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín… (sử dụng không hạn chế).
  • Loại có hàm lượng gluxit từ 10-20%: nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan…)
  • Loại có hàm lượng gluxit từ ≥ 20%: cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô…).

Với người bị tiểu đường nên chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia làm 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Với bệnh nhân điều trị bằng Insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.

Tag: bảng tải chức dành gì chống chữa bao nhiêu 2h bà bầu 1h tụt lang thử xét nghiệm nhịn lâu mẹ cứu phản ứng hiệu nguy hiểm hơn 4h tiếng xuất ruột xôi tra 2g 3h 3 bưởi bún bơ chuối cam cháo thai kỳ lạc mặn rồng sầu riêng gà thuyết trình phố thì

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com