Hàn The – Borax Có Được Sử Dụng Trong Thực Phẩm Không

Hàn The – Borax Có Được Sử Dụng Trong Thực Phẩm Không

Hàn the hay Borax có được sử dụng trong thực phẩm hay không ? Nếu có thì liều lượng cho phép là bao nhiêu ? Đây là vấn đề tốn khá nhiều giấy mực của báo chí và cũng là chủ đề được nhiều người quan tâm. Hôm nay hóa chất Hanimex xin được tổng hợp lại các nội dung cần chú ý xung quanh việc sử dụng Hàn the đặc biệt là trong thực phẩm tại Việt Nam . Hi vọng bài viết làm hài lòng quý độc giả .

Hàn the – Bột Borax là gì

Hàn the là tên Việt cho Borax (tên hóa học là Sodium Tetraborate Decahydrate hoặc Sodium Borate Decahydrate, nghĩa là Sodium Borate ).

– Borax khan hay têtraborat natri khan Na2B4O7

– Borac pentahiđrat Na2B4O7.5H2O

– Borac đềcahiđrat Na2B4O7.10H2O

Borax có trong thiên nhiên và thường được tìm thấy ở đáy các hồ nước mặn (Salt lakes) sau khi các hồ này bị khô ráo. Borax lấy từ nguồn thiên nhiên là các khối tinh thể màu trắng trong (vì có ngậm nước). Bột hàn the bán ở các tiệm thực phẩm Á Đông là Borax đã được làm cho khô nước nên bột borax có màu trắng đục.
Vì có trong thiên nhiên nên borax đã được dùng từ thời xa xưa để khử trùng nhẹ và để giặt hay tẩy sạch quần áo, vì vào các thời này chưa có bột giặt và bột tẩy trắng chúng ta đang dùng ngày nay. Ngày nay có một số cửa hàng Tây phương bán bột giặt có để bên cạnh các gói Borax cho các bà nội trợ lớn tuổi muốn dùng borax chung với bột giặt.

Hàn the có được sử dụng trong thực phẩm hay không

Theo nhiều văn bản của Cục ATTP, hàn the là một loại hợp chất hóa học còn có tên gọi là Borax, có dạng rắn, kết tinh màu trắng, mềm, dễ dàng hòa tan trong nước. Vì là một chất hóa học có tính ứng dụng cao nên ở Việt Nam hàn the không bị cấm buôn bán. Tuy nhiên, trong việc sản xuất, chế biến thực phẩm, hàn the là một chất không có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng.

Theo Cục ATTP, hàn the là một loại hợp chất hóa học còn có tên gọi là Borax, có dạng rắn, kết tinh màu trắng, mềm, dễ dàng hòa tan trong nước. Vì là một chất hóa học có tính ứng dụng cao nên ở Việt Nam hàn the không bị cấm buôn bán. Tuy nhiên, trong việc sản xuất, chế biến thực phẩm, hàn the là một chất không có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng.

Nhiều cá nhân và đơn vị sản xuất, chế biến thực phẩm vẫn né luật để sử dụng hàn the bởi vì nó có khả năng chống nấm mốc, giữ thực phẩm tươi lâu, màu sắc bắt mắt, tăng độ dẻo dai. Các loại thực phẩm phổ biến hay bị sử dụng hàn the như: các loại bún, phở, bánh cuốn, bánh tẻ, bánh đúc, giò, chả, các loại thực phẩm đông lạnh,… Trong dịp Tết, các loại thực phẩm này đều được tiêu thụ mạnh nên người dân cần đặc biệt cảnh giác không sử dụng thực phẩm chứa hàn the.

Cục ATTP cảnh báo khi sử dụng 5g hàn the có thể gây ngộ độc cấp tính. Sử dụng hàn the với liều lượng thấp, thời gian kéo dài gây ngộ độc mạn tính, ảnh hưởng tới tiêu hóa, hấp thụ, chuyển hóa chất dinh dưỡng, gây tổn thương gan, thận, não. Phụ nữ có thai sử dụng thực phẩm có hàn the gây độc hại cho thai nhi. Trẻ em sử dụng thực phẩm có hàn the sẽ bị ảnh hưởng tới sự phát triển.

Cục ATTP, Bộ Y tế liên tục khuyến cáo: Các loại giò, chả, bún, bánh đúc,… tiềm ẩn nhiều nguy cơ chứa hàn the. Để đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) ngày Tết, tuyệt đối không sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm. Mỗi người tiêu dùng chỉ nên mua và sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc từ những cơ sở uy tín đã được cơ quan chức năng kiểm nghiệm và cấp giấy phép chứng nhận đảm bảo ATTP.

Quy định về liều lượng hàn the sử dụng trong chế biến thực phẩm

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy những biến đổi đáng lo ngại liên quan đến sử dụng hàn the trên động vật thí nghiệm. Phần lớn muối borat natri (hàn the) trong thực phẩm được hấp thu rất nhanh, tích lũy trong xương, tuyến lách, tuyến giáp trạng và đào thải qua nước tiểu.

Lượng đào thải thường thấp hơn lượng hấp thu, dẫn tới tình trạng tăng lắng đọng của chất này trong cơ thể, nhất là khi có biểu hiện suy thận. Thí nghiệm trên chuột, chó và thỏ đều cho thấy sử dụng hàn the liều cao gây teo nhỏ tinh hoàn, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng ở con đực, gây nhiễm độc thai nghén và đẻ non ở con cái, giảm cân nặng sơ sinh và dị dạng bào thai.

Do cơ chế hấp thu, vận chuyển, dự trữ và đào thải borat natri ở người và động vật là hoàn toàn giống nhau, borat natri cũng có thể gây ra những hậu quả tương tự ở người. Chính vì thế, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã cấm sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm.

Mặc dù Bộ Y tế đã có quy định cấm sử dụng hàn the và đưa ra danh mục chất phụ gia thay thế từ nhiều năm nay, nhưng việc sử dụng hàn the trong sản xuất và chế biến thực phẩm ở Việt Nam vẫn chưa thể kiểm soát được, đặc biệt là ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ tại địa phương vẫn cố tình dùng hàn the trong sản xuất giò, chả, nem chạo, bánh phở, bún, bánh đúc, bánh cuốn…nhằm tăng độ giòn, dai và cũng giúp bảo quản thực phẩm được lâu trong điều kiện môi trường nóng ẩm của Việt Nam.

Trước những tác hại của hàn the, Cục An toàn thực phẩm đã đưa ra khuyến cáo tuyệt đối không sử dụng hàn the trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Theo Ban quản lý an toàn thực phẩm TPHCM, nếu không may có những biểu hiện ngộ độc như trên, người dân cần kịp thời đến cơ sở y tế, trung tâm khám chữa bệnh, bệnh viện gần nhất để kịp thời kiểm tra sức khỏe và có hướng điều trị kịp thời nhằm tránh tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

tag nào cách biết kit thử hàm test nhiễm pháp xác

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com