Tìm Hiểu Về Thuốc Trừ Sâu Và Cách Phòng Tránh

I. Các hóa chất thuốc trừ sâu

Một số Hóa chất Thuốc Trừ Sâu Hóa Học phổ biến

Thuốc trừ sâu chủ yếu được nông dân sử dụng để bảo vệ cây trồng. Ngoài ra, thuốc trừ sâu cũng được sử dụng rộng rãi ở nơi công cộng để diệt muỗi và gián. Thuốc trừ sâu là sản phẩm phổ biến có thể kiểm soát sâu bệnh, sinh vật gây hại cho hoạt động của con người. Có nhiều loại thuốc trừ sâu hóa học được sử dụng phổ biến:

Glyphosate (C3H8NO5P)

Glyphosate là một loại thuốc trừ sâu được phân loại là thuốc diệt cỏ. Glyphosate thường được sử dụng bởi nông dân để diệt cỏ dại. Một số loại cỏ dại được nông dân coi là loài gây hại cho mùa màng. Cỏ dại cạnh tranh nước, ánh sáng mặt trời và thậm chí các chất dinh dưỡng từ cây trồng.

Propoxur (C11H15NO3)

Propoxur là một loại thuốc diệt côn trùng được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1959. Trên thị trường, propoxur được gọi là Baygon. Thuốc diệt côn trùng này được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình. Với khả năng diệt được các loài côn trùng gây hại như gián, ruồi và muỗi. Popoxur cũng được sử dụng trong các hoạt động kiểm soát sốt rét và trong vòng cổ chống bọ chét cho vật nuôi. Đây là sản phẩm được biết là hiệu quả tốt và thời gian sử dụng lâu dài.

Acephate (C4H10NO3PS)

Acephate là một loại hóa chất thuốc trừ sâu được phân loại là thuốc trừ sâu để diệt côn trùng. Acephate đã được nông dân sử dụng phổ biến từ những năm 1970. Sản phẩm này thường được sử dụng để bảo vệ cây trồng khỏi côn trùng gây bệnh như sâu bướm, bọ cánh cứng, bọ trĩ và kiến ​​lửa.

DEET (C12H17NO)

N, N-Diethyl-meta-toluamide, hay thường được gọi là DEET, là một thành phần được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm chống côn trùng. DEET thường sử dụng ở dạng dầu hơi vàng và được sử dụng bằng cách bôi lên da hoặc quần áo. DEET được sử dụng để bảo vệ con người khỏi muỗi, ve, bọ chét, đỉa và nhiều loài côn trùng cắn khác.

Metaldehyde (C8H16O4)

Metaldehyde là một loại thuốc trừ sâu thường được sử dụng để bảo vệ cây trồng. Chủ yếu là các vườn quy mô nhỏ trong hộ gia đình. Sản phẩm này được biết đến với khả năng tiêu diệt động vật lớp chân bụng như ốc sên và sên.

Axit boric (H3BO3)

Axit boric là một ví dụ về hóa chất thuốc trừ sâu có nhiều lợi ích. Chủ yếu được sử dụng làm thuốc diệt côn trùng để loại bỏ bọ và gián. Ngoài ra, axit boric cũng có thể được sử dụng như một loại thuốc nhỏ tai. Axit này cũng là một chất khử trùng tốt để điều trị nhiễm trùng nấm men. Một công dụng khác của axit boric là nó được sử dụng để chữa nấm ngón chân (và nhiễm nấm khác).

Diazinon (C12H21N2O3PS)

Diazinon là một loại thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều trong những năm từ 1970 đến đầu những năm 1980. Sản phẩm này sử dụng để kiểm soát dịch hại. Ngoài ra, diazinon được sử dụng để kiểm soát giá, kiến ​​và bọ chét trong gia đình.

Dursban (C9H11Cl3NO3PS)

Dursban là một trong những tên thị trường của Chlorphyrifos. Clorphrifos là một loại thuốc trừ sâu thường được sử dụng để bảo vệ cây trồng khỏi các loại côn trùng trong đất.
DDT (C14H9Cl5)

Dichlorodiphenyltrichloroethane, hay thường được gọi là DDT. Đây là một loại hóa chất thuốc trừ sâu ban đầu được phát triển để tiêu diệt côn trùng trong những năm 1940. DDT là một hợp chất không màu, không vị và gần như không mùi. Ban đầu DDT có hiệu quả trong việc chống lại bệnh sốt rét, sốt phát ban và các loại côn trùng khác. DDT đã được sử dụng để bảo vệ cây trồng khỏi côn trùng và gia đình cho đến khi bị EPA cấm vào năm 1972.

II. Tác hại của thuốc trừ sâu hóa học

Ngộ độc cấp tính

Dư lượng thuốc trừ sâu quá mức cho phép trong thực phẩm là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính. Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm cấp tính thường là đau bụng, tiêu chảy, có thể có máu, nôn mửa, nhức đầu và sốt nhẹ. Các triệu chứng này có thể xảy ra nhanh trong vòng vài giờ sau khi ăn uống, hoặc có thể kéo dài hơn sau nhiều giờ hoặc nhiều ngày thậm chí có thể sau 1 – 2 tuần lễ tùy vào loại và mức độ ngộ độc. Ngộ độc thực phẩm hết sức nguy hại cho sức khỏe của người bệnh nó có thể dẫn đến tử vong nếu phát hiện muộn xử trí không kịp thời.

Làm giảm số lượng tinh trùng

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Havard (Mỹ) đã cho ra kết quả rằng khả năng sinh sản của nam giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu họ ăn nhiều thực phẩm chứa thuốc trừ sâu. Cụ thể là, nam giới ăn nhiều rau củ chứa thuốc trừ sâu có số lượng tinh trùng trung bình là 86 triệu, trong khi những người ăn ít hơn có số lượng tinh trung bình là 171 triệu.
Theo đó, những người ăn nhiều bị giảm 49% lượng tinh trùng so với người ăn ít. Trung bình, lượng tinh trùng được hình thành ở nhóm tiêu thụ nhiều là 5,1%, còn ở nhóm tiêu thụ ít là 7,5%. Nghiên cứu này đã bước đầu chứng minh dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm có thể là một yếu tố góp phần gây ra bệnh vô sinh ở nam giới.

Dư lượng thuốc trừ sâu quá mức cho phép trong thực phẩm là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính

Gây bệnh ung thư

Nhiều nghiên cứu cho thấy, dư lượng thuốc trừ sâu tích lũy trong cơ thể người thông qua việc tiêu thụ thực phẩm có liên quan đến hàng loạt những căn bệnh ung thư như ung thư máu, u tủy, ung thư não, ung thư gan, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, tinh hoàn… Đặc biệt, trẻ em chính là đối tượng dễ chịu tác động từ hóa chất còn tồn đọng trong rau quả.
Các nhà khoa học tại Trường đại học California (Mỹ) cũng cảnh báo rằng thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại khác tồn đọng trong rau quả có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư trong cuộc sống sau này ở trẻ.

Tổn thương hệ thần kinh

Thịt cá, rau quả chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu quá mức cho phép chính là kẻ thù của não bộ. Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ cảnh báo, sự phơi nhiễm với các hợp chất độc hại cho hệ thần kinh, tiêu biểu là thuốc trừ sâu, có thể dẫn đến hậu quả làm mất chức năng của não bộ. Đặc biệt, hệ thần kinh sẽ phải chịu những tổn thương nghiêm trọng hơn nếu sự phơi nhiễm diễn ra trong thời gian mang thai và thời kỳ niên thiếu.

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

Một trong những loại thuốc trừ sâu phổ biến nhất được sử dụng trong ngành nông nghiệp là Organophosphate. Hóa chất này có trong các loại rau quả và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics vào năm 2010 cho thấy, mối liên quan giữa nồng độ chất chuyển hóa trong nước tiểu dialkyl phosphate của organophosphate và chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ 8 – 15 tuổi. Cụ thể là việc phơi nhiễm organophosphate vào cơ thể ở mức độ bình thường làm tăng tỷ lệ ADHD ở trẻ em. Trẻ em mắc bệnh này thường không thể tập trung chú ý, không thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài và thường xuyên hành động một cách bộc phát.

Dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả gây chứng tăng động ở trẻ

Ngoài ra, sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa thuốc trừ sâu còn là căn nguyên của hàng loạt các vấn đề về sức khỏe khác như gây khiếm khuyết về sinh sản, tổn hại đến hệ di truyền, tiêu hóa, nội tiết hoặc các hệ thống miễn dịch của cơ thể.

III. Hóa chất trừ sâu xâm nhập vào cơ thể bằng cách nào

– Các hóa chất độc hại, như dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong rau củ quả, các loại phẩm màu công nghiệp dùng trái phép trong thực phẩm,…
Cơ chế bệnh sinh

Sự dẫn truyền qua synap:

Khi neuron bị kích thích, tế bào khử cực, xung động được dẫn truyền theo sợi trục đến mút tận cùng, tại đây xung động tạo nên một kích thích mới làm cho các túi chứa acétylcholin chuyển động Brown va vào nhau và vỡ ra để giải phóng acétylcholin. Acétylcholin đi qua khe synap đến tiếp xúc với recepter của màng sau synap (màng tế bào cơ …), gây khử cực tại đây và gây co cơ.
Ở khe synap, sau khi gây khử cực ở màng sau synap, acétylcholin bị acétylcholinestérase phân hủy thành acetat và Cholin mất tác dụng, kết thúc quá trình khử cực.

Thuốc trừ sâu gốc phospho hữu cơ tác động thông qua cơ chế sau.

Cơ chế gián tiếp:

Thuốc trừ sâu gốc phospho hữu cơ vào cơ thể phối hợp với acetylcholinestérase thành một phức thể bền, tốc độ phân ly xem như bằng không. Do đó acetylcholinestérase mất hẳn tác dụng thủy phân acetylcholin.

Acetylcholinestérase bị bất hoạt hóa, chỉ được bù lại do sự tân tạo acetylcholinestérase, sự tái tạo này xảy ra rất chậm sau nhiều ngày, có thể hàng tuần, thậm chí hàng tháng.

Acetylcholin không được acetylcholinestérase phân huỷ do bị mất hoạt hoá, acetylcholin tích tụ lại ở những nơi bình thường được tiết ra trong trạng thái bị kích thích cũng như trong trạng thái nghĩ đó là:

Giao thoa thực hành của toàn hệ đối giao cảm.

Giao thoa hạch giao cảm (cả trực và đối giao cảm) và tấm vận động.

Giao thoa liên thần kinh trung ương.

Cơ chế tác dụng trực tiếp:

Trên các vị trí tiếp thụ acetylcholin. Nếu thuốc trừ sâu gốc phospho hữu cơ nồng độ cao và tác dụng kéo dài thì có thể làm cho tấm vận động thoái hóa khó hồi phục.

Kết quả tác dụng của thuốc trừ sâu gốc phospho hữu cơ

IV. Cách khử thuốc trừ sâu trong rau quả

a. Ngâm rau trong nước sạch khoảng 5-10 phút mới rửa hoặc dùng nước vo gạo để ngâm, mục đích để trung hòa tính độc tố ở thuốc trừ sâu.

b. Dùng nước muối 5% rửa rau.

c. Dưa chuột, cà tím hoặc những loại củ quả có lượng thuốc trừ sâu đậm đặc tốt nhất là rửa sạch, gọt vỏ ngoài mới ăn.

d. Làm nóng ở nhiệt độ cao cũng làm cho thuốc trừ sâu phân giải, một số loại rau chịu nhiệt như súp lơ, đỗ, rau cần… sau khi rửa sạch, chần qua bằng nước nóng 2 phút làm cho lượng thuốc trừ sâu suy giảm 30%, sau đó nấu ở nhiệt độ cao, như vậy sẽ tẩy trừ được 90% lượng thuốc trừ sâu.

e. Ánh nắng mặt trời làm cho lượng thuốc trừ sâu trên rau bị phá vỡ, phân giải. Để rau dưới ánh nắng mặt trời 5 phút, lượng thuốc trừ sâu tàn lưu trên rau như thủy ngân hữu cơ, clo hữu cơ giảm được khoảng 60%.

f. Giấm là một trong những thành phần hiệu quả nhất để loại bỏ vi trùng và thuốc trừ sâu từ trái cây và rau củ vì nó có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Bạn chỉ cần pha loãng 10% giấm trắng với 90% nước, ngâm trái cây và rau quả của bạn trong đó.

Ngâm trong khoảng 10 phút, trong thời gian đó bạn hãy khuấy rau củ và trái cây thật đều trong hỗn hợp. Cuối cùng rửa lại một lần với nước đun sôi để nguội là được.

g. Baking soda là một phương pháp tuyệt vời để làm sạch các loại trái cây, rau quả có chứa dư lượng thuốc trừ sâu một cách tự nhiên và hiệu quả.

Cho vào thau chuyên dùng rửa rau quả 5 ly nước lớn (khoảng 1,5 lít nước), thêm vào thau 4 thìa nhỏ baking soda (bột nở) rồi khuấy đều hỗn hợp.

Sau đó, ngâm rau củ và trái cây vào dung dịch này và giữ nguyên hỗn hợp trong vòng 15 phút. Sau cùng, dùng khăn lau khô trái cây là có thể dùng được. Đối với các loại rau, chỉ nên ngâm hỗn hợp trong vòng 5-7 phút rồi rửa lại với nước sạch.

h. Do đặc tính khử trùng mạnh mẽ, nghệ cũng có thể được sử dụng để loại bỏ vi trùng và thuốc trừ sâu trên rau củ hiệu quả. Bạn chỉ cần cho 5 thìa nhỏ bột nghệ vào một chậu nước sôi (tùy vào lượng hoa quả cần ngâm), khuấy đều và để chậu nước nghệ nguội hẳn.

Sau đó, cho trái cây và các loại rau vào ngâm trong vòng 15 phút. Rửa sạch lại lần nữa với nước sạch là được.

Tag: ty lùi răng gì thức nhãn ưu điểm chôn thanh nêu vụ nào 666 nghề môi

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com