Tìm Hiểu Về NH4OH – Dung Dịch Amoniac
Trong chương trình hóa học phổ thông hẳn các bạn trẻ đã làm quen được với một loại chất có tên là Amoniac được biết đến với công thức NH3. Tuy nhiên trong lĩnh vực công nghiệp thì NH3 tồn tại chính và được ứng dụng rộng rãi lại tồn tại ở dạng dung dịch và đó chính là NH4OH – Amoni Hydroxit hay được gọi tên phổ biến là dung dịch Amoniac. Hôm nay công ty hóa chất Hanimex xin được gửi đến quý vị bạn đọc một số thông tin cần biết về dung dịch này.
Công ty hóa chất Hanimex hiện đang là nhà nhập khẩu phân phối hóa chất công nghiệp cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Chúng tôi tự hào là nhập khẩu và phân phối hóa chất được nhiều bạn hàng yêu quý nhờ sở hữu dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ vận tải , cơ chế bán hàng, chính sách giá vô cùng cạnh tranh.
Quý khách hàng đặt mua dung dịch Amoniac – NH4OH sẽ luôn được đội ngũ tư vấn viên, kĩ thuật viên hỗ trợ tận tình, chia sẻ , cung cấp thông tin model phù hợp nhất với ngành nghề của mình. Mọi nhu cầu đặt hàng vui lòng liên hệ đến hotline cuối bài.
NH4OH là gì ? Tính chất lý hóa của Amoniac
Amoniac hay Amoni Hydroxit (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp ammoniac /amɔnjak/),còn được viết là a-mô-ni-ắc, là một hợp chất vô cơ có công thức phân tử NH3. Trong tự nhiên, amoniac sinh ra trong quá trình bài tiết và thối rữa xác sinh vật.
Tính chất vật lý đặc trưng
Ở điều kiện tiêu chuẩn, nó là một chất khí độc, có mùi khai, tan nhiều trong nước (ở điều kiện thường 1 lít nước hòa tan được 800 lít amoniac) do hình thành liên kết hiđro với phân tử nước.
NH3 có độ phân cực lớn do phân tử NH3 có cặp electron tự do và liên kết N–H bị phân cực. Do đó NH3 là chất dễ hoá lỏng.
NH3 là dung môi hoà tan tốt: NH3 hoà tan các dung môi hữu cơ dễ hơn nước do có hằng số điện môi nhỏ hơn nước. Kim loại kiềm và các kim loại Ca, Sr, Ba có thể hòa tan trong NH3 lỏng tạo dung dịch xanh thẫm.
Tính chất hóa học
Trong amoniac, nitơ có số oxi hóa thấp nhất nên amoniac có tính khử. Ví dụ như trong phản ứng hóa học:
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O (500°C)
4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O (xúc tác Pt, 800°C)
2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O (đun nóng)
Thêm nữa, amoniac tương đối kém bền bởi nhiệt. Nó có thể bị phân hủy tại nhiệt độ cao (600 °C) theo phản ứng hóa học:
2NH3 —> N2 + 3H2
Tác dụng với ion kim loại chuyển tiếp tạo ion phức: 2NH3 + Ag+ → [Ag(NH3)2]+
Nguyên tử hiđrô trong amoniac có thể bị thế bởi nguyên tử kim loại loại kiềm hoặc nhôm:
2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2 (350 °C)
2NH3 + 2Al → 2AlN + 3H2 (800-900 °C)
Tác dụng với dung dịch muối: 3NH3 + AlCl3 +3H2O —> Al(OH)3 + 3NH4Cl
Tính bazơ yếu
Tan trong nước
Theo học thuyết Brønsted-Lowry, NH3 khi tan trong nước, một phần nhỏ các phân tử amoniac kết hợp với ion H+ của nước tạo thành cation amoni NH4+ và giải phóng anion OH-, lúc này nước sẽ đóng vai trò là axit.
NH3 + H2O → NH4+ + OH-
Ion OH- làm cho dung dịch có tính bazơ, tuy nhiên so với dung dịch kiềm mạnh (thí dụ xút, potat, nước vôi trong…) cùng nồng độ thì nồng độ anion OH- do amoniac tạo thành nhỏ hơn nhiều. Do có tính bazơ nên dung dịch amoniac làm cho quỳ tím hóa xanh còn dung dịch phenolphtalein từ không màu chuyển thành hồng. Do đó để phát hiện amoniac, người ta dùng quỳ tím ẩm để nhận ra khí này.
Dễ phân hủy
NH4OH dễ bị phân hủy trong dung dịch giải phóng khí amoniac theo phương trình ion rút gọn sau:
NH4+ + OH- → NH3 + H2O
Tác dụng với axit
Amoniac (ở dạng khí cũng như dung dịch) dễ dàng trung hòa axit tạo thành muối amoni.
Vd : 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 hay NH3 + H+ → NH4+
Khi đặt hai bình mở nút đựng dung dịch HCl đặc và dung dịch NH3 ở gần nhau thì thấy có “khói” màu trắng tạo nên (hình 1). Do HCl và NH3 là những hợp chất dễ bay hơi nên chúng đã hóa hợp với nhau tạo thành tinh thể muối amoni clorua, chính tinh thể này đã tạo nên hiện tượng “khói”.
NH3 (k) + HCl (k) → NH4Cl (r)
Phản ứng này được dùng để nhận biết khí amoniac.
Tác dụng với dung dịch muối
- H.2 Sục khí amoniac vào dung dịch đồng (II) sunfat tạo kết tủa xanh lam và dung dịch amoni clorua.
- Dung dịch amoniac có khả năng tạo kết tủa nhiều hidroxit kim loại khi tác dụng
Thí dụ trong hình 2, dung dịch amoniac đã phản ứng với dung dịch đồng (II) sunfat tạo kết tủa xanh lam:
NH3 + H2O + CuSO4 → (NH4)2SO4 + Cu(OH)2 ↓
Khả năng tạo phức
Dung dịch amoniac có khả năng tạo phức với nhiều hợp chất khó tan của kim loại như Cu, Ag, Ni, Pb, Zn…
Trong phòng thí nghiệm: 2NH4Cl + Ca(OH)2 → NH3 + CaCl2 + H2O
Trong công nghiệp:
Phần lớn NH3 (90%) được sản xuất theo phương thức Haber-Bosch với N2 từ mê tan C2H4 và nước.
Phản ứng trên thuận nghịch và tỏa nhiệt, do đó phải có các điều kiện phù hợp để chuyển dịch cân bằng về bên phải theo nguyên lý Le Chatelier. Thực tế, phản ứng này thường được thực hiện ở 450-500°C, 200-300 atm, xúc tác là hỗn hợp Fe, Al2O3, K2O… nhưng hiệu suất chỉ từ 20-25%.
Phương thức CaCN2 của Rothe-Frank-Caro:
CaCN2 + 3H2O → CaCO3 + 2NH3
Phương thức Persek từ nitrua nhôm AlN và nước:
2AlN + 3H2O → Al2O3 + 2NH3
Từ NO và H2:
2NO + 5H2 → 2NH3 + 2H2O

Một vài ứng dụng tuyệt vời của NH4OH trong công nghiệp
Ứng dụng chủ yếu của amoniac là điều chế phân đạm, điều chế axit nitric, là chất sinh hàn, sản xuất hidrazin N2H4 dùng làm nhiên liệu cho tên lửa
Amoni hydroxit được ứng dụng trong ngành dệt may, sản xuất tơ, cao su, trùng hợp ngưng tụ, ngành keo.
Amoni hydroxit dùng cả trong ngành dược, phụ gia thực phẩm.
Chất tẩy rửa gia dụng.
Mua NH4OH ở đâu uy tín giá rẻ
Hiện tại mặt hàng NH4OH – Dung dịch Amoniac công nghiệp có nồng độ 18% , 20% , 22% , 25% đang được công ty hóa chất Hanimex cung cấp cho các bạn hàng được nhập trực tiếp từ các nhà máy lớn ở trong nước và nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Nguồn hàng ổn định , giá cả cạnh tranh , dịch vụ vận tải chuyên nghiệp là những gì mà hóa chất Hanimex cam kết.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về dung dịch Amoni Hydroxit – NH4OH mà hóa chất Hanimex biên soạn gửi đến quý bạn đọc. Mặc dù chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian để biên tập bài viết này tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế, Hanimex rất mong nhận được những góp ý quý báu từ bạn đọc để hoàn thiện bài viết này.
Trân trọng cảm ơn !
Tag: nêu tính chất hóa học của nh3