Tìm hiểu về chảy máu chất xám

Chất xám là gì

Chất xám là một thành phần chính của hệ thần kinh trung ương bao gồm các nơron tế bào thân vùng kết thần kinh (sợi nhánh và sợi thần kinh trục có hoặc không có bao mi-ê-lin) các tế bào thần kinh đệm (tế bào hình sao và tế bào thần kinh đệm ít gai), xináp (phần kết nối giữa các nơron), và các mao mạch.

Chất xám khác với chất trắng, trong chất xám có chứa đựng nhiều cơ quan tế bào và tương đối ít sợi trục thần kinh có bao mi-ê-lin, trong khi chất trắng có chứa tương đối ít cơ quan tế bào và được cấu tạo chủ yếu từ sợi trục có bao mi-ê-lin. Sự khác biệt màu sắc phát sinh chủ yếu từ độ trắng của mi-ê-lin. Trong mô sống, chất xám thực sự có một màu xám rất nhạt với màu vàng nhạt hoặc hồng nhạt từ các mạch máu mao mạch và các nơron tế bào thần kinh.

Chảy máu chất xám là gì

Chảy máu chất xám trong tiếng Anh là Brain drain.

Chảy máu chất xám là khái niệm ám chỉ sự di cư của lực lượng lao động được đào tạo, có trình độ chuyên môn cao từ nước nghèo sang các nước giàu.

Đào tạo vào năng lực chuyên môn chính là đầy tư vào vốn nhân lực và ở các nước nghèo thường rẻ hơn, vì việc cung cấp chúng là một hoạt động sử dụng nhiều lao động. Những người có năng lực chuyên môn hoặc được đào tạo thường chuyển sang sống ở các nước phát triển, vì ở đó lợi suất thu được từ vốn nhân lực của họ cao hơn.

Sự di cư này thường được luật pháp và các yếu tố thể chế khuyến khích. Hầu hết các nước phát triển đều có cơ chế mở để tiếp nhận những người di cư có trình độ chuyên môn cao.

Nguyên nhân và hậu quả của chảy máu chất xám

Nguyên nhân chính của hiện tượng chảy máu chất xám đến từ những yếu tố nội tại của một quốc gia nghèo đói, lạc hậu, không có công ăn việc làm và cơ hội để người tài được phát huy khả năng của mình, hệ thống chính trị hà khắc, độc tài và vi phạm nhân quyền. Cạnh đó còn các yếu tố bên ngoài mang tính chất phụ hơn yếu tố nội tại như ảnh hưởng của toàn cầu hóa và các chính sách chiêu dụ người tài từ các quốc gia tân tiến.

Chảy máu chất xám vừa có những hậu quả tốt vừa có những hậu quả xấu của nó:

Ảnh hưởng tốt: Người dân làm việc và thành công ở hải ngoại thường gửi những số tiền rất lớn về cho thân nhân của mình ở quê nhà, giúp cho quốc gia có một số vốn lớn để đầu tư và chi dùng. Người dân sống ở hải ngoại cũng là những nhịp cầu cho các thương vụ và đầu tư giữa người ngoại quốc và bản xứ, họ cũng là thành phần đầu tư và giúp cho sự học hỏi ở trong nước hay chuyên chở các kiến thức, kiến năng từ hải ngoại.

Ảnh hưởng xấu: Khi người tài bỏ xứ ra đi, quốc gia thường mất một nguồn vốn nhân lực tốt cho việc phát triển vì theo lí thuyết kinh tế thì yếu tố phát triển này quan trọng nhất so với các yếu tố như tài chính, tài nguyên thiên nhiên hay cấu trúc kinh tế (infrastructure).

Quốc gia bị chảy máu chất xám còn mất nguồn lực đầu tư vào việc giáo dục cho trẻ em và mức độ thua kém của quốc gia về mọi phương diện phát triển (xã hội, kĩ thuật, đồng lương và năng xuất) càng ngày càng tăng so với thế giới. Trong cuộc đua kinh tế và kĩ thuật, vấn đề tương quan sức mạnh rất nghiêm trọng, một khi đã thua kém thì mức độ cạnh tranh lại càng khó hơn.

Tóm lại, hậu quả tiêu cực của chảy máu chất xám khiến các quốc gia nghèo và lạc hậu không thể tiến triển nhanh để bắt kịp đà văn minh của nhân loại, vì thế càng ngày càng tụt hậu và đang là một vấn đề quan tâm của toàn thế giới vì chính những khu vực đói nghèo, lạc hậu này là nguyên nhân của sự bất ổn có thể lan tràn ảnh hưởng lên toàn cầu.

Hiện tượng chảy máu chất xám

Lâu nay, khi nói về tình trạng chảy máu chất xám, người ta vẫn thường hình dung về việc nguồn chuyên gia, nhân lực khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ từ các nước có mức sống thấp, rời bỏ Tổ quốc, sang sinh sống tại những quốc gia có điều kiện để hoạt động khoa học, có chế độ đãi ngộ cao hơn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước phương Tây (theo nghĩa rộng nhất của khái niệm này bao gồm cả các quốc gia có điều kiện kinh tế phát triển của Liên minh châu Âu như Anh, Pháp, Ðức, Na Uy, Thụy Ðiển, Thụy Sĩ…). Ðiều này là không thể phủ nhận, và chỉ nhìn vào danh sách những người đoạt giải thưởng Nobel cũng có thể thấy rõ. Tính từ khi được thành lập vào năm 1911 đến nay, giải thưởng Nobel đã được trao trong 109 “mùa” với hơn 800 cá nhân, tổ chức  được nhận thuộc các lĩnh vực Vật lý, Văn học, Kinh tế, Hóa học, Hòa bình và Y học.

Như vậy, ngoại trừ giải Nobel Hòa bình  mà dường như là thuộc khu vực chịu ảnh hưởng của đời sống chính trị, giải Nobel Văn học là giải thưởng duy nhất thuộc lĩnh vực nghệ thuật, còn lại, giải Nobel chủ yếu là một giải thưởng hướng tới lĩnh vực khoa học. Căn cứ theo danh sách những quốc gia sở hữu nhiều giải thưởng Nobel nhất trong tất cả các lĩnh vực, đứng đầu vẫn là các quốc gia phương Tây: Anh (116 giải), Ðức (102), Pháp (65) và nhiều nhất là Hoa Kỳ (337 giải). Ở những quốc gia này đã thật sự tạo nên một môi trường tốt cho các hoạt động nghiên cứu khoa học (tạm thời không nói đến các hoạt động sáng tạo văn học – nghệ thuật, bởi lĩnh vực này vận hành theo những logic khác). Lấy riêng trường hợp Hoa Kỳ,  trong số hơn 300 giải thưởng dành cho các công dân quốc gia này, có đến 82 trường hợp  trao cho những công dân sinh ra tại những quốc gia khác tới sinh sống tại Hoa Kỳ,  chiếm gần 25%. Ðấy là chưa nói tới trường hợp công dân mới nhập cư tại Hoa Kỳ trong khoảng một, hai thế hệ mà dấu vết “cố quốc” vẫn còn có thể nhận biết qua tên tuổi của họ. Chỉ riêng việc đó cũng đủ nói lên sức hút mạnh mẽ đến mức nào của Hoa Kỳ đối với những bộ óc đến từ các quốc gia khác. Quy luật này cũng đúng với những lĩnh vực khác như kinh tế, kỹ nghệ, nghệ thuật. Một hiện tượng  rõ nét là nhiều quốc gia phát triển đã trở thành “đất hứa” thu hút nghệ sĩ, chuyên gia, khoa học gia, trí thức từ những quốc gia đang hoặc chậm phát triển. Tất nhiên, cuộc sống tại “đất hứa” ra sao lại là chuyện hoàn toàn khác.

Trong một số trường hợp, các chuyên gia di dân quyết định trở về quê nhà đóng góp sau một thời gian sinh sống và làm việc tại nước ngoài, mang theo những tri thức và kinh nghiệm của họ. Điều này sẽ mang lại lợi ích không nhỏ, thậm chí đưa đất nước phát triển nhảy vọt nếu có chính sách tốt, chẳng hạn như Đài Loan hồi thập niên 1970 – 1980 và Trung Quốc Đại lục sau này trong lĩnh vực điện tử, bán dẫn, vi mạch. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng làm được như vậy. Ngoài ra, bên cạnh những tác động tiêu cực, hiện tượng “chảy máu chất xám” cũng đem tới một số lợi ích nhất định, như góp phần mở rộng mạng lưới liên kết quốc tế giữa các trí thức trong và ngoài nước.

Tại Nga, chảy máu chất xám đã và đang là vấn nạn nhức nhối kể từ sau khi Liên Xô tan rã hồi đầu thập niên 1990. Khi ấy, vô số nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật và trí thức hàng đầu trên mọi lĩnh vực của nước Nga đã chạy sang phương Tây. Chính phủ Nga hiện đang rất nỗ lực nhằm tìm cách đảo ngược lại tình trạng này, thông qua phân bổ thêm nhiều ngân sách cho các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới nhằm khuyến khích nhân tài trở lại. Còn tại Ấn Độ, nơi nổi tiếng có một nền giáo dục, nhất là đào tạo kỹ sư, hàng đầu thế giới, sinh viên của họ lại thường có xu hướng chuyển đến các nước phát triển như Mỹ, châu Âu sau khi tốt nghiệp để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Những năm gần đây, tình hình bắt đầu được cải thiện nhiều, nhờ sự bùng nổ kinh tế trong nước.

 

 

 

 

 

Tag: việt nam 8 tám thy đánh cắp não nghị luận j hot girl ống suy nghĩ tủy doanh in english tieng uni5 đường tuyến mỏ địa 4 oop dãy tỉ bằng nhau

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com