Tìm Hiểu Tính Chất Hóa Học Của Đồng & Một Số Hợp Chất
Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên của Đồng – Cu
1. Tính chất vật lý của Đồng
– Đồng có mạng tinh thể lập phương tâm diện, màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi, dát mỏng. Dẫn điện và nhiệt tốt chỉ kém bạc, t0nc = 10830C, D = 8,98 g/cm3.
2. Trạng thái tự nhiên của Đồng
– Đồng có 29 đồng vị là 63Cu và 65Cu là đồng vị bền, với 63Cu chiếm khoảng 69% đồng có mặt trong tự nhiên. Đồng có thể tìm thấy như là đồng tự nhiên hoặc trong dạng khoáng chất.
– Có nhiều dạng khoáng chứa đồng như cacbonat azurit 2CuCO3Cu(OH)2 và malachit CuCO3Cu(OH)2 là các nguồn để sản xuất đồng, cũng như là các sulfua như chalcopyrit (CuFeS2), bornit (Cu5FeS4), covellit (CuS), chalcocit (Cu2S) và các ôxít như cuprit (Cu2O).
III. Tính chất hoá học của Đồng
– Đồng có tính khử yếu: Cu → Cu2+ + 2e
1. Đồng tác dụng với phi kim
+ Đồng tác dụng với Oxi: Cu + O2
– Với oxi tạo màng CuO bảo vệ: 2Cu + O2 → 2CuO
– Ở 800 – 10000C: CuO + Cu → Cu2O
+ Đồng tác dụng với Clo: Cu + Cl2
– Với clo: Cu + Cl2 → CuCl2
– Với lưu huỳnh: Cu + S → CuS
2. Đồng tác dụng với axit
a) Đồng (Cu) không phản ứng với axit HCl, H2SO4 loãng (axit oxi hoá yếu)
– Cu không phản ứng với các axit không có tính oxi hoá mạnh.
– Khi có O2, phản ứng lại xảy ra:
2Cu + 4H+ + O2 → 2Cu2+ + 2H2O
b) Đồng (Cu) phản ứng với axit HNO3 và H2SO4 đặc nóng (axit oxi hoá mạnh)
+ Đồng tác dụng với axit Nitric: Cu+ HNO3
Cu + 4HNO3 đặc, nóng → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O
+ Đồng tác dụng với axit Sunfuric: Cu+ H2SO4
Cu + 2H2SO4 đặc,nóng → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O
3. Đồng tác dụng với dung dịch muối
+ Đồng tác dụng với AgNO3: Cu+ AgNO3
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
+ Đồng tác dụng với Fe2(SO4)3 : Fe+ Fe2(SO4)3
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
– Lưu ý với muối nitrat trong môi trường axit:
3Cu + 8H++ 2NO3– → 3Cu2++2NO↑ + 4H2O
IV. Hợp chất của Đồng
1. Hợp chất đồng (I)
a) Đồng (I) oxit – Cu2O
– Là chất rắn màu đỏ gạch, không tan trong nước.
– Tính chất hoá học:
+ Tác dụng với axit:
Cu2O + 2HCl → CuCl2 + H2O + Cu↓
+ Dễ bị khử:
Cu2O + H2 → 2Cu↓ + H2O
b) Đồng (I) hidroxit – Cu(OH)
– Là chất kết tủa màu vàng.
– Tính chất hoá học: Dễ bị phân hủy:
2CuOH → Cu2O + H2O
2. Hợp chất đồng (II)
a) Đồng (II) oxit – CuO
– Là chất rắn, màu đen, không tan.
– Tính chất hoá học:
+ Là oxit bazơ:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
+ Là chất oxi hóa:
CuO + H2 → Cu + H2O
CuO + C2H5OH → CH3CHO + Cu + H2O
3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O
– Điều chế đồng (II) oxit:
Cu(OH)2 → CuO + H2O
CuCO3.Cu(OH)2 → 2CuO + H2O + CO2
2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2
b) Đồng (II) hidroxit – Cu(OH)2
– Là chất kết tủa màu xanh.
– Tính chất hoá học:
+ Là bazơ không tan:
* Tác dụng với axit:
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
* Dễ nhiệt phân:
Cu(OH)2 → CuO + H2O
+ Dễ tạo phức:
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
+ Là chất oxi hóa:
2Cu(OH)2 + R-CHO → R – COOH + Cu2O + 2H2O
– Điều chế đồng (II) hidroxit:
CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2
c) Muối Đồng (II)
– Các dung dịch muối đồng (II) đều có màu xanh.
– Tính chất hoá học:
+ Tác dụng với kiềm:
CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2
+ Tác dụng với dung dịch NH3:
CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
+ CuSO4 hấp thụ nước thường dùng phát hiện vết nước trong chất lỏng:
CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O (màu xanh)
TAGs : khác nhau nghĩa bản nai sunfat tẩy cty sông mua nm hàn công ty gỉ đông á cộng thuận phong rửa thải độc chống oxy danh sách ở tnhh bán hàng nhuộm tháp nhà máy