Tắc nghẽn đường thở trên là gì – Xử lý như thế nào

Tắc nghẽn đường thở trên là gì

Tắc nghẽn đường hô hấp trên là tình trạng cấp tính, xảy ra khi khí quản, thanh quản và cuống họng bị chặn lại, dẫn đến không có đủ oxy vào cơ thể.

Tình trạng thiếu oxy có thể gây tổn thương não, thậm chí là nhồi máu cơ tim, chỉ sau một vài phút tắc nghẽn xảy ra. Bất kỳ tắc nghẽn đường thở nào cũng có thể đe dọa tính mạng, do đó bạn hãy nhanh chóng đi cấp cứu nếu có các triệu chứng của tình trạng này.

Nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Tình trạng tổn thương hoặc tắc nghẽn tại các mô phổi gây ra tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính. Các tổn thương này xảy ra khi bạn thường xuyên hít phải các chất kích thích có hại trong thời gian dài. Và bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh kể cả trẻ em hay người lớn. Trong đó, các chất kích thích là nguyên nhân tiềm ẩn gây phổi tắc nghẽn mãn tính có thể kể đến như:

  • Hút thuốc, hít phải khói thuốc lâu dài gây nguy cơ cao 80-90% mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Khói hóa chất.
  • Bụi bặm
  • Ô nhiễm môi trường ngoài trời
  • Ô nhiễm môi trường không khí trong nhà như hít phải khí đốt nhiên liệu
  • Bui nghề nghiệp, hóa chất
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên, đặc biệt là với trẻ nhỏ

Có thể nói, hút thuốc lá hay hút thuốc lá thụ động là tác nhân gây bệnh lớn nhất. Cùng với các nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh kể trên, các yếu tố kết hợp sau khiến khả năng mắc phổi tắc nghẽn mãn tính càng cao là người trong độ tuổi từ 65-74, có tiền sử bệnh hen hay các bệnh hô hấp khác, người có tiền sử hút thuốc hoặc hít nhiều khói thuốc trước đây, người có gia đình mắc bệnh này… Các đối tượng này cần phòng tránh mắc bệnh một cách sớm nhất.

Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra những tác động, dấu hiệu trực tiếp ở hệ thống hô hấp, cụ thể là:

  • Tình trạng ho mãn tính, kéo dài
  • Ho có đờm, đờm có màu trắng, màu vàng xám, màu xanh lá cây thậm chí đôi khi có thể thấy đờm kèm máu
  • Bị nhiễm trùng đường hô hấp và tái đi tái lại tình trạng cúm, cảm lạnh
  • Khó thở, thở gấp sức, thở gấp
  • Ngực có cảm giác thắt chặt, đau
  • Thở khò khè, mệt mỏi kéo dài
  • Sốt nhẹ và có cảm giác ớn lạnh

Đây là những triệu chứng ban đầu sẽ bắt gặp ở cả trẻ em và người lớn khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Những dấu hiệu này thường bị người bệnh chủ quan và không có định hướng khám và điều trị dứt điểm. Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần điều trị tại bệnh viện ngay khi thấy có các triệu chứng nặng như:

  • Khó thở đến nỗi không thể nói chuyện
  • Móng tay, chân hoặc môi người bệnh chuyển màu xanh, màu xám- điều này chứng tỏ nồng độ oxy trong máu thấp
  • Có tình trạng rơi vào trạng thái lơ mơ
  • Nhịp tim nhanh, rất nhanh
  • Các triệu chứng ở giai đoạn đầu kể trên ngày càng nặng, mặc dù đã được điều trị trước đó.

Biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Trong đó, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, một số biến chứng bao gồm:

  • Các bệnh về tim: Khi ở giai đoạn nặng, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ bị nhịp tim nhanh, gây rối loạn nhịp tim, dẫn đến suy tim
  • Bệnh cao huyết áp: Phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây ra áp suất cao trong các mạch đưa máu đến phổi của người bệnh gây tăng áp phổi, tăng huyết áp
  • Nhiễm trùng hô hấp: Người bệnh sẽ có triệu chứng bị cảm lạnh thường xuyên, cúm hoặc viêm phổi nặng mà không thể chữa khỏi.

Cách chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Khi bắt đầu thấy những triệu chứng kể trên dù ở trẻ em hay người lớn cần đi khám sớm nhất có thể để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân. Tại bệnh viện, người bệnh sẽ được thực hiện các xét nghiệm, các chẩn đoán cận lâm sàng… để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Cụ thể người bệnh sẽ thực hiện xét nghiệm chức năng phổi, đo hô hấp kế, chụp X-quang hay CT scan ngực, khí máu động mạch để bác sĩ có kết luận chính xác.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên có nhiều phương pháp để để điều trị, phòng ngừa bệnh phát triển một cách hiệu quả. Đối với phổi tắc nghẽn mãn tính, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng đến mục tiêu điều trị là giảm các triệu chứng của bệnh, đẩy lùi, làm chậm sự phát triển bệnh, cải thiện gắng sức, ngăn ngừa và điều trị biến chứng.

Với cách phương pháp điều trị hiện nay đang được áp dụng phổ thông như:

  • Sử dụng thuốc: các loại thuốc giãn phế quản giúp người bệnh thở dễ dàng, thuốc giãn phế quản giảm viêm phổi, cải thiện triệu chứng
  • Vaccine phòng ngừa: người bệnh sử dụng các vaccine phòng cúm, thuốc chủng ngừa phế cầu, liệu pháp oxy
  • Phẫu thuật: là phương pháp điều trị cuối cùng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mà dùng thuốc không có hiệu quả.

Sơ cứu tắc nghẽn đường thở

Việc xử trí dị vật đường thở phải thực hiện thật khẩn trương nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng, do vậy lập tức thực hiện các biện pháp vỗ lưng, ép ngực hay ép bụng tùy độ tuổi.
Biện pháp vỗ lưng và ép ngực: cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
Biện pháp vỗ lưng: Người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi vỗ 5 lần (lực vừa phải) vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu dị vật chưa thoát ra thì lập tức dùng biện pháp ép ngực.
Biện pháp ép ngực:Lật trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối hai núm vú 5 lần (lực ấn vừa phải). Nên làm luân phiên 2 biện pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật đường thở được tống ra ngoài.
Biện pháp vỗ lưng và ép bụng: cho trẻ từ 1 đến 8 tuổi.
Biện pháp vỗ lưng: Người sơ cứu quỳ, cho trẻ đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ một bên trẻ, 1 tay đỡ ngực, 1 tay vỗ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai, nếu dị vật chưa ra thì phối hợp dùng biện pháp ép bụng.
Biện pháp ép bụng: Cho trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ ở phía sau trẻ, vòng 2 tay về phía trước bụng của trẻ, 1 tay người sơ cứu nắm lại như nắm đấm đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia cho chặt lại. Sau đó ép bụng đột ngột 5 lần. Nếu dị vật đường thở chưa được tống ra ngoài, cần làm xen kẽ hai biện pháp cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.
Biện pháp vỗ lưng và ép bụng: Áp dụng đối với trẻ trên 8 tuổi và người lớn.
Biện pháp vỗ lưng: Cho nạn nhân đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu đứng ở một bên nạn nhân, 1 tay đỡ ngực nạn nhân, 1 tay vỗ mạnh vào lưng 5 lần ở vị trí giữa hai xương bả vai của nạn nhân. Nếu dị vật chưa được tống ra ngoài thì dùng biện pháp ép bụng.
Biện pháp ép bụng như trên.
Nếu chính bạn bị hóc: Đặt một nắm tay lên trên rốn. Xòe tay kia nắm lấy nắm đấm của tay bên này và cúi người qua một bề mặt cứng – như mặt quầy hàng hoặc ghế. Thúc nắm đấm theo hướng vào trong và lên trên.
Nếu người bị hóc dị vật đã bất tỉnh, hãy đặt người bệnh nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi người bị nạn. Đặt gót lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất rồi ấn mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên. Có thể lặp lại 6 – 10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.
Lưu ý: Khi bị dị vật chui vào đường thở không nên cố gắng dùng tay để móc ra hoặc vuốt xuôi khi trẻ hóc vì có thể làm dị vật chui sâu vào đường thở khiến tình trạng trở nên nguy hiểm hơn. Bên cạnh đó, sau khi làm mọi thao tác như trên mà dị vật không bắn ra được thì cần khẩn trương đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để các bác sĩ tiến hành lấy dị vật, tránh các biến chứng nguy hiểm.

 

 

 

 

 

Tag: hội biểu 3 ngủ

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com