Làm sao biết rượu pha cồn
Phân biệt bằng cách quan sát bọt rượu
Rượu thật: Khi lật ngược chai rượu, bọt khí của rượu thật sẽ rất mịn và đều, di chuyển chậm và lan ra, sau đó mới nổi lên trên.
Rượu giả pha cồn: Bọt khí to, di chuyển nhanh theo chiều thẳng đứng, đáy chai rượu thường hay có cặn.
Phân biệt bằng cách cảm nhận bằng tay
Cách này khá đơn giản, chỉ cần đổ một ít rượu ra lòng bàn tay, chà xát cho nóng lên và cảm nhận.
Rượu thật: Tỏa ra hương thơm khi vừa mở nắp chai, khi chà xát trên tay sẽ khó bay mùi, hơi dính vào lòng bàn tay.
Rượu giả pha cồn: Không có mùi thơm đặc trưng của rượu, dễ bay hơi và nhanh chóng bay mùi.
Phân biệt bằng cách cho vào ngăn đá tủ lạnh
Cách này thì cần tốn thời gian mới kiểm tra được, bằng cách để chai rượu vào ngăn đá trong 1 ngày, sau đó lấy ra và quan sát.
Rượu thật: Rượu thật không bao giờ đông.
Rượu sản xuất bằng phương pháp lên men vi sinh: Chai rượu sẽ đông một nửa.
Rượu giả pha cồn: Đông đá 100%.
Phân biệt bằng cách thử trực tiếp
Đây là cách cuối cùng nếu không còn cách nào khác hoặc không có điều kiện để thực hiện các cách trên thì bạn mới nên áp dụng cách này.
Rượu thật: Có cảm giác ấm, êm ái dễ chịu khi uống, có vị nồng và ngọt lưu lại ở cổ họng. Uống rượu thật sẽ say từ từ và không bị nhức đầu và khát nước.
Rượu giả pha cồn: Có vị đắng ngắt, càng uống càng khát nước, người mệt mỏi và nhức đầu.
Tác hại của rượu pha cồn
Ngộ độ rượu có 2 loại, một là ngộ độc rượu ethanol tức là rượu thực phẩm (rượu nấu thông thường) và methanol (rượu pha từ cồn công nghiệp).
“Đáng chú ý, đa số các bệnh nhân đã và đang cấp cứu tại Trung tâm đều bị ngộ độc methanol cấp. Qua lời kể từ người nhà của các bệnh nhân, hầu hết họ đều mua rượu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trôi nổi ngoài thị trường về uống và bị ngộ độc nặng”, Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên cho hay.
Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên cho biết, cồn công nghiệp methanol là chất dùng trong công nghiệp và không dùng trong cơ thể con người vì độc tính mạnh. Methanol vào trong cơ thể được chuyển hóa thành chất độc, phát tác chậm.
Người ngộ độc methanol có dấu hiệu mù mắt, sau đó dẫn đến trụy mạch, viêm gan, nhiễm độc, thậm chí tử vong. Nhiều người chủ quan cho rằng say rượu không nguy hiểm. Thực tế say rượu chính là ngộ độc rượu và tùy mức độ có thể gây nguy hại cho sức khỏe, thậm chí mất mạng. Bên cạnh những ảnh hưởng về tâm thần, uống quá nhiều rượu có thể khiến teo não, mắc bệnh cơ tim giãn, tim to…
“Người dân rất khó để biết ngộ độc methanol. Hơn nữa,chai rượu mua về uống thường có thể bị pha lẫn cả ethanol và methanol. Chỉ có nhân viên y tế mới đưa ra được chẩn đoán ngộ độc cồn công nghiệp methanol”, Ths.BS Nguyên cho hay.
Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên phân tích: “Nguy cơ ngộ độc rượu càng tăng với hậu quả khó lường nếu dùng phải rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu có chứa methanol (hàm lượng methanol vượt ngưỡng trên 0,05% do có thể mù mắt và tử vong cao). Methanol xuất hiện với nồng độ cao trong máu do người bệnh uống phải rượu pha cồn công nghiệp hoặc pha riêng cồn công nghiệp với nước. Khi methanol trong máu lên đến 20mg/dl, người bệnh có nguy cơ bị tổn thương thần kinh.
Theo ThS Trần Việt Nga – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế): Về nguyên tắc, nếu nhìn bằng mắt, ngửi hoặc nếm thì khó biết được rượu chứa hàm lượng methanol cao hay không.
Đối với cảm quan bên ngoài thì chai rượu phải có đầy đủ nhãn mác, thông tin như tên sản phẩm, tên địa chỉ của nhà sản xuất, tên địa chỉ của nhà nhập khẩu. Rượu có chứa methanol thường có vị hơi ngọt.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân cần sử dụng rượu có nguồn gốc, rượu của những cơ sở có thương hiệu uy tín và không sử dụng những loại rượu trôi nổi trên thị trường
Các biểu hiện của ngộ độc rượu
Khi uống quá nhiều rượu, cơ thể không còn chuyển hóa được, rượu uống vào sẽ bị nôn ra. Người bị ngộ độc rượu thường mất khả năng vận động tự chủ như không cầm được bát đũa, rót nước ra ngoài…, không điều khiển được hành vi, nói líu lưỡi, gọi nhầm tên người, không thể đi lại được, mất cân bằng cơ thể, không tự ngồi được. Những trường hợp ngộ độc quá nặng, rượu sẽ ức chế trung tâm hô hấp, mất tri thức, gọi hỏi không biết, mất các phản xạ hoặc có thể rơi vào tình trạng hôn mê, gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Đặc biệt với người có tuổi hay bệnh lý tim mạch khi say rượu, rất có thể sẽ xuất hiện những triệu chứng của tai biến tim mạch như xuất huyết não, nhồi máu cơ tim. Vì vậy khi có dấu hiệu bị ngộ độc, cần phải xử lý ngay tại chỗ, sau đó, đưa người bị ngộ độc vào viện cấp cứu, tránh những biến chứng mắc phải về sau.
Cách xử trí khi ngộ độc rượu
Khi gặp trường hợp ngộ độc rượu, người thân, bạn bè hoặc những người xung quanh cần tìm cách để người ngộ độc rượu nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má; cho uống một cốc sữa nóng, trà đặc; cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Cho người bị ngộ độc nằm trong tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái.
Không để một người bất tỉnh một mình. Trong khi chờ đợi để được giúp đỡ, không cố gắng để làm cho người nôn mửa do những người đã bị ngộ độc rượu bị giảm phản xạ và có thể sặc chất nôn của chính họ hoặc vô tình hít chất nôn vào phổi, gây ra một chấn thương phổi gây tử vong.
Đặc biệt, tránh để người thân uống rượu say rồi đi ngủ, vì một số trường hợp người uống bị hôn mê trong khi ngủ, nếu hôm sau mới phát hiện và đưa đi viện thì không thể cứu được. Do vậy, người nhà cần chú ý chăm sóc cho người thân bị say rượu, tuyệt đối không nên để họ ngủ li bì suốt ngày hoặc suốt đêm. Sau vài tiếng, người nhà nên gọi họ dậy, cho uống sữa hoặc ăn cháo.
Một số thực phẩm giúp giải ngộ độc rượu
Ăn chuối: Uống rượu quá nhiều có thể sẽ gây ra ngộ độc rượu, người bị ngộ độc nhẹ có thể lập tức ăn 3 – 5 quả chuối, như thế vừa giúp thanh lọc máu vừa nhuận phổi giải rượu.
Đậu đen: Khi ngộ độc rượu ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.
Hạt đậu xanh cũng giải được ngộ độc rượu bằng cách sau: Nghiền nát khoảng nửa lon đậu xanh hạt, sau đó hòa vào nước sôi để nguội rồi cho người ngộ độc rượu uống để nôn mọi chất trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Sau đó có thể cho người ngộ độc ăn cháo gạo nấu với 30g cam thảo.
Nước ép rau muống: Rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.
Những thực phẩm trên chỉ có tác dụng giúp giải độc với trường hợp bị ngộ độc nhẹ, với những trường hợp ngộ độc nặng, người nhà cần chú ý chăm sóc, sơ cứu tại chỗ sau đó đưa đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.
Tag: gì máy đo nhiêu bia anh dị ứng ty phần hà nội cp (halico) bình tây cty halico ctcp chi nhánh dương đồ cụ etylic) lỏng etylic giám đốc giống nhau điểm sự giữa vẫn ko lâu chưng cất mấy đoan thuế muối khử quy trình nghệ hoa rum tách tối trước thổi soju đựng xong tnhh nam & xác định tem 30 nếp trắng khô yên phong bắc lò đúc phạm đình hồ bà huyện k maison blue sochu socialist republic of vietnam thấp