(bài toán hỗn hợp axit tác dụng với hỗn hợp bazơ)
I. LÝ THUYẾT CẤN NHỚ
* Axit đơn: HCl, HBr, HI, HNO3. Ta có nH = nA xit
* Axit đa: H2SO4, H3PO4, H2SO3. Ta có nH = 2nA xit hoặc nH = 3nA xit
* Bazơ đơn: KOH, NaOH, LiOH. Ta có nOH = 2nBaZơ
* Bazơ đa: Ba(OH)2, Ca(OH)2. Ta có nOH = 2nBaZơ
PTHH của phản ứng trung hoà: H+ + OH- H2O
*Lưu ý: trong một hỗn hợp mà có nhiều phản ứng xảy ra thì phản ứng trung hoà được ưu tiên xảy ra trước.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
-Viết các PTHH xảy ra.
-Đặt ẩn số nếu bài toán là hỗn hợp.
-Lập phương trình toán học
-Giải phương trình toán học, tìm ẩn.
-Tính toán theo yêu cầu của bài.
*Lưu ý:
Khi gặp dung dịch hỗn hợp các axit tác dụng với hỗn hợp các bazơ thì dùng phương pháp đặt công thức tương đương cho axit và bazơ.
Đặt thể tích dung dịch cần tìm là V(lit)
Tìm V cần nhớ: nHX = nMOH.
III. BÀI TOÁN CỤ THỂ:
* Cho từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch NaOH thì có các phản ứng xảy ra:
Phản ứng ưu tiên tạo ra muối trung hoà trước.
H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + H2O ( 1 )
Sau đó khi số mol H2SO4 = số mol NaOH thì có phản ứng
H2SO4 + NaOH NaHSO4 + H2O ( 2 )
Hướng giải: xét tỷ lệ số mol để viết PTHH xảy ra.
Đặt T = nNaOH : nH2SO4
Nếu T 1 thì chỉ có phản ứng (2) và có thể dư H2SO4.
Nếu T 2 thì chỉ có phản ứng (1) và có thể dư NaOH.
Nếu 1 < T < 2 thì có cả 2 phản ứng (1) và (2) ở trên.
Ngược lại:
* Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch H2SO4 thì có các phản ứng xảy ra:
Phản ứng ưu tiên tạo ra muối axit trước.
H2SO4 + NaOH NaHSO4 + H2O ( 1 ) !
Và sau đó NaOH dư + NaHSO4 Na2SO4 + H2O ( 2 ) !
Hoặc dựa vào số mol H2SO4 và số mol NaOH hoặc số mol Na2SO4 và NaHSO4 tạo thành sau phản ứng để lập các phương trình toán học và giải.
Đặt ẩn x, y lần lượt là số mol của Na2SO4 và NaHSO4 tạo thành sau phản ứng.
Bài tập ôn tập
Bài 1: Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:
A. Làm quỳ tím hoá xanh
B. Làm quỳ tím hoá đỏ
C. Phản ứng được với magiê giải phóng khí hidrô
D. Không làm đổi màu quỳ tím
Đáp án:
Bài 1: Theo bài ta có:
nBa(OH)2 = 0,1.0,1 = 0,01 mol
nHCl = 0,1.0,1 = 0,01 mol
Theo PTHH, ta có:
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O
Bđ………………….0,01 …..…0,01…………………….. mol
Pư……………….0,005……..0,01……0,005…………mol
Sau pư………….0,005……….0……….0,005………..mol
Vậy sau phản ứng bazo Ba(OH)2 còn dư → dd sau phản ứng có môi trường bazo
→ Làm quỳ tím hóa xanh.
⇒ Chọn A.
Bài 2: Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch KOH, dung dịch có màu xanh, nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì:
A. Màu xanh vẫn không thay đổi.
B. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn
C. Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ
D. Màu xanh đậm thêm dần
Đáp án:
HCl trung hòa bazo KOH làm dd chuyển dần từ màu xanh sang không màu, đến khi HCl dư, dd lại chuyển từ không màu sang màu đỏ.
⇒ Chọn C.
Bài 3: Cho 200ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng cho thêm một mảnh Mg dư vào sản phẩm thấy thoát ra một thể tích khí H2 (đktc) là:
A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 3,36 lít D. 6,72 lít
Đáp án:
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O (1)
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 (2)
Theo bài ta có:
nKOH = 0,2.1 = 0,2 mol
nH2SO4 = 0,2.1 = 0,2 mol
Theo phương trình (1) ta có:
nKOH pư = 0,2 mol
nH2SO4 = 1/2 nKOH = 0,1 mol
nH2SO4 dư (1) = 0,2-0,1 = 0,1 mol
Theo phương trình (2) ta có:
nMg pư = nH2SO4 dư (1) = nH2 = 0,1 mol
→ VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 mol
⇒ Chọn A.
Bài 4: Để trung hoà 200ml hỗn hợp chứa HCl 0,3M và H2SO4 0,1M cần dùng V (ml) dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Giá trị của V là:
A. 400 ml B. 350 ml C. 300 ml D. 250 ml
Đáp án:
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O (1)
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O (2)
Theo bài, ta có:
Theo PTPU, ta có:
nBa(OH)2(1) = 1/2 nHCl = 0,03 mol
nBa(OH)2(2) = nH2SO4 = 0,02 mol
nBa(OH)2 can = nBa(OH)2(1) + nBa(OH)2(2) =0,05 mol
VBa(OH)2 can = 0,05/0,2 = 0,25 lit = 250ml
⇒ Chọn D.
Bài 5: Cho dung dịch chứa 0,9 mol NaOH vào dung dịch có chứa a mol H3PO4. Sau phản ứng chỉ thu được muối Na3PO4 và H2O. Giá trị của a là:
A. 0,3 mol B. 0,4 mol C. 0,6 mol D. 0,9 mol
Đáp án:
3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O
⇒ mBaSO4 ↓ = 0,075.223 = 17,475 g
Theo PTHH, ta có:
nH3PO4 = 1/3 nNaOH = 0,3 mol = a
⇒ Chọn A.
Bài 6: Trung hòa 200 g dung dịch NaOH 10% bằng dung dịch HCl 3,65%. Khối lượng dung dịch HCl cần dùng là:
A. 200g B. 300g C. 400g D. 500g
Đáp án: D
Bài 7: Trung hoà hoàn toàn 200ml dung dịch KOH 0,5M bằng 200g dung dịch HCl a%. Nồng độ phần trăm của dung dịch ( a%) là:
A. 1,825% B. 3,650% C. 18,25% D. 36,50%
Đáp án: A
Bài 8: Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 17,645 g B. 16,475 g C. 17,475 g D. 18,645 g
Đáp án:
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
Theo bài ta có:
nBa(OH)2 = 0,4.0,2 = 0,08 mol
nH2SO4 = 0,3.0,25 = 0,075 mol
Theo PTHH ta có:
nH2SO4 = nBa(OH)2 pư = 0,075 mol = nBaSO4↓
mBaSO4↓ = 0,075.223= 17.475 g
⇒ Chọn C.
Bài 9: Cho 200ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 300ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng cho thêm một mảnh Mg dư vào sản phẩm thấy thoát ra một thể tích khí H2 (đktc) là:
A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 3,36 lít D. 6,72 lít
Đáp án: B
Bài 10: Để trung hoà 200ml H2SO4 0,1M cần dùng V (ml) dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Giá trị của V là:
A. 400 ml B. 350 ml C. 300 ml D. 100 ml
Đáp án: D
Tag: nhận biết cách béo về dạ dày chất điều kiện hữu cơ 2a 8 gam thuốc thực giúp ăn gì gồm fomic 89 7 10 2g giữa nh4no3 hay khả năng thế nào nh4cl lactic nước uống định nghĩa kiềm (alkaline) uric ví dụ xác m 14 10ml 9g đơn chức vị clohydric