Nước Giếng Nước Ao Nuôi Thủy Sản Nhiễm Phèn Xử Lý Như Thế Nào

Nước Giếng Nước Ao Nuôi Thủy Sản Nhiễm Phèn Xử Lý Như Thế Nào

Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên phức tạp. Đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Theo đó, nguồn nước sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng. Mà nước giếng là loại nước bị ảnh hưởng nhiều nhất kế đến là nước trong khu ao nuôi trong thủy sản tôm cá . Nước bị nhiễm phèn, tác động trực tiếp lên người dân. Sử dụng nước nhiễm phèn cho sinh hoạt khiến da bị khô, phồng, bong tróc, đặc biệt các vùng da nhạy cảm như mặt hay da em bé. Hôm nay hóa chất Hanimex xin được chia sẻ tới quý độc giả các phương pháp xử lý nước bị nhiễm phèn vô cùng hiệu quả và đơn giản

Thế nào là nước bị nhiễm phèn

Nước giếng khoan bị nhiễm phèn hay còn gọi là nước nhiễm phèn – đây là nước có màu vàng đục, có mùi tanh, khi nếm thì có vị chua.

Nước nhiễm phèn sẽ có các chỉ số vượt qua mức quy định như độ pH, TDS, độ cứng của nước (nước cứng). Những chỉ số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của con người.

Vì thế, xử lý nước giếng khoan bị nhiễm phèn, lọc nước nhiễm phèn là vấn đề vô cùng cấp thiết cho mỗi hộ gia đình hiện nay.

Nguyên nhân

Nước có thể bị nhiễm phèn do tính chất thổ nhưỡng đất phèn gây nên đặc biệt ở các vùng đồng bằng châu thổ. Cùng với đó nguy cơ nước bị nhiễm phèn, nhiễm sắt do sử dụng hệ thống dẫn nước bằng ống sắt bị han gỉ theo thời gian.

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đã ảnh hưởng nghiêm trong đến mạch nước ngầm làm giảm chất lượng nguồn nước và tăng nguy cơ nhiễm một số hóa chất amoni, nitrit, asen, H2S, chì, … gây hại cho sức khỏe con người.

Xử lý nước giếng bị nhiễm phèn

1. Phương pháp xử lý nước phèn bằng vôi

Khi cho vôi vào nước nhiễm phèn, độ pH sẽ tăng lên do môi trường kiềm tăng nên lắng xuống thành cặn để chúng ta dễ dàng loại bỏ ra khỏi nước. Phần nước trong còn lại sẽ được sử dụng.

2. Cách xử lý nước phèn bằng tro bếp

Phương pháp xử lý nước bằng tro bếp này rất đơn giản bởi nguyên liệu dễ kiếm. Thực hiện bằng cách thả tro bếp khoảng từ 5 – 10g vào nước. Chờ khoảng 15 – 30 phút để chất bẩn lắng xuống. Lúc này các hợp chất sắt sẽ phản ứng với tro sẽ bị loại bỏ trong quá trình lọc.

3. Phương pháp xử lý nước bằng phèn chua

Với việc xử lý bằng phèn chua, chỉ cần cho liều lượng 1g vào khoảng 20 lít nước. Hòa lượng phèn chua tương đương với thể tích nước cần làm sạch vào dụng cụ chứa nước. Sau đó, khuấy đều cho phèn chua tan hết, đợi khoảng 30 phút cho cặn bẩn lắng hết xuống rồi gạn lấy nước trong.

4. Xử lý nước phèn bằng hệ thống bể lọc

Khi xây dựng hệ thống bể lọc nước nhiễm phèn có thể chia làm 3 ngăn. Khi nước đi qua giàn phun sẽ chạy vào bể chứa có cát, sỏi, than hoa. Các tạp chất trong nước còn lại sẽ bị chặn tại đây. Phần nước trong được lọc sẽ chảy vào ngăn chứa nước để cso thể sử dụng ngay.

5. Xử lý nước phèn bằng PAC

Bước 1: Để xử lý nước phèn bằng PAC hiệu quả, đầu tiên phải thực hiện tốt khâu chuẩn bị dụng cụ, hóa chất PAC chất lượng:

– Cần vệ sinh sạch sẽ các vật dùng đựng nước như: bồn, xô, chậu để đựng nước nhiễm phèn trước khi xử lý

– Đựng nước phèn cần được xử lý vào các vật dụng chứa

– Sau đó, pha bột PAC với nồng độ từ 10% – 20%, điều chỉnh liều lượng theo nguồn nước cần xử lý

Bước 2: Đây là bước pha chế hóa chất PAC xử lý nước nhiễm phèn bằng cách:

Cho hóa chất PAC đã pha loãng vào cho bể có chứa nước cần được xử lý. Sau đó, khuấy đều để lắng trong khoảng 30 phút. Sau khoảng thời gian đó nước cần được xử lý sẽ tách thành 2 phần. Phần nước trong có thể sử dụng và các chất cặn bẩn lắng xuống đáy. Lưu ý, sau khi xử lý nước phèn bằng PAC, nước thu được nếu cần sử dụng ngay để uống thì nên đun sôi cho đảm bảo sức khỏe.

Xử lý nước nhiễm phèn trong ao hồ nuôi thủy sản tôm cá

Nguyên nhân nước nhiễm phèn

Nước nhiễm phèn là do đất tại vùng đào ao có chứa hàm lượng sulfat cao, cùng với điều kiện yếm khí và hoạt động của vi sinh vật nên sulfat bị khử, từ đó gốc lưu huỳnh sẽ kết hợp với hàm lượng sắt (Fe) có trong trầm tích tạo thành chất FeS2.

Dấu hiệu cho biết vùng đất nhiễm phèn thường có màu xám đen, vùng có chứa hàm lượng FeS2 cao, khi phơi khô đất thường có phấn trắng, việc đào ao nuôi tôm thì việc xử lý phèn sẽ rất vất vả.

Cách phát hiện phèn trong ao nuôi tôm

Người nuôi có thể phát hiện ao nuôi bị phèn thông qua các hiện tượng sau đây:

— Nước ao chuyển màu trà nhạt, trong hơn và có váng vàng nhạt nổi trên mặt nước, kiểm tra độ pH thấy giảm.

— Thông thường, vùng đất bị nhiễm phèn sẽ có màu xám đen, nhất là những vùng có chứa hàm lượng FeS2 cao.

— Nếu tầng sinh phèn nông thì lượng phèn trong ao sẽ nhiều và các biện pháp cải tạo sẽ khó khăn hơn.

— Ao bị nhiễm phèn sẽ khiến mang và thân tôm chuyển sang màu vàng, vỏ tôm cứng hơn bình thường, tôm bỏ ăn sau mưa.

— Những ao bị nhiễm phèn nặng tôm có hiện tượng tấp mé bờ, thậm chí chết rải rác do phèn bám vào mang tôm làm cản trở quá trình lấy oxy của ao.

Cách xử lý ao hồ nuôi trồng thủy sản bị nhiễm phèn

Khi cải tạo ao, người nuôi không nên phơi đáy vì khi phơi hợp chất Pyrit sắt sẽ bị ôxy hóa tạo nên hydroxit sắt Fe(OH)2, giải phóng ion H+ làm pH giảm. Do vậy, cần cải tạo ướt như cày ướt ngâm nước và thau chua liên tục 3 – 4 lần. Sau khi thau chua, nếu nước vẫn có màu đỏ thì cần bón phân lân (photpho) với liều lượng 2 – 3 kg/100 m2 để giảm sắt.

Bón vôi nông nghiệp (CaO) để khử trùng, tăng pH và hệ đệm trong ao, liều lượng 15 – 20 kg/100 m2, vôi được rải đều xuống đáy và bờ ao. Dùng máy đo hoặc quỳ tím để đo pH đáy; nếu pH vẫn thấp thì nên bón thêm vôi, điều chỉnh pH từ 7,5 trở lên. Nếu người nuôi có khả năng về kinh tế thì có thể đầu tư trải bạt toàn bộ nền đáy và bờ ao để ngăn xì phèn là tốt nhất.

Đối với ao đất phèn, nên tăng công suất của dàn quạt nước từ 25 lên 30 hp/ha (mã lực) và thay dàn quạt cánh bằng quạt lông nhím nhằm cung cấp đủ dưỡng khí cho tôm.

Lấy nước vào ao 1,2 – 1,5 m, khử trùng và bật quạt nước, đo lại pH; nếu chỉ số này vẫn thấp thì có thể lấy vôi nông nghiệp và vôi đen (dolomite) hòa loãng lấy nước tạt vào buổi đêm liều lượng 2 – 4 kg/100 m2, nếu nước bị đục và có váng phèn thì có thể dùng  EDTA hoặc AQUAZEX (0,5 – 0,7 kg/100 m3 nước) để keo tụ váng phèn.

Sau khi xử lý nước có thể bón cám ủ, bột cá để gây màu nước trong ao đồng thời bổ sung chất khoáng để giữ màu nước được bền, lâu.

Khi ao lên màu nước, kiểm tra độ trong của nước đạt 35 – 40 cm là được, cần kiểm tra các yếu tố môi trường như độ mặn, pH, H2S lần cuối trước khi thả tôm.

Quý khách hàng có nhu cầu đặt mua các loại phèn , phèn đơn , phèn kép , phèn sắt , phèn nhôm …vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn

tag tom hướng giá rẻ thuốc nghệ cảnh thải việt thái  tưới cây kỹ thuật

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com