Những Điều Cần Biết Về Máy Nén Khí Công Nghiệp

Những điều cần biết về máy nén khí

Máy nén khí là một thiết bị đang được ứng dụng khá đa dạng ở nhiều lĩnh vực trong các ngành công nghiệp. Hôm nay Hanimex sẽ chia sẻ đến quý vị độc giả những thông tin cần nắm được về máy nén khí như máy nén khí là gì ? có những loại máy nén khí nào ? so sánh các loại máy nén khí ? ưu nhược điểm từng loại máy nén… một vài thương hiệu máy nén khí phổ biến như atlas copco , kobelco , hitachi , jun air …

Máy nén khí là gì ?

Máy nén khí là thiết bị không còn qua xa lạ với con người. Máy nén khí là một loại máy bao gồm các máy móc và thiết bị có chức năng làm tăng áp chất khí, giúp cho năng lượng cho dòng khí tăng lên và đồng thời nén khí lại khiến nó tăng áp suất và nhiệt độ.

Các loại máy nén khí công nghiệp phổ biến

Máy nén khí chuyển động tịnh tiến

Một máy nén khí sử dụng piston loại nhỏ

Máy nén khí chuyển động tịnh tiến sử dụng piston điều khiển bằng tay quay. Có thể đặt cố định hoặc di chuyển được, có thể sử dụng riêng biệt hoặc tổ hợp. Chúng có thể điều khiển bởi động cơ điện hoặc động cơ đốt trong.

Máy nén khí sử dụng piston tịnh tiến loại nhỏ có công suất từ 5-30 mã lực thường được sử dụng trong lắp ráp tự động và trong cả những việc không chuyển động liên tục.

Những máy nén khí loại lớn có thể có công suất lên đến 1000 mã lực được sử dụng trong những ngành láp ráp công nghiệp lớn, nhưng chúng thường không được sử dụng nhiều vì có thể thay thế bằng các máy nén khí sử dụng chuyển động tròn của bánh răng và trục vít với giá thành rẻ hơn. Áp suất đầu ra có tầm dao động từ thấp đến rất cao (>5000 psi hoặc 35 MPa). Đối với các ngành công nghiệp thực phẩm thì máy nén khí không dầu được sử dụng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên do đây là loại máy với thiết kế đặc biệt nên giá thành tương đối cao.

Máy nén khí đối lưu

Máy nén khí đối lưu sử dụng hệ thống các cánh quạt trong rotor để nén dòng lưu khí. Cánh quạt của stator cố định nằm phía dưới của mỗi rotor lại đẩy trực tiếp dòng khí vào hệ thống những cánh quạt của rotor tiếp theo. Vùng không gian của đường đi không khí ngày càng giảm dần thông qua máy nén khí để tăng sức nén. Máy nén khí theo phương pháp nén khí đối lưu thường được sử dụng khi cần dòng chuyển động cao ví dụ như trong những động cơ turbine lớn. Hầu như chúng được sử dụng nhiều máy trong một dây chuyền. Trường hợp tỉ lệ áp suất dưới tỷ lệ 4:1, để tăng hiệu quả của quá trình hoạt động người ta thường sử dụng những điều chỉnh về hình học.

Máy nén khí ly tâm

  • Máy nén khí ly tâm sử dụng đĩa xoay hình cánh quạt hoặc bánh đẩy để ép khí vào phần rìa của bánh đẩy làm tăng tốc độ của khí. Bộ phận khuếch tán của máy sẽ chuyển đổi năng lượng của tốc độ thành áp suất. Máy nén khí khí ly tâm thường sử dụng trong ngành công nghiệp nặng và trong môi trường làm việc liên tục. Chúng thường được lắp cố định. Công suất của chúng có thể từ hàng trăm đến hàng ngàn mã lực. Với hệ thống làm việc gồm nhiều máy nén khí ly tâm, chúng có thể tăng áp lực đầu ra hơn 10000 lbf/in² (69 MPa).

Nhiều hệ thống làm tuyết nhân tạo sử dụng loại máy nén này. Chúng có thể sử dụng động cơ đốt trong, bộ nạp hoặc động cơ tua-bin. Máy nén khí ly tâm được sử dụng trong một động cơ tua-bin bằng gas nhỏ hoặc giống như là tầng nén khí cuối cùng của động cơ tua-bin gas cỡ trung bình.

Máy nén khí dòng hỗn hợp

  • Máy nén khí nén dòng hỗn hợp cũng tương tự như là máy nén khí ly tâm, nhưng vận tốc đối xứng tại lối từ rotor. Bộ khuếch tán thường sử dụng để biến dòng khí hỗn hợp thành dòng khí đối lưu. Máy nén khí nén dòng hỗn hợp có một bộ khuếch tán đường kính nhỏ hơn của máy nén khí ly tâm tương đương.

Máy nén khí trục vít

  • Máy nén khí trục vít, tương tự như một thiết bị quay sử dụng bánh vít, nó bao gồm 2 cuộn lá chèn hình xoắn ốc để nén khí. Nó có thể sử dụng giống như một bộ nạp tự động, và trong hệ thống.

Máy nén khí màng lọc

  • Máy nén khí có màng lọc sử dụng để nén khí hydro và nén khí đốt thiên nhiên. Máy nén khí thông thường được đặt phía trên những bình chứa để giữ khí nén. Thường là máy nén khí có dầu hoặc dầu tự do đều được sử dụng nhiều vì dầu sẽ xâm nhập vào dòng khí. Nhưng trong trường hợp máy nén khí cho thợ lặn thì một số lượng dầu dù là nhỏ nhất cũng không thể chấp nhận.

So sánh ưu nhược điểm 2 loại máy nén khí phổ biến

Máy nén khí Piston

  1. Ưu điểm :

– Năng suất cao và áp suất rât cao

– Giá thành rẻ

– Dễ sửa chữa

  1. Nhược điểm :

– Tỷ số nén 1 cấp thấp (<10), để tạo áp suất cao cần máy nén nhiều cấp.

– Hiệu suất máy thấp

– Kích thước lớn, nhiều chi tiết

– Ồn, rung động cao

– Lưu lượng không đều

Máy nén khí Trục Vít

  1. Ưu điểm :

– Không có van nạp, van đẩy .

– Tỉ số nén cao (max=25)

– Hiệu suất đầy tải cao.

– Hiệu suất lưu lượng tăng theo thời gian

– Lưu lượng đều

– Nhỏ gọn, độ bền cao (hai vít quay không tiếp xúc thân máy nén khí), vận hành êm

– Ít tốn công bảo trì, chi phí vận hành thấp

  1. Nhược điểm :

– Đắt tiền

– Sửa chữa phức tạp

Phụ kiện cần thiết cho máy nén khí

Mặc dù được đánh giá là loại máy móc khá ổn định , ít hỏng hóc nhưng đôi khi chúng ta vẫn phải thay thế một số bộ phận đơn cử như : đầu nén khí, bộ lọc khí, van áp suất, cút nối nhanh, mô tơ, bánh đà, rơ le, trục khuỷu, piston, thanh truyền, ống dẫn khí, van 1 chiều, van an toàn, đồng hồ áp suất, lọc gió , xéc măng , phớt chặn dầu …

Trên đây là một số thông tin cần nắm được về máy nén khí . Hi vọng bài viết đã giải đáp một số thắc mắc của nhiều độc giả. Ngoài ra Hanimex còn phân phối các loại dầu máy nén khí công nghiệp chính hãng, nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện. Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ đến hotline cuối trang.

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com