Nhiễm khuẩn đường huyết – Nguyên nhân và cách điều trị

Nhiễm khuẩn đường huyết là gì

Nhiễm trùng huyết, còn có tên gọi nhiễm khuẩn huyết, là biến chứng phức tạp của tình trạng nhiễm trùng và có khả năng đe dọa đến tính mạng. Bệnh xảy ra do vi khuẩn hay virus, nấm giải phóng những hóa chất vào máu để chống lại các phản ứng viêm. Những phản ứng này tạo ra hàng loạt các thay đổi trong cơ thể dẫn đến tổn thương các cơ quan như gan, thận và khiến cơ thể suy yếu nhanh.

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm như thế nào?

Khi bị nhiễm khuẩn huyết lượng lớn các hóa chất (từ các tác nhân gây bệnh) được tiết vào máu có thể gây ra chứng viêm mãn tính, dẫn đến tổn thương các cơ quan nội tạng.

Cơ chế đông máu trong giai đoạn máu bị nhiễm trùng làm giảm lưu lượng máu di chuyển đến chân tay và các cơ quan nội tạng, dẫn đến việc cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy.

Nhiễm trùng máu đặc biệt nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nặng về tuần hoàn, rối loạn đông máu, hô hấp, suy gan thận và các tạng khác.

Ở trường hợp xấu nhất, nhiễm khuẩn huyết có thể gây ra chứng hạ huyết áp, hiện tượng này là “Sốc nhiễm trùng”, có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng một số bộ phận như phổi, thận và gan. Giai đoạn này bệnh trở nên rất nặng, có những trường hợp được điều trị tích cực, kháng sinh phù hợp nhưng bệnh nhân vẫn tử vong do sốc nhiễm trùng.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm trùng huyết là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm:

  • Thân nhiệt trên 380C hoặc dưới 360C;
  • Nhịp tim nhanh trên 90 nhịp/phút;
  • Nhịp thở nhanh trên 20 nhịp/phút.

Các trường hợp nhiễm trùng huyết nặng sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Lượng nước tiểu trung bình giảm mạnh;
  • Tình trạng tâm thần không ổn định;
  • Giảm số lượng tiểu cầu;
  • Khó thở;
  • Loạn nhịp tim;
  • Đau vùng bụng;
  • Sốc nhiễm trùng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết

Một số đối tượng sau đây có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết cao:

  • Người già, trẻ sơ sinh/đẻ non.
  • Người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, sử dụng corticoid kéo dài, các thuốc chống thải ghép hoặc đang điều trị hóa chất và tia xạ.
  • Người bệnh có bệnh lý mạn tính, như tiểu đường, HIV/AIDS, xơ gan, bệnh van tim và tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn.
  • Người bệnh cắt lách, nghiện rượu, có bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu hạt.
  • Người bệnh có đặt các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập như đinh nội tủy, catheter, đặt ống nội khí quản…

Tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp

  • Vi khuẩn Gram âm họ Enterobacteriaceae bao gồm: Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia, và các vi khuẩn Enterobacter, Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia pseudomallei
  • Vi khuẩn Gram dương: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus suis…
  • Nấm: Candida, Trichosporon asahii
  • Các vi khuẩn kỵ khí thường gặp: Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng huyết?

Nếu nhiễm trùng huyết ở giai đoạn đầu và chưa ảnh hưởng tới các cơ quan quan trọng, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng tại nhà. Trong trường hợp này, bạn thường có thể phục hồi hoàn toàn.

Nhưng nếu không áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào, bệnh có thể phát triển gây sốc nhiễm trùng và thậm chí tử vong. Trong trường hợp này, bác sĩ thường sử dụng một số loại thuốc để điều trị nhiễm trùng huyết, bao gồm kháng sinh qua đường tiêm tĩnh mạch để chống nhiễm trùng, thuốc vận mạch để tăng huyết áp, insulin để ổn định đường huyết, corticosteroid để kháng viêm và giảm đau.

Khi nhiễm trùng huyết trở nên nghiêm trọng, bạn cần được truyền dịch qua đường tĩnh mạch và dùng máy thở. Bác sĩ tiến hành lọc máu trong trường hợp bạn bị suy thận cấp bằng cách sử dụng thiết bị thay thế chức năng thận để loại bỏ chất thải nguy hại, muối và nước dư thừa từ máu.

Trong một số trường hợp, bạn cần phải phẫu thuật để loại bỏ nguồn gốc của nhiễm trùng máu như phẫu thuật hút mủ từ áp-xe hay loại bỏ mô nhiễm trùng.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn biến bệnh nhiễm trùng huyết?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Duy trì lối sống lành mạnh giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng gây ra nhiễm trùng huyết;
  • Bỏ hút thuốc lá và uống rượu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Nhiễm trùng huyết có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai và bất cứ nhiễm trùng nào không được điều trị thích đáng đều có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết. Tình trạng sử dụng kháng sinh tràn lan và lạm dụng như hiện nay làm cho các bệnh nhiễm trùng trở nên khó khống chế hơn, tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc mắc phải trong bệnh viện và ngoài cộng đồng ngày càng nhiều. Kháng sinh là loại thuốc phải do bác sĩ kê toa, vì thế khi không chắc chắn về bệnh của mình, bạn hãy đi khám bệnh ngay để được điều trị thích hợp.

Nhiễm trùng huyết nên ăn gì

Thực phẩm giàu chất sắt

Khi bị nhiễm trùng máu, cơ thể sẽ không cung cấp đủ lượng máu chứa oxy đến các cơ quan, dẫn tới các cơ quan này bị thiếu oxy và thậm chí là ngừng hoạt động. Ăn thực phẩm giàu chất sắt giúp mang oxy đến các tế bào, tăng cường lọc máu cũng như tránh trường hợp thiếu máu hoặc mất máu xảy ra.

Các thực phẩm giàu chất sắt bao gồm:

  • Các loại hạt
  • Thịt đỏ
  • Hải sản có vỏ (như nghêu, sò, ốc…)
  • Lòng đỏ trứng
  • Đậu phụ
  • Rau bó xôi
  • Gan động vật

Thực phẩm giàu protein

nhiễm trùng máu nên ăn gì 02

Theo các bác sĩ, người bệnh nhiễm trùng máu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein. Chúng cung cấp cho cơ thể các loại axit amin để sửa chữa và tăng cường mô liên kết, giúp giảm nguy cơ chấn thương và làm lành vết thương nhanh chóng.

Ngoài ra, protein còn gia tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại một số vi khuẩn và virus gây hại.

Những loại thực phẩm giàu protein là:

  • Trứng
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Thịt nạc
  • Chuối
  • Súp lơ
  • Cá hồi
  • Hạt óc chó

Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin

Trong cơ thể, vitamin hoạt động như một chất chống oxy hóa, có nhiệm vụ bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương. Vitamin cũng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn.

Trong khi đó, chất xơ sẽ cải thiện hệ thống tiêu hóa, giúp người bệnh ăn uống dễ dàng hơn, từ đó giúp cơ thể có đủ năng lượng để chống lại bệnh tật.

Các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ là:

  • Bông cải xanh
  • Khoai lang
  • Quả táo
  • Quả bơ
  • Dâu tằm

Những thực phẩm có tính kháng khuẩn

nhiễm trùng máu nên ăn gì 01

Ngoài thuốc kháng sinh, thực phẩm cũng đóng góp vai trò không nhỏ trong việc ngăn ngừa và tiêu diệt các vi sinh vật gây hại cho người bệnh. Những thực phẩm này bao gồm:

Tỏi: Ăn vài tép tỏi mỗi ngày sẽ giúp chống lại tất cả các loại vi khuẩn, virus và nhiễm trùng một cách hiệu quả. Các nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, tỏi giúp hỗ trợ cho người bị bệnh AIDS, tiểu đường và huyết áp cao.

Hành tây: Hành tây không chỉ hỗ trợ trong việc ngăn nhiễm trùng mà còn giúp giảm sưng và viêm trong cơ thể.

Quế: giúp hạ đường huyết cho người bị bệnh tiểu đường, đồng thời chứa các đặc tính kháng khuẩn giúp điều trị nhiễm trùng do nấm gây ra.

Su hào: chứa nhiều hợp chất chống viêm giúp ngăn ngừa cũng như ức chế những vi khuẩn và virus có hại, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, cho cơ thể khỏe mạnh.

Người bị nhiễm trùng máu không nên ăn gì?

Ăn đồ sống

không ăn đồ sống

Những thực phẩm tái, sống hoặc chưa chế biến kỹ tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Không chỉ có vi khuẩn, nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm khác cũng lợi dụng việc này mà xâm nhập vào cơ thể như sán lá gan, sán dải heo, giun xoắn…

Rượu, bia

Thống kê cho thấy từ năm 2010 đến nay, Việt Nam luôn nằm trong top các nước có tỷ lệ tiêu thụ rượu bia cao nhất thế giới.

Rượu và bia gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch, gan, dạ dày và phổi (những nơi bệnh nhiễm trùng dễ phát triển thành nhiễm trùng máu). Chúng cũng làm giảm khả năng tấn công vi khuẩn và phòng ngừa bệnh tật của hệ miễn dịch.

Thức uống có gas

Các loại đồ uống này có chứa nhiều chất hóa học không tốt cho sức khỏe, làm cho tình trạng nhiễm trùng ngày càng nặng hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tag: gà nguyên hội hạch điểm icd 10 mã kế hoạch chăm sóc khái niệm lây lập lactate tiếng anh sốt xuất não mổ thai xét nghiệm phác nữ pdf chi phí sofa slideshare chuẩn thang chẩn đoán td vacxin vịt wiki xác y nghĩa 2018 2016 2012 sepsis 3 dõi bài giảng biểu cận lâm sàng em bacsinoitru benhhoc nhật hà trú lợn nhi da slide đa tụ tán a bảng ban cấy 2017 dương dieutri vn e ngoại khoa hướng benh hoc luận án mấy lần mức độ procalcitonin tiên rút gian vàng 103 whitmore canh tài đánh giá 2019 lâu sepsis-3 crp english

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com