Một Số Điều Cần Biết Về Hóa Chất Vô Cơ

Hóa chất vô cơ là gì ?

Hợp chất vô cơ là những hợp chất hóa học không có mặt nguyên tử cacbon, ngoại trừ khí CO, khí CO2, acid H2CO3 và các muối cacbonat, hidrocacbonat. Chúng thường được xem là kết quả của sự tổng hợp từ các quá trình địa chất, trong khi hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các quá trình sinh học. Các nhà hóa học hữu cơ truyền thống thường xem bất kỳ phân tử nào có chứa cacbon là một hợp chất hữu cơ, và như vậy, hóa học vô cơ được mặc định là nghiên cứu về các phân tử không có cacbon

Cách nhận biết các chất hóa vô cơ

a) Nhận biết chất rắn:

– Nếu đề yêu cầu nhận biết các chất ở thể rắn, hãy thử nhận biết theo thứ tự:

+ Bước 1: Thử tính tan trong nước.

+ Bước 2: Thử bằng dung dịch axit (HCl, H2SO4, HNO3…).

+ Bước 3: Thử bằng dung dịch kiềm.

– Có thể thêm lửa hoặc nhiệt độ, nếu cần.

b) Nhận biết dung dịch.

– Nếu phải nhận biết các dung dịch mà trong đó có axit hoặc bazơ và muối thì nên dùng quì tím (hoặc dung dịch phenolphtalein) để nhận biết axit hoặc bazơ trước rồi mới nhận biết đến muối sau.

– Nếu phải nhận biết các muối tan, thường nên nhận biết anion (gốc axit) trước, nếu không được mới nhận biết cation (kim loại hoặc amoni) sau.

c) Nhận biết chất khí.

– Khi nhận biết một chất khí bất kì, ta dẫn khí đó lội qua dung dịch, hoặc sục khí đó vào dung dịch, hoặc dẫn khí đó qua chất rắn rồi nung…Không làm ngược lại.

Tính chất hóa học của hợp chất vô cơ

TỔNG HỢP TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ ( Công thức hóa học của hợp chất vô cơ )

1. OXIT

a. Oxit axit

Tác dụng với nước:

NO2 + H2O + O2→ HNO3

N2O5 + H2O→ HNO3

P2O5 + H2O→ H3PO4

CO2 + H2O → H2CO3

SO2 + H2O → H2SO3

SO3 + H2O→ H2SO4

NO2 + H2O →HNO3 + NO

Tác dụng với dung dịch bazơ (kiềm):

Tác dụng với oxit bazơ: Oxit bazơ phải tương ứng với bazơ tan:

CO2 + CaO →CaCO3

CO2 + Na2O →Na2CO3

SO3 + K2O →K2SO4

SO2 + BaO →BaSO3

b. Oxit bazơ

Tác dụng với nước: Oxit nào mà hidroxit tương ứng tan trong nước thì phản ứng với nước.

Na2O + H2O →2NaOH

CaO + H2O →Ca(OH)2

Tác dụng với axit:

Na2O + HCl →NaCl + H2O

CuO + HCl →CuCl2 + H2O

Fe2O3 + H2SO4 →Fe2(SO4)3 + H2O

Fe3O4 + HCl→ FeCl2 + FeCl3 + H2O

Chú ý: Những oxit của kim loại có nhiềuhoá trị khi phản ứng với axit mạnh sẽ được đưa tới kim loại có hoá trị cao nhất.

FeO + H2SO4 (đặc) →Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Cu2O + HNO3 →Cu(NO3)2 + NO2 + H2O

Tác dụng với oxit axit: Xem phần oxit axit

Bị khử bởi các chất khử mạnh: Trừ oxit của kim loại mạnh (từ K Al).

Fe2O3 + CO →Fe3O4 + CO2

Fe3O4 + CO →FeO + CO2

FeO + CO →Fe + CO2

Chú ý: Khi Fe2O3 đang bị khử mà CO bị thiếu thì chất rắn tạo thành có 4 chất sau: Fe2O3, Fe3O4, FeO. Fe (Vì các phản ứng xảy ra đồng thời).

c.Oxit lưỡng tính (Al2O3, ZnO)

Tác dụng với axit:

Al2O3 + HCl →AlCl3 + H2O

ZnO + H2SO4 →ZnSO4 + H2O

Tác dụng với kiềm:

Al2O3 + NaOH →NaAlO2 + H2O

ZnO + NaOH →Na2ZnO2 + H2O

d. Oxit không tạo muối (CO, N2O NO…)

– N2O không tham gia phản ứng.

– CO tham gia:

+ Phản ứng cháy trong oxi

+ Khử oxit kim loại

+ Tác dụng thuận nghịch với hemoglobin có trong máu, gây độc.

2. AXIT

a. Dung dịch axit làm đổi màu chất chỉ thị: Quì tím đỏ.

b. Tác dụng với bazơ:

HCl + Cu(OH)2 →CuCl2 + H2O

H2SO4 + NaOH →Na2SO4 + H2O

H2SO4 + NaOH →NaHSO4 + H2O

c. Tác dụng với oxit bazơ, oxit lưỡng tính:

HCl + CaO →CaCl2 + H2O

HCl + CuO →CuCl2 + H2O

HNO3 + MgO →Mg(NO3)2 + H2O

HCl + Al2O3 →AlCl3 + H2O

d. Tác dụng với muối:

HCl + AgNO3→ AgCl + HNO3

H2SO4 + BaCl2 →BaSO4 + HCl

HCl + Na2CO3 →NaCl + H2O + CO2

HCl + CH3COONa →CH3COOH + NaCl

(axit yếu)

H2SO4(đậm đặc) + NaCl(rắn) NaHSO4 + HCl(khí)

Chú ý: Sản phẩm phải tạo ra chất kết tủa (chất khó tan), hoặc chất bay hơi hay tạo ra axit yếu.

e. Tác dụng với phi kim: Xem phần phi kim.

f. Tác dụng với kim loại: (kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hoá học).

HCl + Fe→ FeCl2 + H2

H2SO4(loãng) + Zn →ZnSO4 + H2

Chú ý:

– H2SO4 đặc và HNO3 đặc ở nhiệt độ thường không phản ứng với Al và Fe (tính chất thụ động hoá).

– Axit HNO3 phản ứng với hầu hết kim loại (trừ Au, Pt), không giải phóng hidro.

– Axit H2SO4 đặc, nóng có khả năng phản ứng với nhiều kim loại, không giải phóng hidro.

Cu + 2H2SO4 (đặc,nóng) →CuSO4 + SO2 + H2O

Fe + 4HNO3 →Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

3. BAZƠ (HIDROXIT)

a.Bazơ tan (kiềm)

Dung dịch kiềm làm thay đổi màu một số chất chỉ thị:

– Quỳ tím xanh.

– Dung dịch phenolphtalein không màu hồng.

Tác dụng với axit:

2KOH + H2SO4 →K2SO4 + 2H2O (1)

KOH + H2SO4 →KHSO4 + H2O (2)

Chú ý: tuỳ tỉ lệ số mol axit và số mol bazơ sẽ xảy ra phản ứng (1) hoặc (2) hay xảy ra cả phản ứng.

Tác dụng với kim loại: Xem phần kim loại.

Tác dụng với phi kim: Xem phần phi kim.

Tác dụng với oxit axit, oxit lưỡng tính: Xem phần oxit axit, oxit lưỡng tính.

Tác dụng với hidroxit lưỡng tính (Al(OH)3, Zn(OH)2)

NaOH + Al(OH)3 →NaAlO2 + H2O

NaOH + Zn(OH)2 →Na2ZnO2 + H2O

Tác dụng với dung dịch muối

KOH + MgSO4 →Mg(OH)2 + K2SO4

Ba(OH)2 + Na2CO3 →BaCO3 + 2NaOH

Chú ý: Sản phẩm phản ứng ít nhất phải có một chất không tan (kết tủa).

b. Bazơ không tan

Tác dụng với axit:

Mg(OH)2 + HCl →MgCl2 + H2O

Al(OH)3 + HCl →AlCl3 + H2O

Cu(OH)2 + H2SO4 →CuSO4 + H2O

Bị nhiệt phân tich:

Fe(OH)2 →FeO + H2O (không có oxi)

Fe(OH)2 + O2 + H2O →Fe(OH)3

Fe(OH)3 →Fe2O3 + H2O

Al(OH)3→Al2O3 + H2O

Zn(OH)2 →ZnO + H2O

Cu(OH)2 →CuO + H2O

c.Hidroxit lưỡng tính

Tác dụng với axit: Xem phần axit.

Tác dụng với kiềm: Xem phần kiềm.

Bị nhiệt phân tích: Xem phần bazơ không tan.

4. MUỐI

a. Tác dụng với dung dịch axit:

AgNO3 + HCl→ AgCl + HNO3

Na2S + HCl →NaCl + H2S

NaHSO3 + HCl →NaCl + SO2 + H2O

Ba(HCO3)2 + HNO3 →Ba(NO3)2 + CO2 + H2O

Na2HPO4 + HCl →NaCl + H3PO4

b. Dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ:

Na2CO3 + Ca(OH)2 →CaCO3 + NaOH

FeCl3 + KOH →KCl + Fe(OH)3

Chú ý: Muối axit tác dụng với kiềm tạo thành muối trung hoà và nước.

NaHCO3 + NaOH →Na2CO3 + H2O

NaHCO3 + KOH →Na2CO3 + K2CO3 + H2O

KHCO3 + Ca(OH)2 →CaCO3 + KOH + H2O

NaHSO4 + Ba(OH)2 →BaSO4 + Na2SO4 + H2O

c. Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối:

Na2CO3 + CaCl2 →CaCO3 + NaCl

BaCl2 + Na2SO4 →BaSO4 + NaCl

Ba(HCO3)2 + Na2SO4 →BaSO4 + NaHCO3

Ba(HCO3)2 + ZnCl2 →BaCl2 + Zn(OH)2 + CO2

Ba(HCO3)2 + NaHSO4 →BaSO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O

d. Dung dịch muối tác dụng với kim loại:

Ví dụ: AgNO3 + Cu →Cu(NO3)2 + Ag

CuSO4 + Zn →ZnSO4 + Cu

Chú ý: không lựa chọn kim loại có khả năng phản ứng với nước ở điều kiện thường như K, Na, Ca, Ba…

e.Tác dụng với phi kim: Xem phần phi kim.

f. Một số muối bị nhiệt phân:

Nhiệt phân tích các muối CO3, SO3:

2M(HCO3)n →M2(CO3)n + nCO2 + nH2O

M2(CO3)n →M2On + nCO2

Chú ý: Trừ muối của kim loại kiềm.

Nhiệt phân muối nitrat:

K Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au

M(NO3)n

M(NO2)n + O2 →M(NO3)n

M2On + 2nNO2 + O2 →M(NO3)n M + nNO2 + O2

KNO3→ KNO2 + O2

Fe(NO3)2 →Fe + NO2 + O2

AgNO3 →Ag + NO2 + O2

Một số tính chất riêng:

2FeCl3 + Fe →3FeCl2

2FeCl2 + Cl2 →2FeCl3

Cu + Fe2(SO4)3 →CuSO4 + 2FeSO4

Bảng hệ thống hóa các loại hợp chất vô cơ

Tag: phổ thông 8 9 chuyển giữa thế sơ đồ nêu lý lớp 11 lẫn nhau mối minh họa luyện tập chương

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com