Gạo Ngâm Tẩm Hóa Chất Và Cách Nhận Biết
Với mục đích gia tăng lợi nhuận mà nhiều thương nhân, người buôn bán gạo đã sử dụng một số loại hóa chất không được cho phép để ngâm tẩm vào gạo nhằm đánh lừa người tiêu dùng . Qua đó reo rắc nhưng hậu quả nặng nề nếu người tiêu dùng sử dụng thường xuyên loại gạo này . Hôm nay hóa chất Hanimex sẽ cùng quý vị tìm hiểu chi tiết về gạo ngâm tẩm hóa chất và một vài mẹo nhỏ giúp các bà mẹ nội trợ kiểm tra nhận biết nhanh được gạo có hóa chất , gạo kém chất lượng
Gạo ngâm tẩm hóa chất giúp khi nấu cơm nở gấp nhiều lần
Từ lâu chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP.HCM) được biết đến là khu chợ lâu đời, buôn bán nhiều loại gia vị nổi tiếng và tiểu thương nào cũng có sẵn mấy chục lượt khách quen đến mua hàng ngày. Chợ bán nhiều loại gia vị từ quế, hồi, đến các loại bột làm bánh, bột nổi… và mỗi hàng lại có những loại tạp phẩm không giống ai để cạnh tranh lợi nhuận.
Theo tiết lộ của một phục vụ quán cơm trên đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức, TP.HCM) thì chỉ cần 1 muỗng canh loại bột màu trắng này có thể “hóa phép” cho 10 kg gạo thành cơm nở bung trắng đều, hạt to mẩy đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường mà không mất nhiều công. Loại bột này được chủ quán cơm cho biết mua tại chợ Bà Chiểu.
húng tôi đánh bạo hỏi thêm vài điều về gói bột thần thánh này, chị P. lừng khừng mãi mới tiết lộ: “Một đĩa cơm giá 12.000 – 15.000 đồng, tính chi phí thức ăn, cơm, rau, canh, giấy lau, tăm xỉa răng… đều bộn tiền. Thế nên chủ quáncơmđến đây hỏi mua gói bột này rất nhiều, vì họ làm như vậy mới có lãi”.
Sau khi mua 2 bịch bột trắng, chúng tôi tiếp tục theo chân 1 chị bán hàng cơm vỉa hè ở Bình Thạnh hỏi về công dụng loại bột xem có đúng không để “bọn em còn mở quán cơm bình dân”. Chị T., 35 tuổi, thâm niên bán cơm vỉa hè 5 năm cho biết, dân trong nghề gọi bột này là bột nở có tác dụng làm thịt nhỏ to ra gấp 2, hạt gạo ngâm đem hấp lên to ra gấp 2,3 lần mà chẳng cần công sức gì cả.
Vì vậy “một ngày ước tính bán 40kg gạo, nhưng kỳ thực chúng tôi chỉ bỏ tiền mua 15-20kg gạo thôi bởi cho bột vào ngâm gạo rồi hấp lên racơmnở, xốp và chín nhanh mà nhiều lắm. Nhưng cơm vì thế ăn không dẻo, sống sượng”. Vừa nói chị T vừa đẩy mấy thau gạo ngâm từ sáng, quấy thêm ít bột và chuẩn bị đưa vào nồi hấp cho cơm nở nhanh thần kỳ để chuẩn bị bán buổi tối.
Mẹo nhỏ phân biệt nhận biết gạo chứa hóa chất
Trao đổi về vấn đề này, TS Trịnh Tất Cường, cho biết để nhận biết gạo có chứa hoá chất bảo quản, có mùi thơm thực sự là rất khó cho người tiêu dùng. Bởi lẽ, các hóa chất và hương liệu này hầu hết không thể phân biệt hoặc không thể nhận ra bằng con đường thông thường như nhìn, ngửi, ăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia người tiêu dùng có thể nhận biết được gạo giả. Những loại gạo giả, khi nấu lên ăn sẽ thấy hạt cơm bở, không dẻo, không có hương vị của cơm thông thường.
Ngoài ra, nếu là gạo thông thường mới xay sát sẽ có mùi thơm tự nhiên của cám. Những loại gạo có ướp hương tạo mùi thì gạo thường có độ bóng hơn bình thường. Nếu nhai thử, gạo ngon sẽ ngọt nhẹ, không có mùi vị lạ. Những loại gạo bị ướp hương tạo mùi khi mua về sẽ mất dần mùi thơm do hóa chất bị bay hơi. Bên cạnh đó, khi ăn cơm sẽ không còn mùi thơm ban đầu do các hóa chất bị phân hủy và bay hơi khi gặp nhiệt độ cao.
Để có gạo an toàn không có hóa chất bảo quản, người tiêu dùng nên mua ở các đại lý có uy tín nhằm tránh tác hại sức khỏe sau này. Cách lựa chọn khi mua gạo cần quan sát kỹ thấy hạt gạo phải đều, căng, ít hạt gạo bị vỡ, không có nhiều hạt màu vàng và khi chạm vào gạo sẽ cám thấy có một chút bột cám dính lên tay. Trước khi nấu nên vo gạo kỹ để tẩy làm giảm bớt hóa chất nếu có trong bảo quản.
Nguồn : Hanimex tổng hợp