Đôi Dòng Về Hóa Học Hợp Chất Thiên Nhiên Hưu Cơ
Hợp chất thiên nhiên (hay hợp chất tự nhiên, natural product) là các chất hóa học có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc được con người tách ra từ các loại động vật, thực vật trong tự nhiên có thể có hoạt tính sinh học hoặc có tác dụng dược học dùng để làm thuốc. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu để chiết tách và chuyển hóa các hợp chất tự nhiên gọi là ngành hóa học các hợp chất thiên nhiên (hay hóa học các hợp chất tự nhiên).
Hợp chất tự nhiên theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các sản phẩm của cuộc sống, gồm vật liệu sinh học (ví dụ như gỗ, lụa, nhựa sinh học, bột bắp), chất dịch cơ thể (ví dụ như sữa, dịch tiết từ thực vật), và các vật liệu tự nhiên khác (ví dụ như đất, than đá). Theo nghĩa hẹp, hợp chất tự nhiên là một hợp chất hữu cơ được tổng hợp bởi một sinh vật sống.
Nghiên cứu cơ bản trong hóa học
Trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, hóa học có một đặc trưng khác với các lĩnh vực khác (toán học, vật lý, sinh học), đó là hóa học và công nghiệp hóa chất (kể cả luyện kim, lọc – hóa dầu, công nghiệp dược…) gần như là đã song song tồn tại hàng trăm năm, trong khi tuổi của các ngành công nghiệp liên quan đến vật lý và sinh học (công nghiệp điện tử, côngÂÂÂ nghiệp sinh học…) chỉ mới đến con số hàng chục. Vì vậy, có thể nói, hóa học gắn bó với công nghiệp hóa chất hết sức chặt chẽ. Phần lớn nghiên cứu cơ bản hóa học đều có khả năng tiến tới triển khai trong công nghiệp, chỉ khác nhau ở quy mô mà thôi. Ví dụ, nghiên cứu chuyển hóa khí SO2 thành acid sulfuric dẫn đến ngành sản xuất công nghiệp quy mô đồ sộ sản xuất acid này, còn nghiên cứu chuyển hóa acid salisylic thành aspirin thì chỉ dẫn đến quy trình sản xuất thuốc ở quy mô khá nhỏ. Với đặc thù đó, yêu cầu “định hướng” (đến ứng dụng) trong nghiên cứu cơ bản của hóa học ít khắt khe hơn trong các lĩnh vực khoa học khác, cho dù Nhà nước muốn ưu tiên những nghiên cứu cơ bản định hướng.
Mặc dầu vậy, chức năng của nghiên cứu cơ bản là khám phá những điều chưa biết, có khi còn mông lung, chỉ xuất phát từ một ý tưởng có thể được gọi là hoang đường. Những ý tưởng như vậy trong hóa học có lẽ ít hơn trong vật lý, nhưng không phải không có. Cách đây vài chục năm có ai tin rằng, rồi sẽ có những vật liệu rắn có bề mặt riêng đến cả chục ngàn mét vuông (m2/g), thế mà các vật liệu như vậy đã xuất hiện và đang thu hút hàng trăm phòng thí nghiệm trên thế giới lao vào khảo cứu và chế tạo.
Chưa có gì chắc chắn về tương lai huy hoàng (được kỳ vọng) của loại vật liệu này, nhưng đã có nhiều người cho rằng những vật liệu này (MOFs và ZIFs) đã mở ra một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực hấp phụ và xúc tác – là lĩnh vực có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với nền công nghiệp hóa chất thế giới. Cũng có những hướng nghiên cứu một thời được giới hóa học cả thế giới quan tâm và lao vào nghiên cứu, sau đó gần như bị lãng quên. Rồi đột nhiên, vài chục năm sau nữa, lại trở nên hấp dẫn các nhà khoa học.
Ví dụ, lĩnh vực hóa học C1 (C1-chemistry) – chuyển hóa khí methan thành hydrocarbon để thay thế nguồn hydrocarbon từ dầu mỏ, một thời rất được quan tâm, sau đó có lẽ do dầu mỏ chưa cạn kiệt nhanh như dự báo, các phòng thí nghiệm không còn quan tâm mấy đến hướng nghiên cứu này nữa. Gần đây, do hiệu ứng nhà kính phát triển quá nhanh, vai trò của hóa học C1lại được coi trọng, nhưng với kỳ vọng lớn hơn là vừa để giải quyết vấn đề giảm thiểu phát thải CO2, vừa chuyển hóa CO2 thành nhiên liệu và hóa phẩm.
VIỆN HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN
1. Tên đơn vị: Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên – Institute of Natural Products Chemistry (INPC).
2. Địa chỉ liên hệ:
Địa chỉ: Nhà 1H, Số 18 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội
Điện thoại: 04.37566740, 04.37566023
Fax: 04.37564390
3. Lãnh đạo:
Viện Trưởng: GS.TS Phạm Quốc Long
2 Phó Viện trưởng: PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường
TS Lê Tất Thành
4. Hội đồng khoa học: có 11 người
Chủ tịch HĐKH: PGS.TS Lê Mai Hương; 02 Phó Chủ tịch HĐKH: GS.TS Phạm Quốc Long; PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường; Thư ký: TS Lê Minh Hà
Chức năng nhiệm vụ của đơn vị:
Chức năng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai về các lĩnh vực Hoá học các hợp chất thiên nhiên, hoá dược và vật liệu mới.
Nhiệm vụ:
– Nghiên cứu khai thác hợp lý các hợp chất thiên nhiên từ tài nguyên sinh vật ở đất liền, dưới biển và vi sinh vật gồm có:
– Phát hiện, nghiên cứu khai thác các chất có hoạt tính sinh học trong các tài nguyên sinh vật ở đất liền, dưới biển và vi sinh vật, chuyển hoá và tổng hợp chúng thành những chất có giá trị cao phục vụ cho công nghiệp dược, nông nghiệp và xuất khẩu.
– Nghiên cứu các nguồn tinh dầu, hương liệu, từ đó tinh chế những đơn chất quí phục vụ cho các ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và xuất khẩu.
– Nghiên cứu tổng hợp toàn phần và bán tổng hợp chất chất hữu cơ, đặc biệt là các chất có hoạt tính sinh học, các loại hương liệu nhân tạo quý có giá trị sử dụng cao trong các ngành công nghiệp và xuất khẩu.
– Nghiên cứu công nghệ phục vụ cho các ngành công nghiệp về các lĩnh vực hoá học các hợp chất thiên nhiên, công nghiệp dược, thực phẩm.
– Xây dựng và triển khai các phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học, các phương pháp phân tích thành phần dược liệu thiên nhiên và tổng hợp, phân tích cấu trúc các hợp chất thiên nhiên.
– Nghiên cứu và triển khai sản xuất, kinh doanh các hoá chất phục vụ công nghiệp dược, công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm, công nghiệp điện tử, nhiên liệu sinh học, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, thăm dò và khai thác dầu khí.
– Đào tạo cán bộ sau đại học thuộc lĩnh vực Hoá học các hợp chất thiên nhiên.
Từ năm 1991, Viện được giao là cơ quan đại diện quốc gia Việt Nam của mạng lưới Hóa hợp chất thiên nhiên thuộc UNESCO khu vực ROSTSEA.
Cơ cấu tổ chức Viện bao gồm:
– 01 phòng Quản lý tổng hợp
– 12 phòng, trung tâm nghiên cứu chuyên môn
- Phòng Hoá sinh hữu cơ
- Phòng Sinh học Thực nghiệm
- Phòng Hoạt chất sinh học
- Phòng Công nghệ Hoá học
- Phòng Phân tích hóa học
- Phòng Hoá dược
- Phòng Hoá Sinh nông nghiệp và Tinh dầu
- Phòng Công nghệ khai thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên
- Trung tâm hóa môi trường – CTC
- Trung tâm Hóa thực vật và Sinh học nano ứng dụng
- Trung tâm Công nghệ hóa học các sản phẩm hóa chất công suất nhỏ Việt Nam – Belarus
- 01 nhóm Tổng hợp hữu cơ
TAGs : axit ancol quang bảng đọc pdf dấu chuẩn nào dị vòng sunfua fe3c ký độc hại hình phosphate photphat sắt vô thú vị kết tuyển bài tập giảng kí thức tiểu luận sách thảo sao 8 hành nhôm 32 lớp bước lập hai tố giáo kiểm lượng
Nguồn : internet