CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN – 20 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN – 20 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

(Trích bài phát biểu của Cục trưởng Nguyễn Như Tiệp tại Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục)

Trước yêu cầu khách quan về chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước về chất lượng, đảm bảo ATTP; góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và hội nhập kinh tế,ngày 26/8/1994 Trung tâm Kiểm tra Chất lượng và Vệ sinh thủy sản (tiền thân của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản hiện nay) được thành lập.

Từ những ngày đầu thành lập, Trung tâm KTCL&VSTS (tên giao dịch quốc tế là National Fisheries Inspection and Quality Assurance Center- NAFIQACEN) đã sớm tiếp cận và quyết tâm thực hiện các hướng dẫn, chuẩn mực quốc tế về đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản theo phương thức quản lý trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản dựa trên các nguyên tắc của HACCP.

Qua 20 năm xây dựng và phát triển với 03 lần điều chỉnh, bổ sung chứcnăng nhiệm vụ, từ Trung tâm Kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản đã phát triển thành Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản với hệ thống gồm 9 đơnvị trực thuộc ở trung ương và các Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản là cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản.

Trong suốt 20 năm qua, tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn hệ thống đã luôn triển khai song song công tác hoàn thiện tổ chức cán bộ, tăng cường năng lực, đồng thời với tham mưu xây dựng cơ chế,chính sách đổi mới phương thức quản lý, kiểm soát; chuyển đổi nhận thức và phương thức đảm bảo chất lượng, ATTP trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo nguồn thực phẩm phong phú, chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng trong nước và  tiếp cận, xâm nhập vào các thị trường quốc tế kể cả các thị trường khó tính như EU, Hoa kỳ, Nhật bản….

Chặng đường 20 năm chưa phải là dài trong quá trình phát triển của 01 tổ chức nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ qua các thời kỳ; sự ủng hộ của các đối tác hữu quan trong và ngoài nước; đặc biệt là sự nỗ lực không ngừng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn hệ thống, đến hôm nay, chúng ta đã có thể tự hào về một tên gọi “NAFI”, tự hào về một đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản với cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị làm việc,kiểm tra, kiểm nghiệm hiện đại. Uy tín của NAFI ngày càng được nâng cao không chỉ trong nước mà còn tại các nước đối tác thương mại, các tổ chức quốc tế…

Tại buổi gặp mặt này, chúng tôi muốn cùng quí vị điểm lại một số thời điểm  quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của Hệ thống:

1. Ngày 26/8/1994, Bộ Thủy sản ban hành Quyết định số 648 TS/QĐ ngày26/8/1994 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm tra Chất lượng và Vệ sinh Thủy sản (NAFIQACEN) – Dấu mốc khởi đầu cho“NAFI” trở thành một tên gọi chung cho cả hệ thống đến nay.

2. Tháng 11/1995, Bộ Thủy sản đã ban hành Quyết định thành lập 5 Chi nhánh KTCL&VSTS tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Tp. Hồ Chí Minh và Cà Mau. Tháng 12/1998 thành lập Chi nhánh KTCL&VSTS 6 tại Cần Thơ.

3. Được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Thủy sản, bằng nỗ lực của NAFIQACEN và các cơ quan nhà nước, sự hỗ trợ của các dự án quốc tế(FAO, UNIDO, DANIDA (Chương trình FSPS 1&2), ASEAN, CANADA…), sự đầu tư, nâng cấp điều kiện sản xuất và phương thức đảm bảo ATTP của các doanh nghiệp, đến ngày2/7/1997 Việt Nam là một trong 26 nước được Ủy ban Châu Âu (EC) công nhận vào danh sách nhóm 2 (các nước cơ bản đáp ứng các qui định của Liên minh Châu Âu (EU)  về ATTP) kèm theo danh sách 65 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào Châu Âu.

4. Ngày 18/12/1997, 53 doanh nghiệp thủy sản áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP theo hướng dẫn của NAFIQACEN đã được Hoa Kỳ chấp thuận cho phép xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ. Đến nay đã có 611 doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP, đáp ứng yêu cầu của các thị trường lớn trên thế giới.

5. Ngày 16/11/1999, Ủy ban Châu Âu đã có Quyết định số1999/813/EC,  1999/814/EC công nhận NAFIQACEN là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong việc kiểm soát an toàn vệ sinh trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam; công nhận Việt Nam vào danh sách nhóm 1 các nước đáp ứng đầy đủ các qui định của Liên minh Châu Âu (EU)  về ATTP được phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU với 18 doanh nghiệp; đến nay đã có tổng cộng 448 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản vào EU.

6. Ngày 25/4/2000, Ủy ban Châu Âu đã ban hành Quyết định số 2000/331/EC, 2000/332/EC, 2000/333/EC công nhận Việt Nam thuộc danh sách nhóm 1 các nước đáp ứng đầy đủ các qui định của Liên minh Châu Âu (EU) về ATTP trong sản xuất và tiêu thụ nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, loài da gai, loài có vỏ và chân bụng biển; NAFIQACEN là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện kiểm soát vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ ở Việt Nam.

7. Tháng 6/2000, Ủy ban Châu Âu đã ban hành Quyết định số 159/2000/EC công nhận chương trình kiểm soát dư lượng của Việt Nam tương đương với qui định của EU.

8. Năm 2002, NAFIQAVED đã ký thỏa thuận hợp tác với cơ quan thẩm quyền Hàn Quốc về kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản. Năm 2004, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc đã công nhận năng lực 6 phòng kiểm nghiệm của NAFIQAVED. Năm2013, hai bên ký kết thêm thỏa thuận về kiểm soát thủy sản sống. Đến nay đã có 596 doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký và được công nhận xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc.

9. Ngày 05/8/2003, Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành Quyết định số07/2003/QĐ-BTS qui định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản, đưa toàn bộ các nhiệm vụ giải quyết các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh thủy sản về một đầu mối.

10. Năm 2008, Cục Quản lý CLNLTS đã tham mưu và trình Bộ trưởng BộNN&PTNT ký Thỏa thuận hợp tác về an toàn thực phẩm với Tổng cục giám sát chất lương, kiểm nghiệm và kiểm dịch quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Năm 2014, hai bên ký kết Thỏa thuận hợp tác về kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản và sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước.

11. Tháng 10/2007, Cục đã ký kết biên bản hội đàm với Cục Kiểm dịch Động vật và Thực vật Liên bang Nga (VPSS) về CL, VSATTP thủy sản và danh sách doanh nghiệp chế biến thủy sản được phép xuất khẩu vào Liên bang Nga. Hàng năm, Nhóm công tác NAFIQAD Việt Nam – VPSS Liên bang Nga về kiểm soát chất lượng và ATTP thủy sản xuất khẩu vào Liên bang Nga họp, đàm phán, ký kết biên bản hội đàm để tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu thủy sản,gạo, thịt vào Liên bang Nga.

12. Ngày 28/01/2008, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 29/2008/QĐ-BNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản. Một lần nữa, Cục tiếp tục lớn mạnh với chức năng đầu mối quản lý chuyên ngành chất lượng, an toàn thực phẩm toàn bộ lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông sản, lâm sản, thủy sản của Ngành Nông nghiệp và PTNT.

13. Ngày 05/6/2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ về hệ thống, hình thành cơ bản mạng lưới quản lý từ trung ương đến địa phương. Đến nay đã có 61/63 tỉnh thành phố thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.

14. Năm2010 – 2011 là năm đánh dấu sự chuyển biến cơ bản về công tác quản lý chất lượng nông lâm sản, đặc biệt trong kiểm soát ATTP hàng hóa nguồn gốc động vật, thực vật nhập khẩu. Việc xây dựng trình Bộ ban hành và tổ chức triển khai Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT, Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT không những chuyển hướng kiểm soát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản nhập khẩu từ gốc (kiểm tra, công nhận quốc gia, doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu vào Việt Nam) mà còn sử dụng các quy định nêu trên như là một nhân tố trong đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam.

15. Năm 2011 Cục đã xây dựng và trình Bộ ban hành Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản theo hướng thống kê, đánh giá phân loại cơ sở SXKD, xác định và tập trung nguồn lực kiểm tra, thanh tra xử lý khâu xung yếu (cơ sở loại C, sản phẩm vi phạm). Đến nay 63/63 tỉnh/thành phố đã tích cực triển khai thực hiện Thông tư“14”, góp phần từng bước cải thiện chất lượng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản đến tay người dân.

16. Năm 2012 – 2013 Cục tập trung xây dựng trình Bộ ban hành và triển khai Đề án xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn. Kết quả triển khai đã tạo dựng thành công 16 mô hình điểm chuỗi liên kết sản xuất kinh doanh sản phẩm an toàn. Kết quả triển khai giúp cho người dân, doanh nghiệp thay đổi cách nghĩ, cách làm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn, đem lại lợi ích lớn hơn cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.

17. Ngày 04/4/2014, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 670/QĐ-BNN-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản (thay thế Quyết định  29/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008). Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản được Bộ giao thêm các nhiệm vụ đầu mối về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Với những thành tích đã đạt được trong 20 năm xây dựng và phát triển, Cục đã được Nhà nước, Chính phủ, Bộ ghi nhận bằng những phần thưởng cao quí sau:

1. Bằng khen Bộ trưởng và danh hiệu tập thể lao động xuất sắc liên tục 20 năm.

2. Cờ đơn vị thi đua xuất sắc của ngành 08 năm (1999, 2004, 2006, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013).

3. Cờ thi đua của Chính phủ năm 2000,2001, 2002, 2003, 2005, 2006, 2007.

4. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 1999, 2006, 2008, 2012.

5. Huân chương lao động hạng 3 năm 2001, Huân chương Lao động hạng 2 năm 2004, Huân chương lao động hạng nhất năm 2009

Theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cần bám sát theo các định hướng sau đây:

– Gắn kết công tác quản lý chất lượng, ATTP với triển khai đề án tái cơ cấu ngành NN&PTNT và xây dựng nông thôn mới;

– Thực thi công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản  theo Chiến lược quốc gia đảm bảo ATTP đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,  Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật ATTP, các luật khác cũng như các văn bản dưới luật có liên quan;

– Tiếp tục đổi mới quản lý chất lượng, ATTP phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế và thực tế sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản tại Việt Nam đồng thời với xây dựng và hướng dẫn, hỗ trợ triển khai cơ chế chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp tích cực tham gia đảm bảo chất lượng, ATTP

Theo định hướng trên các nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong giai đoạn tới là:

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật tạo động lực cho liên kết chuỗi và áp dụng VietGAP, GMP, HACCP trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn.

2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tập trung lồng ghép các nguồn lực tuyên truyền, phổ biến qui định về ATTP kết hợp quảng bá, hướng dẫn người dân lựa chọn sản phẩm an toàn, làm động lực cho sản xuất, chế biến sản phẩm an toàn.

3. Tổ chức triển khai đầy đủ các quy định tại các Thông tư 14, 13, 25; tăng tính hiệu lực, hiệu quả thực thi các Thông tư nêu trên (tập trung xử lý dứt điểm doanh nghiệp loại C, truy xuất xử lý tận gốc, triệt để sản phẩm sản xuất trong nước, hoặc nhập khẩu vi phạm ATTP).

4. Tổ chức xây dựng, triển khai các chương trình giám sát, đánh giá, cảnh báo nguy cơ theo thông lệ quốc tế; kiểm tra, thanh tra diện rộng hoặc đột xuất đối với các cơ sở, sản phẩm có kết quả giám sát với tỷ lệ vi phạm cao, thị trường cảnh báo nhiều.

5. Chủ động xử lý sự cố ATTP, nhanh chóng xác minh, cung cấp thông tin đầy đủ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Chủ động nghiên cứu , giải quyết vướng mắc kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu; kết hợp nhuần nhuyễn giữa giải quyết các rào cản kỹ thuật, tiếp cập thị trường xuất khẩu với đăng ký, kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo Thông tư 13, 25.

6. Kiện toàn tổ chức hệ thống quản lý, thanh tra chuyên ngành và nguồn lực tại trung ương; hỗ trợ kiện toàn tổ chức hệ thống quản lý, thanh tra chuyên ngành tại các địa phương theo Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch 61 theo hướng tăng cường lực lượng kiểm tra, thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện, cộng tác viên cấp xã.

7. Đào tạo và đào tạo nâng cao cho cán bộ làm việc trong toàn hệ thống về quản lý, kiểm tra, kiểm nghiệm và thanh tra chuyên ngành về chất lượng, ATTP.

Kế thừa truyền thống tốt đẹp, phát huy những thành tựu đã đạt được, tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hệ thống Cục Quản lý CL NLTS tiếp tục đoàn kết, tiếp bước các thế hệ đi trước, phấn đấu đảm nhiệm tốt hơn nữa sứ mệnh đảm bảo chất lượng, ATVS thực phẩm nông lâm thủy sản, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và góp phần vào sự phát triển bền vững của Ngành.

Nguồn: http://www.nafiqad.gov.vn/cuc-quan-ly-chat-luong-nong-lam-san-va-thuy-san-20-nam-xay-dung-va-phat-trien_t221c288n366

 

 

 

 

 

Tag: hà khánh thải môi

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com