Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì – Quá trình CNH HDH tại nước ta

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) được quan niệm là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao và tạo ra những biến đổi về chất trong toàn bộ các hoạt động của đời sống xã hội (trước hết là hoạt động sản xuất vật chất). Đó là quá trình sử dụng năng lực, kinh nghiệm, trí tuệ, bản lĩnh của con người để tạo ra và sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại kết hợp với giá trị truyền thống của dân tộc để đổi mới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm hướng tới một xã hội văn minh, hiện đại. Ngày nay, công cuộc CNH, HĐH đã trở thành tất yếu của sự phát triển, là làn sóng mạnh mẽ tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như mọi mặt của đời sống xã hội.

Ví dụ về công nghiệp hóa hiện đại hóa

Y tế:

– Sử dụng những loại thuốc tân tiến , đa năng , có thể trị được bách bệnh

– Phương pháp chữa trị hiện đại , làm cứu sống nhiều người

Giaó dục:

– Luôn chú trọng nhân tài , đào tạo họ một cách chu đáo để họ phát huy tài năng , sau này giúp ích cho đất nước

– Luôn chú trọng phương pháp giảng dạy , phải đổi mới chúng để học sinh khi học có hứng thú , niềm hăng say trong khi học\

Đời sống sinh hoạt:

– Sản xuất nhiều loại thức ăn nhanh , làm giúp tiện lợi trong quá trình ăn , uống.

– Đồ dùng được đổi mới chất liệu , sử dụng những vật liệu mới nhất để chế tạo

Nông nghiệp:

– Phương pháp trồng trọt hiệu quả , làm tăng năng suất

– Sử dụng máy móc trong nông nghiệp làm tăng năng suất

– Sử dụng nguồn nước sạch thiên nhân thuần khiết , đất trồng tươi tốt

Ưu điểm nhược điểm của công nghiệp hóa hiện đại hóa

Ta hãy cùng xét đến 1 trường hợp cụ thể đó là đồng bằng sông cửu long

Ưu điểm

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và ngành nghề nông thôn có bước phát triển tích cực; cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, áp dụng công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, thủy sản.

Một chuyển biến cũng dễ thấy là kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư phát triển khá nhanh, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đặc biệt là từ khi các tỉnh tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nhiều công trình thủy lợi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thâm canh, tăng năng suất cây trồng, hệ thống thủy lợi xã đạt 92% (trung bình cả nước đạt 73,6%(1)). Hệ thống đường giao thông, điện, viễn thông, chợ phát triển nhanh, (tính đến ngày 01-7-2011, 100% xã ở đồng bằng sông Cửu Long đã có điện(2)) tạo điều kiện để người dân nông thôn phát triển sản xuất và tổ chức đời sống theo hướng hiện đại.

Nhược điểm

Có thể thấy cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nhiều nơi chuyển dịch chậm, chăn nuôi, công nghiệp, ngành nghề dịch vụ nông thôn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế nông thôn vẫn nặng về nông nghiệp, trong nông nghiệp nặng về trồng trọt, cây lúa vẫn đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu cây trồng; tỷ trọng giá trị chăn nuôi thấp.

Một trong những vấn đề bức xúc nhất trong sản xuất nông nghiệp của vùng này là việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, nên kém hiệu quả và chưa bền vững khiến cho điệp khúc “chặt, trồng – trồng, chặt” liên tục tiếp diễn với nhiều loại cây trồng. Năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản còn thấp.

Cơ sở công nghiệp chế biến còn nhỏ bé về quy mô, lạc hậu về công nghệ, đơn điệu về sản phẩm, chủ yếu là sơ chế, giá trị gia tăng thấp và chưa gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu.

Mặc dù kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn được đầu tư, phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới thời gian qua, nhưng so với yêu cầu thực tế, hạ tầng nông thôn vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Hệ thống thủy lợi một số nơi còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất và dân sinh, nhất là trong điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn và lũ lụt gay gắt. Nhiều công trình đầu tư không đồng bộ, quản lý kém nên xuống cấp nhanh. Chất lượng đường giao thông nông thôn còn thấp. Việc giải quyết điện cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nhiều vùng còn khó khăn; giá bán điện ở nông thôn còn cao. Vấn đề cấp nước sạch vẫn chậm được giải quyết ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới

Vì sao công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa

– Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế – xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

– CNH phải gắn liền với HĐH là vì CNH là biến đổi cơ bản lao động thủ công thành lao động tiên tiến hiện đại, nhưng nếu dừng lại ở chổ này thì CNH không có giá trị mà chúng ta phải áp dụng CNH đó vào các ngành sản xuất, lưu thông, dịch vụ, quản lý thì sự CNH đó mới thật sự đúng nghĩa và đem lại lợi ích cho đất nước. Việc áp dụng CNH vào các mặt của đất nước ta gọi đó là HĐH, do đó CNH phải gắn liền với HĐH.

Vì sao nước ta phải tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa

– Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta

+ Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng của khoa học và công nghệ tiên tiến, được hình thành và phân bố có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới. Sau hơn 20 năm đổi mới, nhất là 10 năm 2001 – 2010, nền kinh tế nước ta đã đạt những thành tựu rất quan trọng, trong đó cơ sở vật chất – kĩ thuật bước đầu được tăng cường. Tuy nhiên, đất nước vẫn đang tồn tại nhiều yếu kém, sự yếu kém này đã và đang là nguyên nhân làm hạn chế chất lượng tăng trưởng, chất lượng cạnh tranh và chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.

+ Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội. Xã hội sau muốn tiến bộ hơn xã hội trước, thì điều trước hết và chủ yếu là phải làm cho năng suất lao động của xã hội sau cao hơn hẳn năng suất lao động của xã hội trước, mà điều đó chỉ có thể trông chờ ở việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Từ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay, khoa học và công nghệ – nhất là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo – đã tác động rất sâu sắc và mạnh mẽ đến đời sống xã hội con người.

Lịch sử nhân loại đang chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin, từ nền kinh tế dựa vào tài nguyên và máy móc sang nền kinh tế chủ yếu dựa vào dữ liệu, thông tin và tri thức. Đây là một bước ngoặt lịch sử rất quan trọng.

Vậy dữ liệu, thông tin và tri thức có mối liên hệ gì với nhau? Dữ liệu là những số liệu, dữ kiện rời rạc. Khi dữ liệu được hệ thống hóa sẽ trở thành thông tin. Thông tin được con người tiếp nhận, xử lý nhận thức sẽ trở thành tri thức, nhờ có tri thức mà kỹ năng, óc sáng tạo con người phát triển. Khi tri thức được viết ra, in ấn hay đưa lên mạng thông tin điện tử để quảng bá cho nhiều người thu nhận sử dụng thì đó chính là tri thức đã được mã hóa. Vậy lúc bấy giờ tri thức cũng được gọi là thông tin. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thông tin cho ra tri thức và truyền bá nhanh tri thức, tri thức bùng nổ, chúng ta có cách mạnh thông tin và cách mạng tri thức. Quá trình đó chính là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tri thức, thông tin và xử lý thông tin trở thành yếu tố then chốt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện nay và tương lai, công nghiệp 4.0 được xác định là động lực cho sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Công nghiệp 4.0 không chỉ thay thế lao động chân tay mà còn giúp con người trong lao động trí óc. Bên cạnh đó, những khái niệm về cuộc sống và tư duy của con người cũng đang dần thay đổi.

Sự biến động đó không chỉ xảy ra trong lĩnh vực khoa học công nghệ, kinh tế mà còn trên tất cả các lĩnh vực khác như văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội. Ngoài ra, ta còn thấy được dấu ấn của nó qua cách giao tiếp, làm việc, lối sống…, không lĩnh vực nào mà không chịu tác động to lớn và sâu sắc từ cuộc cách mạng khoa học công nghệ, cách mạng thông tin và cách mạng công nghiệp 4.0.

 

 

 

 

Tag: đường tiểu luận gắn viện việt nam trách nhiệm thanh ở thời kỳ tiểu luận điểm đảng thời kì đổi mới thực trạng địa trước cộng kì thôn đặc trưng mục tiêu vì sao tiếng anh 5 tiễn nội dung violet giải đẩy tính ty cổ phần dầu thiết bị hà vai trò tại hình ảnh powerpoint bếp khí đông á hành nhưng chưa vững chắc thị trường liền slide chương viên câu hỏi trắc chiến lược cán tảng đảng nghị nào? xô vụ nghĩa la gi filetype:pdf gdcd 11 xấu tình duyên thi thpt 2020 môn mông tra cưỡng chơi ô chữ lê ngọc tú 12 đội ngũ vệ môi tối nhuận cần nằm nhóm pdf hòa tiền kiếp nhà lộ quân phép vốn chi phí lãi vay 2015 2014 cương ôn niem chướng án 2013 2012 hoa 2016 2009 tiết thử than quý vận xui thất khẩu = mắm hưởng phối đặt tuyển trấu 2017 danh sách 2019 2011 silicat sai khởi khoản dự trữ toán mua chuyên

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com