Bài Tập Về Kim Loại Tác Dụng Với Axit

Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 6,5g một kim loại A chưa rõ hoá trị vào dung dịch axit HCl, thì thu được 2,24 lit H2 (đktc). Xác định kim loại A.

Lời giải:

A là Zn.

Bài 2: Cho 10g một hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch axit HCl, thì thu được 3,36 lit khí H2 (đktc). Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

Lời giải:

% Fe = 84%, % Cu = 16%.

Bài 3: Cho 1 hỗn hợp gồm Al và Ag phản ứng với dung dịch axit H2SO4 thu được 5,6 lít H2 (đktc). Sau phản ứng thì còn 3g một chất rắn không tan. Xác định thành phần % theo khối lượng cuả mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Lời giải:

% Al = 60% và % Ag = 40%.

Bài 4: Cho 5,6g Fe tác dụng với 500ml dung dịch HNO3 0,8M. Sau phản ứng thu được V(lit) hỗn hợp khí A gồm N2O và NO2 có tỷ khối so với H2 là 22,25 và dd B.

a/ Tính V (đktc)?

b/ Tính nồng độ mol/l của các chất có trong dung dịch B.

Lời giải:

Theo bài ra ta có:

nFe = 5,6 : 56 = 0,1 mol

nHNO3 = 0,5 . 0,8 = 0,4 mol

Mhh khí = 22,25 . 2 = 44,5

Đặt x, y lần lượt là số mol của khí N2O và NO2.

Số mol HNO3 (phản ứng) = 10nNO + 2n NO= 10.0,036 + 2.0,012 = 0,384 mol

Số mol HNO3 (còn dư) = 0,4 – 0,384 = 0,016 mol

Số mol Fe(NO3)3 = nFe = 0,1 mol

Vậy nồng độ các chất trong dung dịch là:

CM(Fe(NO3)3) = 0,2M

CM(HNO3)dư = 0,032M

Bài 5: Để hoà tan 4,48g Fe phải dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,75M.

Lời giải:

Giả sử phải dùng V(lit) dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,75M

Số mol HCl = 0,5V (mol)

Số mol H2SO4 = 0,75V (mol)

Số mol Fe = 0,08 mol

PTHH xảy ra:

Fe + 2HCl —> FeCl2 + H2

Fe + H2SO4 —> FeSO4 + H2

Theo phương trình ta có: 0,25V + 0,75V = 0,08

—> V = 0,08 : 1 = 0,08 (lit)

Bài 6: Để hoà tan 4,8g Mg phải dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 1,5M và H2SO4 0,5M.

a/ Tính thể tích dung dịch hỗn hợp axit trên cần dùng.

b/ Tính thể tích H2 thu được sau phản ứng ở đktc.

Lời giải:

a/ Vhh dd axit = 160ml.

b/ Thể tích khí H2 là 4,48 lit.

Bài 7: Hoà tan 2,8g một kim loại hoá trị (II) bằng một hỗn hợp gồm 80ml dung dịch axit H2SO4 0,5M và 200ml dung dịch axit HCl 0,2M. Dung dịch thu được có tính axit và muốn trung hoà phải dùng 1ml dung dịch NaOH 0,2M. Xác định kim loại hoá trị II đem phản ứng.

Lời giải:

Theo bài ra ta có:

Số mol của H2SO4 là 0,04 mol

Số mol của HCl là 0,04 mol

Sô mol của NaOH là 0,02 mol

Đặt R là KHHH của kim loại hoá trị II

a, b là số mol của kim loại R tác dụng với axit H2SO4 và HCl.

Viết các PTHH xảy ra.

Sau khi kim loại tác dụng với kim loại R. Số mol của các axit còn lại là:

Số mol của H2SO4 = 0,04 – a (mol)

Số mol của HCl = 0,04 – 2b (mol)

Viết các PTHH trung hoà:

Từ PTPƯ ta có

Số mol NaOH phản ứng là: (0,04 – 2b) + 2(0,04 – a) = 0,02

—> (a + b) = 0,1 : 2 = 0,05

Vậy số mol kim loại R = (a + b) = 0,05 mol

—> MR = 2,8 : 0,05 = 56 và R có hoá trị II —> R là Fe.

Bài 8: Chia 7,22g hỗn hợp A gồm Fe và R (R là kim loại có hoá trị không đổi) thành 2 phần bằng nhau:

Phần 1: Phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được 2,128 lit H2(đktc)

Phần 2: Phản ứng với HNO3, thu được 1,972 lit NO(đktc)

a/ Xác định kim loại R.

b/ Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

Lời giải:

a/ Gọi 2x, 2y (mol) là số mol Fe, R có trong hỗn hợp A –> Số mol Fe, R trong 1/2 hỗn hợp A là x, y.

Viết các PTHH xảy ra:

Lập các phương trình toán học;

mhh A = 56.2x + 2y.MR (I)

nH= x + ny/2 = 0,095 (II)

nNO = x + ny/3 = 0,08 (III)

Giải hệ phương trình ta được: MR = 9n (với n là hoá trị của R)

Lập bảng: Với n = 3 thì MR = 27 là phù hợp. Vậy R là nhôm(Al)

b/ %Fe = 46,54% và %Al = 53,46%.

Bài 9: Hòa tan 13,2 gam hỗn hợp A gồm hai kim loại có cùng hóa trị vào 400ml dd HCl 1,5M.Cô cạn dd sau phản ứng thu được 32,7 gam hỗn hợp muối khan.

Hướng dẫn giải:

Gọi 2 kim loại cần tìm lần lượt là : A, B với số mol tương ứng là a, b.

2A + 2nHCl → 2ACln + nH2

a na a 0,5na

2B + 2nHCl → 2BCln + nH2

b nb b 0,5nb

Số mol axit: 0,4. 1,5 = 0,6 = n (a+ b)

Theo đề bài và phương trình ta có:

(A +35,5n)a +(B + 35,5n)b = 32,7

↔ Aa + Bb +35,5n(a + b) = 32,7

Aa + Bb =11,4 < 13,2. Vậy hỗn hợp tan không hết.

Thể tích H2 = 0,5. n(a + b). 22,4 = 6,72 lít

 

 

 

Tag: axetic amino nào lớp 12 9 dạng oxit chuyên violet clohidric cách công thức nhanh ví dụ fomic tạo gì gốc loãng kiềm điều kiện trước hay nước sunfuric mạnh nitrat nitric những đặc nóng nguội photphoric đồng 65g kẽm h oxi khó thí nghiệm thường cộng thứ tự nhóm cả giữa magie m nổ tiếp xúc ăn mòn chứng minh phi td khắc sơn chống thổ clohiđric

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com