Giải hóa lớp 9 bài một số axit quan trọng
Câu 1.(Trang 19 SGK)
Có những chất: CuO, BaCl2 ,Zn, ZnO. Chất nào nói trên tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 loãng sinh ra:
a) chất khí cháy được trong không khí ?
b) dung dịch có màu xanh lam ?
c) chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit ?
d) dung dịch không màu và nước ?
Viết tất cả các phương trình hóa học.
Bài làm:
Khi cho CuO, BaCl2 ,Zn, ZnO tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 loãng :
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
ZnO + HCl → ZnCl2 + H2O
ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O
a) Zn tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí hidro cháy trong không khí
b) CuO tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 loãng sinh ra dung dịch có màu xanh lam (màu muối đồng II)
c) BaCl2 tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit
d) ZnO tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 loãng sinh ra dung dịch không màu và nước
Câu 2.(Trang 19 SGK)
Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp cần phải có những nguyên liệu chủ yếu nào ? Hãy cho biết mục đích của mỗi công đoạn sản xuất axit sunfuric và dẫn ra những phản ứng hóa học.
Bài làm:
Nguyên liệu là lưu huỳnh(hoặc quặng pirit), không khí và nước ngoài ra còn có chất xúc tác V2O5
Sản xuất lưu huỳnh đi oxit bằng cách đốt lưu huỳnh trong không khí
S + O2 → SO2
Sản xuất lưu huỳnh trioxit bằng cách oxi hóa SO2, có xúc tác là V2O5 ở 4500C
Sản xuất axit H2SO4 bằng cách cho SO3 tác dụng với nước:
SO3 + H2O → H2SO4
Câu 3.(Trang 19 SGK)
Bằng cách nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi cặp chất sau theo phương pháp hóa học ?
a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4
b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4
c) Dung dịch Na2SO4 và H2SO4
Viết phương trình hóa học
Bài làm:
a) Nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 : dùng muối bari
Cho dung dịch muối BaCl2 vào hai ống nghiệm, mỗi ống chứa sẵn dung dịch HCl và H2SO4
Ở ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa thì dung dịch chứa ban đầu là dung dịch H2SO4
BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4
Ở ống nghiệm không thấy hiện tượng gì thì dung dịch chứa ban đầu là dung dịch HCl
b) Nhận biết dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4 : dùng muối bari
Cho dung dịch muối BaCl2 vào hai ống nghiệm, mỗi ống chứa sẵn dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4
Thấy kết tủa là dung dịch Na2SO4 không có kết tủa là dung dịch NaCl
BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO4
c) Nhận biết dung dịch Na2SO4 và H2SO4 dùng quỳ tím.
Cho quỳ tím vào từng dung dịch: dung dịch làm quỳ tím đối sang màu đỏ là dung dich H2SO4,
Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là dung dịch muối Na2SO4.
Câu 4.(Trang 19 SGK)
Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng. Trong mỗi thí nghiệm người ta dùng 0,2 gam Fe tác dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhưng có nồng độ khác nhau.
Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng:
a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ ?
b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc ?
c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit ?
Bài làm:
a) Thí nghiệm 4 và thí nghiệm 5 có cùng nồng độ 2M, cùng ở dạng bột mà thời gian phản ứng của thí nghiệm 4 nhỏ hơn thí nhiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ của dung dịch H2SO4 .
b) Thí nghiệm 3 và thí nghiệm 5 cùng nồng độ 2M, cùng ở 35oC nhưng khác ở dạng của sắt chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc.
c) Thí nghiệm 4 và thí nghiệm 6 cùng nhiệt độ phản ứng, cùng dạng của sắt nhưng khác nồng độ chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ của dung dịch H2SO4 .
Câu 5.(Trang 19 SGK)
Hãy sử dụng những chất có sẵn: Cu, Fe, KOH, C6H12O6 (glucozơ), dung dịch H2SO4 loãng, H2SO4 đặc và những dụng cụ thí nghiệm cần thiết để làm những thí nghiệm chứng minh rằng:
a) Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất hóa học của axit
b) H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng
Viết phương trình hóa học cho mỗi thí nghiệm.
Bài làm:
a) Chứng minh dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất hóa học của axit:
Tác dụng với kim loại tạo thành muối sunfat và giải phóng khí hiđro
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (có khí thoát ra)
Tác dụng với bazơ tạo thành muối sunfat và nước.
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O
Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối sunfat và nước.
CuO + H2SO4 → H2O + CuSO4 (dung dịch có màu xanh lam)
b) Chứng minh dung dịch H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng:
Tác dụng với kim loại
Cu + 2H2SO4 đ, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Tính háo nước.
(Đồng bị hòa tan dần, dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí mùi hắc thoát ra)
Câu 6.(Trang 19 SGK)
Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí (đktc).
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng
c) Tìm nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
Bài làm:
Số mol khí H2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol
a) Phương trình phản ứng:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Phản ứng 0,15 0,3 0,15 ← 0,15 (mol)
b) Từ PTHH =>nFe = nH2 = 0,15 mol
=>Khối lượng sắt đã phản ứng:
mFe = 0,15 . 56 = 8,4 g
c) Số mol HCl phản ứng:
nHCl = 0,3 mol; 50 ml = 0,05 lít
Nồng độ mol của dung dịch HCl: CM,HCl = 0,3/0,05 = 6M
Câu 7.(Trang 19 SGK)
Hòa tan hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100 ml dung dịch HCl 3M.
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
c) Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên.
Bài làm:
Số mol HCl = 3.100/1000 = 0,3 mol
Gọi x, y là số mol của CuO và ZnO
Khối lượng của hỗn hợp 12,2 = 80x + 81y (1)
a) Các phương trinh hóa học:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
P/ư x → 2x x (mol)
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
P/ư y → 2y y (mol)
b) Ta có số mol HCl nHCl =2x + 2y = 0,03 mol (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,05 mol ; y = 0,1 mol
%CuO = mCuO/mhh . 100% = 0,05.80.100/12,2 = 33%
c) Vì CuO và ZnO phản ứng với H2SO4 theo cùng tỉ lệ mol, nên có thể coi hai oxit như một oxit có công thức chung là MO với số mol = x + y = 0,15 mol
MO + H2SO4 → MSO4 + H2O
Phản ứng: 0,15 → 0,15 0,15 (mol)
m H2SO4 = 0,15 . 98 = 14,7 g
m dd H2SO4 20% = 14,7.100/20 = 73,5 g
14 Câu hỏi trắc nghiệm về tính chất hóa học của axit
Câu 1:
Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro ?
A. NaOH
B. Fe
C. CaO
D. CO2
Câu 2:
Tính chất hóa học nào không phải của axit
A. Tác dụng với kim loại
B. Tác dụng với muối
C. Tác dụng với oxit axit
D. Tác dụng với oxit bazơ
Câu 3:
Dung dịch tác dụng với CuO tạo ra sản phẩm là dung dịch có màu xanh lam :
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch Na2CO3
C. Dung dịch HCl
D. Dung dịch Ca(OH)2
Câu 4:
Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Fe, Cu, Mg
B. Zn, Fe, Cu
C. Zn, Fe, Al.
D. Fe, Zn, Ag
Câu 5:
Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:
A. Na2O, SO3 , CO2 .
B. K2O, P2O5, CaO
C. BaO, SO3, P2O5
D. CaO, BaO, Na2O
Câu 6:
Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là:
A. Mg
B. CaCO3
C. MgCO3
D. Na2SO3
Câu 7:
CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành
A. Dung dịch không màu.
B. Dung dịch có màu lục nhạt.
C. Dung dịch có màu xanh lam.
D. Dung dịch có màu vàng nâu.
Câu 8:
Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí:
A. BaO, Fe, CaCO3
B. Al, MgO, KOH
C. Na2SO3, CaCO3, Zn
D. Zn, Fe2O3, Na2SO3
Câu 9:
Có 4 ống nghiệm đựng các dung dịch: Ba(NO3)2, KOH, HCl, (NH4)2CO3. Dùng thêm hóa chất nào sau đây để nhận biết được chúng ?
A. Quỳ tím
B. Dung dịch phenolphtalein
C. CO2
D. Dung dịch NaOH
Câu 10:
Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 61,9% và 38,1%
B. 63% và 37%
C. 61,5% và 38,5%
D. 65% và 35%
Câu 11:
Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. Mg + H2SO4(loãng) → MgSO4 + H2
B. MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
C. Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O
D. MgO + H2SO4 → MgSO4 + 2H2
Câu 12:
Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra dung dịch có màu xanh lam?
A. CuO
B. Mg
C. Al2O3
D. Fe(OH)3
Câu 13:
Phương trình hóa học khi cho Magie oxit và axit nitric?
A. MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O
B. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
C. Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
D. Zn + H2SO4(loãng) → ZnSO4 + H2 ↑
Câu 14:
Phương trình hóa học nào sau đây chính xác?
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
B. 2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2↑
C. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2
D. 2Cu + 2HCl → 2CuCl + H2
23 Câu hỏi trắc nghiệm về axit quan trọng (có đáp án)
Câu 1. Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:
A. Sắt (II) clorua và khí hiđro
B. Sắt (III) clorua và khí hiđro
C. Sắt (II) sunfua và khí hiđro
D. Sắt (II) clorua và nước
Đáp án: A
Câu 2. Dung dịch axit clohiđric tác dụng với đồng (II) hiđroxit tạo thành dung dịch màu:
A. Vàng đậm
B. Đỏ
C. Xanh lam
D. Da cam
Đáp án: C
Câu 3. Oxit tác dụng với axit clohiđric là:
A. SO2
B. CO2
C. CuO
D. CO
Đáp án: C
Câu 4. Khi trộn lẫn dung dịch X chứa 1 mol HCl vào dung dịch Y chứa 1,5 mol NaOH được dung dịch Z. Dung dịch Z làm quì tím chuyển sang:
A. Màu đỏ
B. Màu xanh
C. Không màu
D. Màu tím
Đáp án: B
Câu 5. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải:
A. Rót nước vào axit đặc
B. Rót từ từ nước vào axit đặc
C. Rót nhanh axit đặc và nước
D. Rót từ từ axit đặc vào nước
Đáp án: D
Câu 6. Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí:
A. CO2
B. SO2
C. SO3
D. H2S
Đáp án: B
Câu 7. Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là:
A. Sủi bọt khí, đường không tan
B. Màu trắng của đường mất dẫn, không sủi bọt
C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra
D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra
Đáp án: C
Câu 8. Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây xảy ra?
A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan
B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí
C. Không sủ bọ khí, đá vôi tan dần
D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần
Đáp án: D
Câu 9. Để điều chế muối clorua, ta chọn những cặp chất nào sau đây?
A. Na2SO4; KCl
B. HCl; Na2SO4
C. H2SO4; BaCl2
D. AgNO3; HCl
Đáp án: D
Câu 10. Dãy các chất thuộc loại axit là:
A. HCl; H2SO4; Na2S; H2S
B. Na2SO4; H2SO4; HNO3; H2S
C. HCl; H2SO4; HNO3; Na2S
D. HCl; H2SO4; HNO3; H2S
Đáp án: D
Câu 11. Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch HCl là:
A. Al; Cu; Zn; Fe
B. Al; Fe; Mg; Ag
C. Al; Fe; Mg; Cu
D. Al; Fe; Mg; Zn
Đáp án: D
Câu 12. Để nhận biết dung dịch axit sunfuric và dung dịch axit clohiđric ta dùng thuốc thử.
A. NaNO3
B. KCl
C. MgCl2
D. BaCl2
Đáp án: D
Câu 13. Để nhận biết gốc sunfat (=SO4) người ta dùng muối nào sau đây?
A. BaCl2
B. NaCl
C. CaCl2
D. MgCl2
Đáp án: A
Câu 14. Sắt tác dụng với khí clo ở nhiệt độ cao tạo thành:
A. Sắt (II) clorua
B. Sắt clorua
C. Sắt (III) clorua
D. Sắt (II) clorua và Sắt (III) clorua
Đáp án: C
Câu 15. Hàm lượng cacbon trong thép chiếm dưới:
A. 3%
B. 2%
C. 4%
D. 5%
Đáp án: C
Câu 16. Đinh sắt không bị ăn mòn khi để trong :
A. Không khí khô, đậy kín
B. Nước có hoàn tan khí oxi
C. Dung dịch muối ăn
D. Dung dịch đồng (II) sunfat
Đáp án: A
Câu 17. Cho Magie tác dụng với axit sunfuric đặc nóng xảy ra theo phản ứng sau:
Mg + H2SO4đ, nóng → MgSO4 + SO2 + H2O
Tổng hệ số trong phương trình hóa học là:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Đáp án: B
Câu 18. Sơ đồ phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp?
A. Cu → SO2 → SO3 → H2SO4
B. Fe → SO2 → SO3 → H2SO4
C. FeO →SO2 → SO3 → H2SO4
D. FeS2 →SO2 → SO3 → H2SO4
Đáp án: D
Câu 19. Cặp chất tác dụng với dung dịch axit clohiđric:
A. NaOH; BaCl2
B. NaOH; BaCO3
C. NaOH; Ba(NO3)2
D. NaOH; BaSO4
Đáp án: B
Câu 20. Để nhận biết 3 ống nghiệm chứa dung dịch HCl , dung dịch H2SO4 và nước ta dùng:
A. Quì tím, dung dịch NaCl
B. Quì tím, dung dịch NaNO3
C. Quì tím, dung dịch Na2SO4
D. Quì tím, dung dịch BaCl2
Đáp án: D
Câu 21. Để làm sạch dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất CuCl2 ta dùng:
A. H2SO4
B. HCl
C. Al
D. Fe
Đáp án: D
Câu 22. Dãy các oxit tác dụng được với dung dịch HCl:
A. CO; CaO; CuO; FeO
B. NO; Na2O; CuO; Fe2O3
C. SO2; CaO; CuO; FeO
D. CuO; CaO; Na2O; FeO
Đáp án: D
Câu 23. Chỉ dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được cặp kim loại:
A. Fe; Cu
B. Mg; Fe
C. Al; Fe
D. Fe; Ag
Đáp án: C
Tag: axetic giảng violet 45 rượu etylic chuyên đề bazo thường gặp tư duy giáo án hoá nitric nitrat sbt thực hành soạn toán trang 143 sgk thích mưa kiểm tra tiết điện tử đun 18g 2g ancol acrylic propionic bai tap ve ruou va lop amin fomic lấy ph=5 ph=9 dun nong voi etanol picric trung lâm ngón tạt – amino protein andehit xeton sôi 9g đơn chức aminoaxetic 94g glutamic hết 94 40 h hoa hoc cis-9-octadecenoic