Công thức hóa học của xút ăn da
Natri hiđroxit hay tên gọi khác là Sodium Hydroxide – Caustic Soda có công thức hóa học NaOH hay thường được gọi là Xút hoặc Xút ăn da.
– Naoh là xút ăn da vì : NaOH là bazơ mạnh có khả năng ăn mòn da
Phương pháp sản xuất Xút (NaOH) – điều chế xút ăn da
Toàn bộ dây chuyền sản xuất xút ăn da (NaOH) là dựa trên phản ứng điện phân nước muối. Trong quá trình này dung dịch muối (NaCl) được điện phân thành clo nguyên tố (trong buồng anốt), dung dịch natri hyđroxit, và hiđrô nguyên tố (trong buồng catôt)] Nhà máy có thiết bị để sản xuất đồng thời xút và clo thường được gọi là nhà máy xút-clo.
Phản ứng tổng thể để sản xuất xút và clo bằng điện phân là:
2 Na+ + 2 H2O + 2 e- → H2 + NaOH
Phản ứng điện phân dung dịch muối ăn trong bình điện phân có màng ngăn:
NaCl + 2 H2O → 2 NaOH + H2 + Cl2
Biện pháp sơ cứu y tế khi tiếp xúc với NaOH – phòng tránh bị xút ăn da
Mỗi công nhân hay nhân viên trước khi tiếp xúc với hóa chất NaOH luôn được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ và được đào tạo cơ bản các biện pháp sơ cứu y tế khi tiếp xúc với NaOH.
Hầu hết các hóa chất công nghiệp đều nguy hiểm khi tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, NaOH cũng không ngoại lệ. Là một chất kiềm mạnh, Natri hiđroxit (NaOH) sẽ rất nguy hiểm nếu để nó chạm và cơ thể của bạn.
Nhà sản xuất luôn khuyên bạn nên trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cần thiết trước khi có ý định tiếp xúc với hóa chất, bạn nên thực hiện nghiêm chỉnh điều đó, bên cạnh đó, bạn cũng cần phải nắm rõ các triệu chứng có thể gặp phải khi tiếp xúc với hóa chất NaOH như dưới đây:
– Tiếp xúc với đường mắt: Có thể gây dị ứng, nghiêm trọng sẽ khiến bạn bị mù lòa
– Tiếp xúc với đường thở: Gây ra tình trạng dị ứng nghiêm trọng. Nếu hít phải bụi sẽ khiến dị ứng nhẹ hoặc ảnh hưởng tới đường hô hấp, tình trạng thì tùy thuộc vào mức độ bạn hít phải. Các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm: hắt hơi, sổ mũi, đau họng, nặng có thể gây viêm phổi.
– Tiếp xúc đường da: Gây ra tình trạng dị ứng hoặc là bỏng tạo thành sẹo.
– Tiếp xúc đường tiêu hóa: Nếu nạn nhân nuốt phải Natri hiđroxit có thể gây ra cháy miệng, họng, dạ dày. Có thể tạo thành nhiều sẹo, nặng nhất là gây ra chết người. Các triệu chứng phổ biến như chảy máu, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp.
Sau khi hiểu rõ các triệu chứng rồi, bạn cần phải biết được các biện pháp sơ cứu y tế khi tiếp xúc với NaOH nữa, cụ thể như sau:
1. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt (bị văng, dây vào mắt)
Rửa mắt bằng một lượng nước lớn ít nhất 15 phút trong khi liên tục đẩy mi mắt trên và dưới sau đó dùng dung dịch axít acetic 0,1% rửa đến khi pH ~7 ngừng rửa. Phải gọi bác sỹ ngay lập tức.
2. Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da)
Ngay lập tức thảo bỏ hết quần áo, giầy,… bị hóa chất bắn vào, phải giặt sạch chúng trước khi đưa vào sử dụng lại. Rửa thật kỹ lưỡng bằng một lượng nước lớn ít nhất 15 phút hoặc dùng dung dịch Axít acetic 2,5% rửa đến khi kiểm tra pH ~7, băng bó vết thương chuyển cơ sở y tế kiểm tra điều trị. Sau đó gọi bác sỹ ngay lập tức
3. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp (hít thở phải hóa chất nguy hiểm dạng hơi, khí)
Chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm tới nơi thoáng mát. Nếu nạn nhân khó thở cho nạn nhân thở bình oxy. Phải hô hấp nhân tạo ngay nếu nạn nhân ngừng thở. Giữ thật thoải mái và chuyển ngay tới bệnh viện gần nhất.
4. Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa (ăn, uống nuốt nhầm hóa chất)
Nếu nuốt phải, giữ thật thoải mái. Sau đó uống nhiều nước hoặc nước chanh. Lưu ý không được cho
vào miệng nạn nhân bất cứ vật gì. Và ngay lập tức phải chuyển ngay tới bệnh viện gần nhất và có sự
điều trị của bác sỹ.
5. Lưu ý đối với bác sĩ điều trị (nếu có) : Không được gây nôn cưỡng bức
Trên đây là một vài biện pháp sơ cứu y tế khi chẳng may cơ thể tiếp xúc với NaOH mà bạn cần nắm rõ.
Hanimex chuyên bán buôn bán lẻ NaOH natri hydroxit – Xút vảy – Xút lỏng – Xút hạt – Xút
trên tất cả tỉnh thành phố toàn quốc.
- !
- 1
- !
- !
- !
- !
- !
- !
- !
Tag: bán dd kim loại nào