Hội Chứng Tăng Ure Máu – Biểu Hiện Và Điều Trị

Hội Chứng Tăng Ure Máu – Biểu Hiện Và Điều Trị

Hội chứng tăng ure máu nếu không chữa trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy thận, tăng huyết áp, đột quỵ,…Vậy hội chứng tăng ure máu là gì mà nguy hiểm như thế nào ? Triệu chứng ? Điều trị ra sao ?

Hội chứng tăng Ure máu là gì

Ure – sản phẩm được tạo ra từ việc chuyển hóa nitơ trong cơ thể. Hội chứng tăng ure máu còn được gọi với tên HUS. Dạng bệnh đặc trưng với thiếu máu, tan máu và xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống tiêu hóa bị nhiễm trùng gây ra tình trạng tích tụ chất độc làm phá hủy hồng cầu. Điều này gây ra hậu quả là chức năng lọc của thận bị tắc nghẽn gây ra bệnh suy thận.

Các nguyên nhân chính làm tăng ure máu

Hội chứng tăng ure máu thường xảy ra do ruột bị nhiễm vi khuẩn E.coli. Tuy nhiên, các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa khác cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, việc sử dụng một số thuốc như quinine, các thuốc ức chế miễn dịch cyclosporine và một số loại thuốc hóa trị khác,…cũng có thể gây ra hội chứng tăng ure máu.

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc phải hội chứng tăng ure máu. Tuy nhiên, bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em dưới 4 tuổi.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng tăng ure máu gồm:

  • Độ tuổi: Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Di truyền: Những người có những thay đổi gen di truyền nào đó khiến họ dễ mắc bệnh.

Định lượng ure máu bao nhiêu là cao

Thông thường, chỉ số ure máu ở mức là 2.5 – 7.5 mmol/l, Nếu như chỉ số này vượt quá ngưỡng cho phép thì chứng tỏ thận đang hoạt động kém hơn và dễ gặp phải các thương tổn, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng suy thận. Muốn biết được chỉ số này thì các bác sĩ sẽ cho người bệnh làm xét nghiệm ure máu để kiểm tra và định lượng ure trong máu, nếu thấy nồng độ ure cao hơn mức bình thường thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn đánh giá chức năng thận.

Những trường hợp định lượng ure trong máu thấp rất hiếm, có thể xuất hiện ở người bệnh gan nặng hoặc suy dinh dưỡng và không được coi là một nguyên nhân, không được sử dụng để chẩn đoán hay theo dõi bệnh lý này. Ngoài ra, chỉ số ure thấp cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ vì thai nhi sẽ sử dụng một lượng lớn protein của mẹ cho sự tăng trưởng của mình

Một vài triệu chứng điển hình khi tăng Urê máu

Hội chứng tăng Ure tùy vào mức độ sẽ có triệu chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, thông thường người bệnh sẽ thấy các dấu hiệu như:

Triệu chứng hô hấp trong hội chứng tăng ure máu

Người bị hội chứng tăng Ure nếu để ý sẽ thấy hơi thở có mùi Amoniac, nhịp tim bị rối loạn. Đặc biệt khi hôn mê, hơi thở của người bệnh rất chậm và yếu.

Triệu chứng thần kinh

Nếu người bệnh mới bị hội chứng tăng Ure máu, tình trạng bệnh vẫn còn nhẹ sẽ có dấu hiệu cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt hay buồn ngủ. Tuy nhiên nếu hội chứng tăng ure máu kéo dài sẽ khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng thần trí lơ mờ thậm chí bị hôn mê, co giật, đồng tử co lại,…

Dấu hiệu hội chứng tăng Ure máu thể hiện ở tiêu hóa

Người bệnh thường xuyên ăn không ngon, bụng đầy hơi, có cảm giác buồn nôn và nôn, tiêu chảy,…

Bất thường ở tim mạch

Dấu hiệu này sẽ thấy rõ nhất ở giai đoạn cuối viêm thận. Người bệnh có dấu hiệu huyết áp cao, nếu không điều trị kịp thời có khả năng dẫn tới trụy tim.

Triệu chứng ở huyết học

Đặc tính của nitơ ure là có khả năng thấm nhanh vào các mô gây ra chảy máu hồng cầu và huyết tương. Chính bởi vậy khi bị hội chứng tăng Ure máu, người bệnh sẽ thấy có một số dấu hiệu như: chảy máu võng mạc, nôn ra máu, vệ sinh lẫn máu, chảy máu màng phổi,…

Ngoài các triệu chứng này ra, người bệnh có thể thấy các dấu

Điều trị chứng tăng Ure máu như thế nào

Hội chứng tan máu-tăng ure máu thường gây biến chứng nặng cho cả trẻ em và người lớn, có thể tử vong, đặc biệt khi có suy thận cấp.

Mục tiêu điều trị là làm phục hồi số lượng tiểu cầu. Phục hồi được số lượng tiểu cầu sẽ gây đáp ứng với cả tổn thương hoại tử do thiếu máu gây ra bởi huyết khối tiểu cầu và chảy máu gây ra bởi giảm tiểu cầu. Khoảng 60% bệnh nhân là người lớn được điều trị có thể bình phục hoàn toàn. Trẻ em có tiên lượng tốt hơn người lớn.

Điều trị bao gồm:

  • Truyền hồng cầu và tiểu cầu là cần thiết. Tuy nhiên có hai biến chứng tiềm ẩn của truyền tiểu cầu cần được nhấn mạnh. Thứ nhất, có thể gây ra suy thận cấp do huyết khối lan rộng khi truyền tiểu cầu. Thứ hai, có thể làm xuất hiện các triệu chứng thần kinh mới hoặc làm xấu hơn các triệu chứng thần kinh cũ. Hai nguy cơ trên là do các tác nhân gây ngưng kết tiểu cầu vẫn tồn tại trong máu bệnh nhân.
  • Thuốc: Prednisolon liều cao 2 mg/kg/ngày, dùng đơn độc, có thể có tác dụng đối với các thể nhẹ. Tuy nhiên, nếu sau 48 giờ số lượng tiểu cầu không tăng, cần xem xét chỉ định thay huyết tương. Các tác nhân kháng tiểu cầu như aspirin, dipiridamol không có hiệu quả khi dùng đơn độc, nhưng có thể có một số lợi ích khi thêm vào thay huyết tương.
  • Truyền huyết tương hoặc thay huyết tương là phương pháp hữu hiệu nhất. Thay huyết tương với huyết tương tươi hoặc đông lạnh có hiệu quả hơn chỉ truyền huyết tương đơn độc. Lợi ích của thay huyết tương vừa giúp loại bỏ được tác nhân gây ngưng kết tiểu cầu, vừa cho phép truyền lượng huyết tương đông lạnh nhiều hơn so với truyền huyết tương và nhiều hơn so với lượng huyết tương lấy ra. Thay huyết tương cần được tiến hành hàng ngày cho tới khi số lượng tiểu cầu trở về bình thường, và hiện tượng tan máu ngừng. Quá trình này đòi hỏi trung bình 7-8 lần thay huyết tương. Chức năng thận sẽ trở về bình thường hoặc tiến bộ trong khoảng một tuần.
  • Lọc máu ngoài thận có thể cần thiết khi có suy thận cấp. Đôi khi lọc máu là cần thiết để lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu. Lọc máu thường là một điều trị tạm thời cho đến khi thận bắt đầu hoạt động đầy đủ trở lại. Nhưng nếu bạn bị tổn thương thận đáng kể, bạn có thể cần lọc máu dài hạn.
  • Cấy ghép thận. Một số người bị tổn thương thận nghiêm trọng từ HUS cuối cùng sẽ cần ghép thận.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng tăng Ure trong máu mà Hanimex đang tổng hợp từ nhiều nguồn tin trên internet. Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, cung cấp kiến thức tìm hiểu về bệnh.

Hanimex chuyên bán buôn bán lẻ (NH2)2CO – URE – Phân Đạm URÊ – UREA

tags : bacsinoitru mạn chăm sóc cách cứu creatinin dieutri vn slide pdf tán slideshare hà hoàng kiệm hẹp môn vị phác đồ chuẩn xử thuần ảnh hưởng kiểu (architect)* (au) mg/dl kiêng hàm gốc thành phần thực quy hạ uống wiki cre nghĩa hại cobas hc durex gian nước niệu kỹ thuật công tourette thanh molan dung ure/creatinin urea urea/serum ure/bun uv pureit đệm chấn ttc urethane mã lazada

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com