1. Sữa đậu nành làm từ hóa chất
Một chai hóa chất hương đậu nành cộng với một gói bột béo có thể pha được cả chục lít sữa đậu nành chỉ trong vòng 10 phút. Có thể thấy đó là một món hời khá lớn nên nhiều người bán đã “nhắm mắt xuôi tay” làm theo bất chấp những hậu quả về sức khỏe cho người uống.Khu chợ Kim Biên là khu chợ bán nhiều loại bột hóa chất nhất. Đây là khu chợ nổi tiếng với các mặt hàng hóa chất được bày bán công khai. Cụ thể, chỉ cần một số tiền nhỏ bỏ ra là người tiêu dùng có thể mua được rất nhiều loại bột pha chế khác nhau. Từ hóa chất tạo độ ngọt cho nồi nước lèo bún bò đến pha chế trà chanh, tạo hương trà sữa và cả các loại chất lỏng pha chế sữa tắm, làm sữa đậu nành…
Những người bán hàng ở đây rất nhiệt tình giới thiệu những loại bột và hương liệu rẻ tiền dùng để pha chế sữa đậu nành. Theo lời quảng cáo thì những bịch đậu hóa chất có màu trắng ngà được nhập khẩu nhưng lại không có nhãn mác nguồn gốc cụ thể với giá bán khá rẻ, 55.000 đồng/kg; mua nguyên bao 50 kg giá trung bình 50.000 đồng/kg.
Chỉ cần pha nước với bột hóa chất và một chút hương liệu là người bán đã có được một nồi sữa đậu nành thơm lừng, thu hút khách hàng và đặc biệt là siêu lợi nhuận.
Theo một người có thâm niên bán sữa đậu nành hơn 15 năm, dân trong nghề nhìn vào giá bán là biết sữa nấu từ thứ gì. Giá rẻ nếu không nấu hóa chất thì cũng là loại đậu chỉ chuyên làm thức ăn gia súc, thêm hương liệu. “Nhiều người chào giao tận nhà bột sữa, đường hóa học, hương liệu… giá bèo của Trung Quốc. Làm sữa cách này giá chỉ bằng một nửa so với giá mua đậu.
2. Năm cách phân biệt sữa đậu nành thật với nấu sữa đậu nành từ hóa chất
a. Phân biệt qua màu sắc
– Sữa đậu nành nguyên chất có màu trắng ngà giống màu của hạt đậu nành, đôi khi có ngả chút xanh lá nhạt do màu của lá dứa nấu chung để tạo mùi vị.
– Sữa hóa chất có màu trắng kem đều, nhìn rất bắt mắt.
b. Độ trong
– Sữa nguyên chất có màu hơi trong của nước vì trong quá trình xay đậu không hòa tan hẳn cùng với nước, nhìn kỹ thấy chất sữa hơi trong.
– Đối với sữa hóa chất có thể thấy được sữa trắng đục, giống như nước vo gạo.
c. Độ béo
– Sữa nấu từ hạt đậu nành có độ béo ít và thanh, mùi đậu nành cũng nhẹ; có vị thơm ngon đặc trưng của đậu, ngọt thanh.
– Sữa hóa chất có độ béo nhiều do bột béo; mùi đậu nành cũng đậm và gắt, uống nhiều sẽ thấy được vị đắng nhẹ.
d. Thời gian bảo quản
– Sữa đậu nành nguyên chất có thời gian bảo quản rất ngắn, nếu để nhiệt độ bình thường, sữa rất dễ dễ bị lên men. Nếu mua sữa vào buổi sáng, đến chiều tối có thể sẽ bị chua hoặc thậm chí còn bị đặc lại giống tàu phớ.
– Sữa giả vì có hóa chất nên thời gian bảo quản sẽ được lâu hơn, có khi đến 2 hay 3 ngày chưa thấy bị hôi chua.
e. Nhận biết bằng cảm nhận
– Để yên sữa đậu nành nguyên chất, sau 10 – 15 phút sẽ có cặn dưới đáy; khi lắc hoặc khuấy sữa có nhiều bọt nổi lên,
– Nếu là sữa hóa chất, sẽ không có hoặc có rất ít cặn dưới đáy và sữa hầu như không đóng váng khi để nguội; khi lắc không sủi bọt hoặc sủi rất ít.
3. Hóa chất trà sữa trân châu
Mới đây, tại Singapore đã thu hồi nguyên liệu trà sữa của Đài Loan ra khỏi hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ do chứa phụ gia L-theanine bị cấm…
Ví dụ, để làm ra thạch phô mai, hạt rau câu để bỏ vào trà sữa cần phải có đường, màu (xanh, đỏ, tím, vàng), cà phê, bột béo… vậy đường đó là đường gì? Màu từ thiên nhiên rau, củ, quả hay ống màu mua ở chợ? Nếu quả thật màu từ thiên nhiên sẽ bán không lời, còn màu ở chợ thì thạch rau câu đó đầy rẫy nguy cơ.
Riêng bột béo, có đủ nguồn gốc như Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan… trong đó, loại bột béo của Thái và Đài Loan được chuộng nhiều nhất vì độ béo cao, thơm ngậy. Tất cả sản phẩm đều không hề có nhãn phụ, thông tin nhà phân phối
Vì lợi nhuận, các nhà sản xuất đã sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền, những chất cấm để làm phụ gia như: plastic, hóa chất lạ có arsenic, sulfate sodium, đường hóa học, dầu thực vật hydro hoá, một loại axit béo có dạng trans…
Loại axit này sẽ làm giảm hóc môn ở nam giới, ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng sức khỏe sinh sản của chị em, tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, ung thư và vô sinh.
BS Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN cho biết, món trà sữa thực chất không có sữa mà cũng không có trà. Thành phần đa số là kem béo lẫn với hương bột trà và một số phụ gia khác. Vì lợi nhuận, họ không dùng bột trà tự nhiên mà chế từ bột màu, hương liệu công nghiệp, khi uống không khác trà tự nhiên.
Thậm chí nếu có nơi dùng trà thật thì cũng sử dụng trà rẻ để có lời và trà giá rẻ này thường dùng trà không chất lượng, tẩm ướp thêm hương hiệu. Riêng kem béo thì vì lợi nhuận chỉ có bột, hương sữa, chất béo công nghiệp chứ không hề từ sữa tự nhiên.
Nếu dùng thường xuyên các phẩm màu, hương liệu thời gian tích tụ lâu dài sẽ gây tổn thương chức năng gan, thận; thậm chí là suy gan, thận ở những cơ địa trẻ có đề kháng yếu.
Tag: hình mầm viện bắp độc hại trộn rửa