Nhìn Lại Môi Trường Nông Nghiệp Việt Nam

1. Rác thải & chất thải nông nghiệp là gì

Rác thải nông nghiệp là loại rác thải được thải ra từ hoạt động nông nghiệp như các loại chai lọ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, các loại túi nilon hoặc gói thuốc sau khi được sử dụng… Với chất thải nông nghiệp nguy hại là các hóa phẩm nông nghiệp không nhãn mác, các chai lọ bằng nhựa, thủy tinh hay kim loại hoặc những gói thuốc thậm chí cả những lọ thuốc bảo vệ thực vật vẫn chưa được sử dụng hết đã và đang được vứt bỏ không đúng cách đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

chất thải nông nghiệp tiếng anh : agriculture waste

2. Chất thải nông nghiệp và ô nhiễm đất

Mối đe doạ lớn đối với nguồn nước

Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) và Viện Quản lý Nước Quốc tế, ở nhiều nước trên thế giới, trong các nguồn gây ô nhiễm nước lớn nhất hiện nay là nông nghiệp. Đây là mối đe doạ nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người và hệ sinh thái, đặt ra nhiều áp lực và thách thức về việc bảo vệ môi trường sống.

Do hiện tượng thấm nước mà dư lượng các loại thuốc trừ sâu cũng như phân bón ở các vùng sản xuất nông nghiệp có thể gây ô nhiễm nước ngầm và đất. Sự có mặt của những chất này, kể cả khi có nồng độ rất nhỏ cũng gây những hậu quả nghiêm trọng.

Đặc biệt, nước ta tại các khu vực nông thôn, nhận thức người dân còn thấp, các nguồn nước sông ngòi, nước ngầm vẫn được sử dụng làm nước sinh hoạt. Các nguồn bệnh từ chăn nuôi như thuốc trừ sâu, ni-tơ trong nước ngầm, các nguyên tố kim loại và các chất gây ô nhiễm mới nổi, bao gồm kháng sinh và gien kháng kháng sinh được bài tiết bởi gia súc theo chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường trên toàn bộ quy mô canh tác.

Hình thức canh tác nông nghiệp tại một số địa phương còn lạc hậu, việc sử dụng phân động vật tươi hoặc ủ chưa đảm bảo còn phổ biến, gây nhiễm bẩn nguồn nước bởi những thành phần hữu cơ và vi sinh vật trong chất thải động vật.

Không những thế, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp còn có nuôi trồng thuỷ sản cũng là mối đe doạ đến ô nhiễm môi trường nước. Hiện nay, các khu vực nuôi trồng thủy sản chủ yếu có quy mô nhỏ lẻ, tự phát và chưa có biện pháp xử lý nước thải trong trường hợp xảy ra sự cố nhiễm độc nguồn nước, sự cố cá chết, nước thải sau khi thay thế được thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận, đặc biệt là phát tán nguồn bệnh trong khu vực.

Huỷ hoại môi trường nông thôn

Các loại chất thải nông nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều tại các vùng nông thôn trong khi khả năng đầu tư cho xử lý, giảm thiểu ô nhiễm rất hạn chế. Do vậy, người dân nông thôn đang hàng ngày, hàng giờ đối mặt với tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng.

Hiện nay, phần lớn các chất thải sinh hoạt, các loại rác thải nông nghiệp không được phân loại tại nguồn, vứt bừa bãi ra môi trường. Lượng rác thải tồn đọng tại các kênh, mương khá lớn và phổ biến, dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư, gia tăng gánh nặng bệnh tật.

Các loại chất thải còn bám lại trên bỏ bao bì, các chai lọ hoặc các gói hóa chất là chất thải rắn rất độc hại. Tuy nhiên, đa số người dân đều chưa có ý thức thu gom để xử lý rác thải nông nghiệp một cách tập trung. Thậm chí có những nơi rác thải nông nghiệp tràn ngập tại các kênh mương hoặc tại các nơi đất trống, điều này không những ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đến môi trường sống của người dân.

3. Chất thải rắn nông nghiệp là gì

Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn có tỷ lệ khá cao chất hữu cơ, chủ yếu là từ thực phẩm thải, chất thải làm vườn và phần lớn đều là chất thải hữu cơ dễ phân hủy (tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm tới 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn). Về cơ bản, lượng phát sinh CTR sinh hoạt ở nông thôn phụ thuộc vào mật độ dân cư và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Nhìn chung, khu vực đồng bằng có lượng phát sinh CTR sinh hoạt cao hơn khu vực miền núi; dân cư khu vực có mức tiêu dùng cao thì lượng rác thải sinh hoạt cũng cao hơn. Năm 2014, khu vực nông thôn ở nước ta phát sinh khoảng 31.000 tấn CTR sinh hoạt mỗi ngày.

4. Bất cập trong quản lý rác thải nông nghiệp.

Hiện nay, phần lớn các chất thải sinh hoạt, các loại rác thải nông nghiệp không được phân loại tại nguồn, vứt bừa bãi ra môi trường. Lượng rác thải tồn đọng tại các kênh, mương khá lớn và phổ biến, dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư, gia tăng gánh nặng bệnh tật. Thậm chí có những nơi rác thải nông nghiệp tràn ngập tại các kênh mương hoặc tại các nơi đất trống, điều này không những ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đến môi trường sống của người dân.

Cũng chính vì vấn đề rác thải nông nghiệp cũng như các loại rác thải khác thải ra môi trường ngày càng nhiều mà không qua xử lý, vì thế Nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức suy thái về môi trường. Nên việc bảo vệ môi trường cần được gắn chặt với trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân và mọi người dân.

Riêng đối với các khu dân cư, các loại rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp cần được thu gom để có biện pháp xử lý. Ngoài ra, hiện nay còn một số hộ gia đình còn xả các loại chất thải hầm cầu ra môi trường mà không rút hầm cầu, không có biện pháp xử lý cũng gây ra ô nhiễm môi trường. Vì thế hệ hôm nay và mai sau, vì sức khỏe và phồn vinh của loài người, trong sản xuất chúng cũng như trong sinh hoạt ta phải nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường để môi trường ngày càng trong sạch hơn.

5. Tiêu chuẩn chất lượng đất nông nghiệp

Các tiêu chuẩn chất lượng đất mà bạn có thể tham khảo:

http://khaonghiemkiemnghiemphanbon.vn/chuyen-mon/tieu-chuan–chat-luong-dat–134.html

6. Chất khử chua trong nông nghiệp

a. Thế nào là đất chua?

Là trong dung dịch đất tồn tại nhiều ion H+ và loaị muối của axít mạnh với muối của bazơ yếu như: AlCl3; FeSO4; KAl(SO4)2… thì đất có phản ứng chua (pH < 6,0)

b. Trên thị trường có bao nhiêu loại vôi khử chua dùng cho nông nghiệp?

Có 3 loại vôi chính dùng để bón khử chua cải tạo đất: bột đá vôi (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2)

c. Vôi nào sử dụng hiệu quả nhất?

Tất cả loại vôi trên đều quan trong như nhau. Xưa nay, việc bón vôi thường chỉ dùng 1 trong 3 loại vôi trên và bón 2 lần, đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Liều lượng rất lớn đến 2-3 tấn/ha và kết quả đất bị chai cứng và pH nâng cao không đáng kể.

d. Vì sao bón vôi mà làm đất bị chai và pH không nâng lên đáng kể?

Việc bón tập trung lượng vôi lớn trên bề mặt đất làm mất cân bằng vi sinh, lượng vôi phần lớn vẫn còn nằm trên mặt đất, không thấm sâu làm một số chất dinh dưỡng khác trên lớp đất mặt bị kết tủa , hữu cơ bị phân hủy mạnh và kết cấu đất bị phá hủy, đất kết chặt lại, ảnh hưởng đến độ tơi xốp của đất.

Nguyên nhân rất lớn nữa pH không tăng là: trong đất không có nhiều muối bazơ làm chất đệm.

e. Nguyên tắc định hướng bón phân xử lý chua: là bổ sung chất đệm vào dung dịch đất:

– Nếu trong dung dịch đất tồn tại nhiều loaị muối của axít mạnh như muối NaNO3; NaCl; MgCl2; KCl; CaCl2; CaSO4; MgSO4 sẽ làm cho đất có phản ứng trung tính. (pH trong khoảng từ 6,0 – 7,0).

– Nếu trong dung dịch đất tồn tại nhiều loại muối của bazơ mạnh và muối của axít yếu như: CaCO3; MgCO3; Na2CO3; NaHCO¬3; K2CO3; thì đất có phản ứng kiềm (pH > 7,5)

f. Thế chọn loại phân nào vừa nâng pH nhanh vừa ổn định pH lâu dài?

– Bón kết hợp giữa vôi nung CaO và humic (K-Humate) với liều lượng: CaO 50-200g + 5-20g humic pha với 20-80 lít nước/ gốc. Tưới thấm đều trong tán cây. Đây là giải pháp vừa tiết kiệm kinh tế mà hiệu quả lại cao hơn hẳn bón vôi truyền thống.

– Hiện tại, có hợp chất mới Zeolite-Ca + Humic (K-Humate) mang lại hiệu quả cao hơn so với CaO + Humic. Nhưng do chỉ có một công ty bán hợp chất này nên nó chưa phổ biến rộng.

– Khi tưới xong, chúng ta cần bón thêm chất đệm vào dung dịch đất: 100-500g/gốc CaCO3 + MgCO3 hoặc hổn hợp 100-500g: lân nung chảy lân nung chảy với CaCO3 – MgCO3 ( tỉ lệ 1:1) để bón. Nếu trong mùa nắng cần kết hợp thêm 15-20 kg hữu cơ để bón/gốc.

– Sau khi sử lý phân 7 ngày, chúng ta dùng máy đo pH xác định. Nếu pH tăng chưa đạt yếu cầu thì 10 ngày sau ta xử lý tiếp.

– Ngoài máy đo pH chúng ta cần mua thêm máy đo EC, với những trường hợp pH không đạt mà chỉ số Ec>=2 thì ta phải ngưng xử lý pH ngay. Nếu không sẽ ảnh hướng tới năng suất cây trồng.

– Lưu ý: Việc xử lý pH thường chỉ xử lý sau thu hoạch, trước khi ra hoa 1 tháng. Không xử lý lúc ra hoa.

 

Tag: dính hoá trưởng học phức dấu ấn liệu may mặc trả lời lâm nghĩa khái niệm trình giá đánh tâm nghệ

About admin

Công Ty Hoá Chất Hanimex - Hanimexchem.com Nhà nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất công nghiệp , dung môi công nghiệp
Địa chỉ văn phòng : Số 01 - TT29 -Khu đô thị mới Văn Phú - P. Phú La - Hà Đông - Hà Nội
  • Phòng bán hàng: Mobile / Zalo : 0966.694.823
  • Email :thanhdat@hanimexchem.com
    Website : Hanimexchem.com