Rừng phòng hộ là gì và có bao nhiêu loại hiện nay ở nước ta? Phân loại rừng phòng hộ thông qua các tiêu chí nào? Những thắc mắc này sẽ được VINA Land giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây. Từ đó giúp bạn nắm rõ hơn thông tin về loại rừng đặc biệt này.
Rừng phòng hộ là gì?
Trong khoản 3 Điều 5 Luật Lâm Nghiệp 2017 có quy định rõ rừng phòng hộ là gì. Cụ thể đây là loại rừng được sử dụng chủ yếu cho việc bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, bảo vệ nguồn nước, điều hòa khí hậu. Rừng phòng hộ còn góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng & an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Rừng phòng hộ được sử dụng cho việc bảo vệ các yếu tố của môi trường
Tại Điều 55 Luật lâm nghiệp năm 2017 kết hợp với Điều 20 Nghị định 156/2018/NĐ-CP cho phép khai thác rừng phòng hộ. Tuy nhiên cần đảm bảo tuân thủ đúng các quy định, điều kiện và phương thức cụ thể về các loại lâm sản:
- Khai thác lâm sản của rừng phòng hộ là gỗ tự nhiên.
- Khai thác lâm sản của rừng phòng hộ là rừng tự nhiên nhưng ngoài gỗ.
- Khai thác lâm sản của rừng phòng hộ là rừng trồng.
- Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên và gỗ rừng trồng.
Vấn đề đáng báo động hiện nay là tình trạng phá hoại, khai thác trái phép. Điều này xuất phát từ một số thành phần vì lợi ích cá nhân, quên đi lợi ích lâu dài của xã hội dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đó là lý do vì sao Nhà Nước áp dụng rất nhiều biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ hết sức chặt chẽ.
Có bao nhiêu loại rừng phòng hộ hiện nay ở nước ta
VINA Land vừa giải đáp khái niệm rừng phòng hộ là gì qua nội dung trên. Sau đây hãy cùng tìm về phân loại của loại rừng này. Cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Lâm Nghiệp 2017, rừng phòng hộ được chia thành các loại sau (Theo mức độ xung yếu):
Tìm hiểu các loại rừng phòng hộ (Khoản 3 Điều 5 luật lâm nghiệp 2017)
- Rừng phòng hộ đầu nguồn: Những diện tích rừng này tập trung ở thượng nguồn các dòng sông. Tác dụng của nó là điều tiết nguồn nước để cung cấp nước cho các nguồn chảy/ hồ vào mùa khô, hạn chế lũ lụt, hạn chế bồi lấp sông hồ, bảo vệ đất,… Theo nguyên tắc phát triển và sử dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng tập trung, liền vùng và nhiều tầng.
- Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường: Dải rừng hiện đang được trồng ở các khu công nghiệp, khu dân cư và các khu đô thị lớn. Nó có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái tại những khu vực đó, điều hòa khí hậu tốt và kết hợp phục vụ nghỉ dưỡng – giải trí. Việc phát triển và sử dụng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường phải đảm bảo tuân theo quy chế quản lý rừng.
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: Đây là loại rừng có chức năng phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ các vùng sản xuất, các khu đô thị và dân cư cùng nhiều công trình khác. Nó thường tập trung chủ yếu ở ven biển để chắn gió, chắn cát bay hiệu quả. Theo luật bảo vệ rừng phòng hộ cần phải xây dựng thành các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng.
- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: Dải rừng này mọc tự nhiên hoặc thường được gây trồng ở cửa các dòng sông. Nó được sử dụng với mục đích ngăn sóng, cố định bùn cát lắng đọng, bảo vệ các công trình ven biển.
Xem thêm thông tin về các loại đất ở Việt Nam
Tiêu chí phân loại rừng phòng hộ là gì?
Để biết tiêu chí phân loại rừng phòng hộ là gì, bạn hãy tham khảo khoản 1 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP. Tại đây quy định tiêu chí của từng loại rừng phòng hộ như sau:
Rừng phòng hộ đầu nguồn
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP thì rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc lưu vực sông, hồ và đáp ứng các tiêu chí:
Một số tiêu chí nhất định dùng để phân loại rừng phòng hộ đầu nguồn
- Địa hình – Địa hình đồi, núi cùng độ dốc thấp nhất từ 15 độ trở lên.
- Lượng mưa – Lượng mưa bình quân hằng năm từ 2000mm. Hoặc bình quân từ 1000mm, tuy nhiên chỉ tập trung trong khoảng 2 – 3 tháng/năm.
- Thành phần cơ giới và độ dày tầng đất – Đối với đất cát, cát pha trung bình hay mỏng sẽ có độ dày tầng đất dưới 70cm. Trường hợp đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng dưới 30cm.
Rừng phòng hộ biên giới
Tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP cũng có quy định về rừng phòng hộ biên giới. Loại rừng này nằm trong khu vực vành đai biên giới, gắn liền với các điểm trọng yếu về an ninh quốc phòng. Nó được cơ quan quản lý biên giới đề nghị thành lập.
Rừng bảo vệ nguồn nước trong cộng đồng dân cư
Xét theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư là dải rừng trực tiếp cung cấp phục vụ sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng dân cư tại chỗ. Nó gắn liền với phong tục, tập quán cũng như truyền thống của dân cư. Do vậy, khu rừng rất được cộng đồng bảo vệ và sử dụng.
Nắm rõ tiêu chí phân loại rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư
Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn ra biển
Vậy rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển đáp ứng các tiêu chí nào? Hãy cùng VINA Land theo dõi tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
- Đối với vùng bờ biển bồi tụ hay ổn định – Chiều rộng của đai rừng từ 300m – 1000m. Mức cụ thể còn tùy thuộc vào từng vùng sinh thái.
- Với vùng biển bị lở xói – Chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển tối thiểu 150m.
- Với vùng đầm phá ven biển – Chiều rộng cần đạt ít nhất 100m tại những nơi có đê. Tại các vị trí không có đê thì rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển cần đáp ứng chiều rộng tối thiểu 250m.
Rừng phòng hộ chắn gió và cát bay
Tiêu chí phân loại rừng phòng hộ, chắn cát bay được quy định trong khoản 4 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
– Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay giáp biển:
- Vùng bờ biển bị xói lở: Đai rừng cần đáp ứng chiều rộng nhỏ nhất là 300m. Bắt đầu tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào đến đất liền.
- Vùng bờ biển không bị lở xói: Chiều rộng đai rừng tối thiểu phải là 200m trở lên. Cách tính cũng bắt đầu từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất mỗi năm vào trong đất liền.
Những tiêu chí của rừng phòng hộ chắn gió và chắn cát bay chi tiết
– Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ở phía sau đai rừng:
- Chiều rộng của đai rừng tối thiểu 40m – Áp dụng cho trường hợp diện tích của vùng cát là 100 Ha trở lên. Hoặc vùng cát di động hay vùng có độ dốc từ 25 độ.
- Chiều rộng của đai rừng tối thiểu 30m – Áp dụng trong trường hợp diện tích của vùng cát dưới 100 Ha. Hoặc đáp ứng với vùng cát ổn định hay vùng cát có độ dốc dưới 25 độ trở xuống.
Thông tin về rừng phòng hộ là gì đã được cập nhật chi tiết qua bài viết trên. Có thể thấy, từng phân loại rừng phòng hộ đều có chức năng riêng. Đặc biệt đáp ứng một số tiêu chí nhất định giúp phân biệt rõ các loại rừng phòng hộ này. Nếu muốn biết thêm thông tin, bạn có thể liên hệ với VINA Land để được hỗ trợ nhé!